SKKN Sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động học cho học sinh trong dạy học bài :“ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” môn Giáo dục công lớp 7
- Mã tài liệu: BM7020 Copy
Môn: | Giáo dục công dân |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 596 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Trưng Vương |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Trưng Vương |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động học cho học sinh trong dạy học bài :“ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” môn Giáo dục công lớp 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Xác định nội dung và chuẩn bị của giáo viên khi sử dụng kỹ thuật mảnh ghép
2. Nắm chắc cách tiến hành của kỹ thuật mảnh ghép
3. Soạn giáo cho bài giảng có sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép
4. Thực hành sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép vào dạy học bài : “ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”
Mô tả sản phẩm
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong dạy học ngày nay, việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng là một trong những biện pháp góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều, phát huy tính tích cực, sáng tạo, hợp tác, giảm thời gian lí thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, gắn bó chặt chẽ giữa học lí thuyết và thực hành, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
“ Đổi mới phương pháp dạy học” để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, từng môn học là nhiệm vụ “ Sống còn” của mỗi người giáo viên.
Môn GDCD ở trường THCS có tầm quan trọng đặc biệt, môn học này góp phần hình thành thế giới quan lành mạnh ở học sinh, giúp học sinh biết phân biệt lẽ phải, trái; biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác; biết sống trung thực, khiêm tốn, dũng cảm, biết yêu thương và vị tha.
Đặc biệt, những kiến thức của môn giáo dục công dân giúp học sinh hình thành những kỹ năng sống cơ bản để vững vàng bước vào đời: ý thức tổ chức kỷ luật, có thái độ đúng đắn trong việc nhận thức và chấp hành pháp luật.
Với vị trí và vai trò quan trọng như vậy. Tuy nhiên, môn GDCD vẫn bị coi là môn học khó, khô và khổ. Nhiều giáo viên chỉ dạy qua loa, chiếu lệ; còn học sinh thì coi thường môn học. Vì vậy, đòi hỏi mỗi giáo viên dạy bộ môn phải có những phương pháp thích hợp để tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ học. Để mỗi giờ học không còn là “nỗi khổ” cho cả thầy và trò.
Xuất phát từ vai trò của bộ môn, thời gian qua bộ giáo dục và đào tạo cũng đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn. Ban hành hưỡng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kĩ năng, đưa ra một số kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy- học môn GDCD ở trường THCS….Qua việc áp dụng những kĩ thuật dạy học tích cực vào bài dạy, tôi thấy có hiệu quả, tạo được hứng thú cho học sinh trong các bài học. Vì vậy tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động học cho học sinh trong dạy học bài :“ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” môn Giáo dục công lớp 7 ở trường trung học cơ sở thị trấn Yên Cát” làm sáng kiến kinh nghiệm với hi vọng được chia sẻ những kinh nghiệm của mình với đồng nghiệp đồng thời cùng nhau vận dụng vào thực tiễn để nâng cao chất lượng môn GDCD.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Phương pháp và hình thức dạy học môn GDCD rất phong phú, đa dạng, bao gồm các phương pháp hiện đại: (thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, trò chơi, dự án, động não…)và các phương pháp truyền thống:(thuyết trình, đàm thoại, kể chuyện…). Bên cạnh những phương pháp dạy học lại có các kĩ thuật dạy học hỗ trợ. Mỗi phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học đều có mặt tích cực và hạn chế riêng, phù hợp với từng loại bài và đòi hỏi những điều kiện thực hiện riêng. Vì vậy, giáo viên không nên phủ định hoặc lạm dụng phương pháp nào. Điều quan trọng là căn cứ vào nội dung, tính chất của từng bài, căn cứ vào trình độ nhận thức của học sinh và năng lực, sở trường của giáo viên, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường mà lựa chọn và sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học một cách hợp lý.Trong dạy học môn GDCD, có thể vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực cực như kỹ thuật các mảnh ghép nhằm:
– Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
– Tăng cường hiệu quả học tập
– Tăng cường trách nhiệm cá nhân
– Yêu cầu áp dụng nhiều năng lực khác nhau
– Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 7Ao trường THCS Thị trấn Yên Cát.
Kỹ thuật “các mảnh ghép” là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài như:
Phương pháp điều tra: Điều tra quan điểm, thái độ của học sinh về môn học GDCD THCS, cách học dễ nhớ, dễ thuộc của học sinh.Trưng cầu ý kiến của học sinh về cách dạy học GDCD của bản thân.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm GD;phương pháp nghiên cứu xem xét lại những thành quả của hoạt đông thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho thực tiễn và cho khoa học. Tổng kết kinh nghiệm thường thường hướng vào nghiên cứu diễn biến và nguyên nhân của các sự kiện và nghiên cứu giải pháp thực tiễn đã áp dụng để tìm ra các giải pháp hoàn hảo nhất.
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới giáo dục nói chung và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong trường trung học nói riêng. Vấn đề này đã được đề cập nhiều lần trong các văn kiện đại hội Đảng, luật giáo dục. Đặc biệt, văn bản số 242- KL/TW ngày 15/4/2009 thông báo kết luận của Bộ chính trị về tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII) chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều, phát huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian lí thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, giáo viên; gắn bó chặt chẽ giữa học lí thuyết và thực hành, đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học, sản xuất và đời sống”.
Thực tiễn đã chứng minh, dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo là dạy học thay vì lấy “Dạy” làm trung tâm sang lấy “Học” làm trung tâm. Trong phương pháp tổ chức, người học – đối tượng của hoạt động “dạy” được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực, chủ động khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, phương pháp “làm ra” kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.
Vậy để đạt được mục tiêu, kết quả ấy người giáo viên phải làm gì và làm như thế nào? Đây không chỉ là trăn trở của giáo viên trực tiếp giảng dạy mà nội dung các chuyên đề đổi mới phương pháp do Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai đều tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá. Nhiệm vụ đặt ra với giáo viên là lựa chọn cách thức vận dụng hiệu quả sau khi đã tiếp thu nội dung các chuyên đề theo đặc trưng môn học. Với môn Giáo dục công dân-môn thiên về dạy học sinh kiến thức- kĩ năng về giao tiếp ứng xử theo chuẩn mực đạo đức và pháp luật nếu không linh hoạt trong việc lựa chọn và vận dụng phương pháp giờ dạy sẽ trở nên khô khan, nhàm chán. Vì thế nhất thiết trong một giờ dạy GDCD để tạo được hứng thú học tập cho học sinh giáo viên cần phải sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép.Qua vận dụng, tích lũy kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy tôi thấy dạy theo phươnga
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 7
- 453
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 432
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 583
- 3
- [product_views]
200.000 ₫
- 8
- 599
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 453
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 10
- 893
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 390
- 7
- [product_views]
30.000 ₫
- 4
- 639
- 8
- [product_views]
30.000 ₫
- 7
- 1163
- 9
- [product_views]
30.000 ₫
- 5
- 733
- 10
- [product_views]