SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi nhằm tạo hứng thú học tập góp phần nâng cao chất lượng đại trà môn toán của học sinh lớp 7
- Mã tài liệu: BM7153 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 881 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Bùi Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Mễ Trì |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Bùi Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Mễ Trì |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng phương pháp trò chơi nhằm tạo hứng thú học tập góp phần nâng cao chất lượng đại trà môn toán của học sinh lớp 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Cách tổ chức trò chơi học tập trong tiết Toán lớp 7
1.1. Những nguyên tắc khi sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Toán
1.2. Cách lựa chọn trò chơi
1.3 Hướng dẫn cách chơi
2. Một số trò chơi đã sử dụng trong tiết dạy học Toán 7 ở trường THCS Nga Trường
2.1. Trò chơi “Chạy tiếp sức”
2.2. Trò chơi “Sai ở đâu? Sửa thế nào?”
2.3. Trò chơi “Đoán ý đồng đội”
2.4. Trò chơi “Ai nhanh mắt hơn?”
2.5. Trò chơi “Thử tài ghi nhớ”
2.6. Trò chơi “Thi viết nhanh”
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Nội dung | Trang |
1. Mở đầu | |
1.1. Lí do chọn đề tài | |
1.2. Mục đích nghiên cứu | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu | |
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm | |
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | |
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề | |
2.3.1. Cách tổ chức trò chơi học tập trong tiết Toán lớp 7 | |
2.3.1.1. Những nguyên tắc khi sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Toán | |
2.3.1.2. Cách lựa chọn trò chơi | |
2.2.1.3 Hướng dẫn cách chơi | |
2.3.2. Một số trò chơi đã sử dụng trong tiết dạy học Toán 7 ở trường THCS Nga Trường | |
2.3.2.1. Trò chơi “Chạy tiếp sức” | |
2.3.2.2. Trò chơi “Sai ở đâu? Sửa thế nào?” | |
2.3.2.3. Trò chơi “Đoán ý đồng đội” | |
2.3.2.4. Trò chơi “Ai nhanh mắt hơn?” | |
2.3.2.5. Trò chơi “Thử tài ghi nhớ” | |
2.3.2.6. Trò chơi “Thi viết nhanh” | |
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm | |
3. Kết luận, kiến nghị | |
3.1. Kết luận | |
3.2. Kiến nghị |
1 . Mở đầu
1.1 . Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây ngành Giáo dục và Đào tạo đã và đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có đổi mới PPDH nhưng đổi mới PPDH như thế nào để vận dụng có hiệu quả, nâng cao hứng thú và khơi dậy được năng lực học tập của tất cả các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém? Câu hỏi này cần được mọi giáo viên đặt ra cho mình và cách giải quyết.
Toán học là môn học quan trọng trong các bộ môn văn hóa, là một môn học đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường. Những kiến thức, kĩ năng và phương pháp làm việc. Toán học giúp học sinh phát triển năng lực tư duy như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khát quát hóa…Rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp của người lao động mang tính cẩn thận, chính xác, kỷ luật, phê phán và sáng tạo…Qua đó góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.
Thực tế hiện nay cho thấy hứng thú học môn Toán của học sinh ở nhiều trường THCS nhìn chung vẫn còn hạn chế, không ít em “sợ” toán, coi việc học toán là một công việc nặng nhọc, căng thẳng… dẫn đến kết quả học tập thấp kém. Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên thì có nhiều nhưng tựu chung lại là môn Toán chưa thực sự hấp dẫn các em đặc biệt là đối với các em học yếu kém.
Muốn cải thiện tình trạng trên người thầy phải không ngừng sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học để có thể tạo ra các giờ học Toán hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Tôi thiết nghĩ “Tổ chức trò chơi học tập” là sự lựa chọn thông minh để thu hút học sinh và đạt mục tiêu bài dạy. Nó là chiếc cầu nối đắc lực, hữu hiệu và tự nhiên giữa thầy và trò. Thông qua trò chơi, mục tiêu bài học được truyền tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng nhưng đầy sâu sắc, dễ hiểu. Nhận thức được điều đó, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Toán tại trường THCS Nga Trường Nga Sơn Thanh Hóa, trong những năm học gần đây, tôi đã mạnh dạn đưa trò chơi học tập vào trong giờ dạy môn Toán, điều đó đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Toán của các khối lớp mà tôi mà trực tiếp giảng dạy.
