SKKN Sự phát triển văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII – Nửa đầu thế kỉ XIX
- Mã tài liệu: BM7032 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 911 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Trần Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Minh Tiến |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Trần Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Minh Tiến |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sự phát triển văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII – Nửa đầu thế kỉ XIX” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tìm hiểu nguyên tắc và các bước xây dựng nội dung tích hợp liên môn
1.1. Tìm hiểu nguyên tắc xây dựng nội dung tích hợp liên môn
1.2. Tìm hiểu các bước xây dựng nội dung tích hợp liên môn
2. Tổ chức thực hiện – Dạy thử nghiệm
Mô tả sản phẩm
A/ MỞ ĐẦU
I . Lý do chọn đề tài
Mục tiêu của giáo dục phổ thông hiện nay là giúp học sinh phát triển toàn diện. Vì vậy các em không những được trang bị đầy đủ về mặt kiến thức mà còn được rèn luyện kỹ năng mới, phát triển nhiều năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc
sống, nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế- xã hội thời kỳ hội nhập… Tuy nhiên giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay cho thấy đặc điểm cơ bản là định hướng nội dung, chú trọng truyền thụ kiến thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học. Do vậy người dạy ít chú trọng việc trang bị cho học sinh hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau, chưa chú trọng đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn.
Trong các văn bản, nghị quyết của đại hội Đảng cũng đã đề cập đến nội dung giáo dục toàn diện của giáo dục phổ thông sau năm……….. Đặc biệt mới nhất là trong Nghị quyết 29/NQ-TW với mục tiêu thay đổi “phương pháp dạy học từ truyền thụ kiến thức sang tổ chức hướng dẫn định hướng phát triển năng lực nhận thức học sinh”. Theo đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục thì dạy học tích hợp liên môn là xu hướng tất yếu và có tính khả thi.
Dạy học tích hợp liên môn là hình thức dạy học tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống, vận dụng giải quyết nhiều tình huống xảy ra trong thực tiễn.
Từ thực tế đó, là một giáo viên một giáo viên dạy môn Lịch sử tôi nhận thấy rằng: Lịch sử có một vị trí ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ , học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta, xác định nhiệm vụ hiện tại, có thái độ đúng với quy luật của tương lai.
Tuy nhiên hiện tại có những nhận thức sai lệch về vị trí chức năng của bộ môn trong đời sống xã hội, dẫn đến sự giảm sút chất lượng bộ môn trên nhiều mặt. Tình trạng học sinh không biết đến những sự kiện lịch sử cơ bản phổ thông, nhớ sai, nhớ nhầm lẫn kiến thức lịch sử , thông hiểu lịch sử nước ngoài hơn lịch sử dân tộc, chán không thích học môn lịch sử là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều nhà trường hiện nay
Đứng trước thực trạng đó, là một giáo viên dạy bộ môn lịch sử đã nhiều năm tôi luôn trăn trở với một câu hỏi là làm thế nào để tạo cho các em học sinh sự yêu thích đối với môn học? Bản thân tôi đã vận dụng nhiều hình thức đổi mới dạy học để tạo ra một sự đổi mới trong một giờ học lịch sử đồng thời nhằm tạo ra sự yêu thích môn học của các em . Một trong những hình thức tôi đã thực hiện thành công và có hiệu quả trong những năm học vừa qua là tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử. Tôi nhận thấy rằng vận dụng kiến thức liên môn trong giờ học lịch sử không những giúp các em nắm vững kiến thức môn lịch sử, kiến thức các môn học có liên quan , biết cách giải quyết được những vấn đề của thực tiễn mà quan trọng hơn là các em có thái độ yêu thích môn học lịch sử hơn trước. Tôi xin được giới thiệu một bài học cụ thể đã vận dụng hình thức dạy học này để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.
Vận dụng hình thức dạy học liên môn qua tiết 61- bài 68 : “ Sự phát triển văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX”, góp phần nâng cao chất lượng môn học lịch sử đối với học sinh lớp 7 ở trường THCS Nga Thủy.