Năm nay tôi tiếp tục nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm “Sử dụng phương pháp trò chơi nhằm tạo hứng thú học tập góp phần nâng cao chất lượng đại trà môn toán của học sinh lớp 7A trường THCS Nga Trường – Nga Sơn”. Nhằm tích cực đổi mới phương pháp giúp đỡ học sinh đặc biệt là học sinh yếu kém có hứng thú học tập hoàn thành chương trình cấp học, hạn chế tình trạng bỏ học góp phần giữ vững tỉ lệ phổ cập THCS.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất nội dung biện pháp tổ chức trò chơi vào dạy học môn toán 7, góp phần đổi mới phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học tích cực, nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh yếu kém vào dạy và học môn toán 7 ở trường THCS Nga Trường Huyện Nga Sơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
– Hoạt động dạy, học môn toán 7 của Trường THCS Nga Trường, Huyện Nga Sơn.
– Học sinh lớp 7 A khối 7 Trường THCS Nga Trường.
– Các tiết dạy theo thời khóa biểu chính khóa, học thêm và học phụ đạo.
– Các nội dung liên quan đến vấn đề: “Học mà chơi , chơi mà học”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Nghiên cứu các lí luận cơ bản về phương pháp dạy học; về vấn đề tạo hứng thú và tăng tính tích cực cho học sinh yếu kém trong việc học tập bộ môn Toán.
– Quan sát và điều tra khảo sát quá trình học tập môn Toán lớp của học sinh lớp 7A; đặc biệt chú trọng đến đối tượng các em học sinh yếu kém.
– Phương pháp thực nghiệm: Được sử dụng trong quá trình áp dụng đề tài đối với lớp 7A.
– Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong quá trình so sánh đối chiếu kết quả bài kiểm tra trước và sau khi áp dụng phương pháp sử dụng trò chơi.
– Phương pháp phân tích – tổng hợp: Được sử dụng trong quá trình khảo sát, phân tích kết quả thực nghiệm và tổng hợp kết quả thực nghiệm.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến
– Căn cứ vào định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán trong giai đoạn hiện nay, đã được xác định là “ Phương pháp dạy học Toán trong nhà trường các cấp phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học; hình thành và phát triển năng lực tự học, trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy”- ( chương trình giáo dục phổ thông môn Toán của Bộ GD & ĐT ban hành theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT).
-Theo phương hướng đổi mới phương pháp dạy học này, giáo viên phải là người tổ chức, điều khiển; phát huy tính tích cực chủ động trong lĩnh hội tri thức Toán học của học sinh; còn học sinh là chủ thể nhận thức, đòi hỏi phải có hứng thú trong học tập, từ đó mới tích cực tự học, tự rèn luyện và có được các năng lực cần thiết trong học tập cũng như trong lao động sản xuất.
– Do đặc điểm tâm sinh lí ở lứa tuổi học sinh lớp 7 cũng có những khác biệt: học sinh dễ bị phân tán, mất tập chung chú ý; những kiến thức thoáng qua, không hấp dẫn lôi cuốn các em sẽ mau quên; vốn kiến thức và hiểu biết còn ít; khả năng diễn đạt còn hạn chế; nhất là với những học sinh yếu, nhận thức chậm các em dễ tự ti, không dám mạnh dạn phát biểu ý kiến của mình do sợ sai.v.v…Còn khi có hứng thú học tập các em sẽ tập trung chú ý vào đối tượng nhận thức, nhờ đó quan sát của các em trở nên nhạy bén và chính xác, chú ý trở nên bền vững, việc ghi nhớ dễ dàng và sâu hơn, quá trình tư duy sẽ tích cực hơn, óc tưởng tượng sẽ phong phú hơn. Các em sẽ tự giác, sáng tạo, say sưa trong quá trình tìm đến với tri thức, và sự vận dụng những điều lĩnh hội được vào giải các bài tập một cách linh hoạt, sáng tạo hơn. Nhờ đó mà kết quả học tập của các em sẽ ngày càng nâng cao, năng lực từng bước được hình thành, phát triển một cách tích cực.
– Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho người học tìm hiểu một vấn đề, thực hiện một nhiệm vụ học tập hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi học tập nào đó. Trò chơi học tập là hoạt động được diễn ra theo trình tự hoạt động của một trò chơi. Trò chơi học tập có những đặc điểm sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]