- Mục đích nghiên cứu.
– Xác định tầm quan trọng của việc vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy môn lịch sử 7 , góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
– Giúp các em nắm vững kiến thức môn lịch sử
– Giáo dục thái độ yêu thích môn học cũng như giải quyết các vấn đề bằng kiến thức của các môn học có liên quan
III. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu cách thức, biện pháp vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy môn lịch sử 7 qua tiết 61- bài 68 : : “ Sự phát triển văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX”, góp phần nâng cao chất lượng môn học lịch sử đối với học sinh lớp 7 ở trường THCS Nga Thủy.
- Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp quan sát thái độ học tập của học sinh và dự giờ lịch sử của đồng nghiệp.
– Trắc nghiệm tâm lí về hứng thú học tập lịch sử của học sinh (qua phiếu trắc nghiệm).
– Trắc nghiệm về hiệu quả học tập lịch sử qua hai nhóm lớp: nhóm lớp chưa dạy tiết học liên môn và nhóm lớp đã được học tiết học liên môn – Lớp thực nghiệm (qua kết quả của bài kiểm tra ). Thực hiện đánh giá phân tích, rút ra bài học kinh nghiệm sau khi đã tiến hành dạy thực nghiệm.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
- Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Dạy học tích hợp liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Dạy học tích hợp liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung, khái niệm, tư tưởng chung, những chủ đề giao thoa giữa các môn học với nhau, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau làm cho nội dung học trong chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn và học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
Tại diễn đàn giáo dục ngày 02/11/2013.Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: “Dạy học tích hợp liên môn sẽ mang lại nhiều lợi ích như giúp học sinh áp dụng được nhiều kỹ năng, nền tảng kiến thức tích hợp giúp việc tìm kiếm thông tin nhanh hơn, khuyến khích việc học sâu và rộng, thúc đẩy thái độ học tập tích cực đối với học sinh”
Để khuyến khích giáo viên, học sinh sáng tạo, thực hiện dạy và học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học, tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu và thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết, thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống. Từ năm học 2013-2014, Bộ GD& ĐT đã tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học và Cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học.
Với những căn cứ nêu trên cho thấy dạy học tích hợp liên môn là một trong những hình thức dạy học tích cực, thiết thực, đem lại hiệu quả cao cho người học và người dạy.
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học ở trường phổ thông nói chung , trong dạy học lịch sử nói riêng. Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh những tri thức về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Vì vậy kiến thức lịch sử không chỉ liên quan đến tri thức về khoa học xã hội mà cả về khoa học tự nhiên, do dó việc vận dụng hình thức dạy học liên môn trong dạy học lịch sử là rất cần thiết và quan trọng.
- Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
1.Thực trạng.
- . Về phía giáo viên
– Bản thân tôi là một giáo viên được đào tạo chính quy tại trường đại học sư phạm môn lịch sử, lại có kinh nghiệm lâu năm trong giảng dạy( 16 năm) , đã được tiếp cận với nhiều chuyên đề đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử, luôn có ý thức học hỏi bạn bè đồng nghiệp (dự giờ đồng nghiệp dạy các môn học khác, đọc tài liệu các môn học để có thể vận dụng kiến thức liên môn vào bài học lịch sử) để nâng cao hiệu quả môn học .
– Bản thân giáo viên giảng dạy chưa được tham gia các lớp học về dạy kiến thức liên môn cho nên việc vận dụng kiến thức thức liên môn vào trong giảng dạy đang còn lúng túng.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 4
- 188
- 2
- [product_views]
- 7
- 103
- 3
- [product_views]
- 0
- 135
- 4
- [product_views]
- 2
- 127
- 5
- [product_views]
- 3
- 139
- 6
- [product_views]
- 3
- 191
- 7
- [product_views]
- 8
- 189
- 8
- [product_views]
- 4
- 129
- 9
- [product_views]
- 8
- 187
- 10
- [product_views]