SKKN Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn giáo dục công dân lớp 7
- Mã tài liệu: BM7022 Copy
Môn: | Giáo dục công dân |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 722 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Trần Thị Mỹ Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Huy Tập |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Trần Thị Mỹ Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Huy Tập |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn giáo dục công dân lớp 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Biện pháp đưa thực tiễn, tư liệu cuộc sống vào bài giảng, làm cho bài giảng phong phú, sinh động, học sinh dễ hiểu và có ấn tượng sâu về bài học
2. Biện pháp nêu gương
3. Biện pháp đóng tiểu phẩm – sắm vai
4. Biện pháp cho học sinh kể chuyện liên quan đến bài học
5. Biện pháp viết báo tường, hát các bài có chủ đề về đạo đức, pháp luật, người tốt – việc tốt liên quan đến bài học
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Môn Giáo dục công dân (GDCD) ở trường Trung học cơ sở ( THCS) nhằm giáo dục cho học sinh các chuẩn mực của xã hội đối với người công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi; trên cơ sở đó góp phần hình thành những nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. Học xong chương trình môn GDCD ở THCS, học sinh hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống; Hiểu ý nghĩa của các chuẩn mực đối với sự phát triển cá nhân và xã hội, sự cần thiết phải rèn luyện và cách thức rèn luyện để đạt được các chuẩn mực đó; Biết đánh giá hành vi của bản thân và mọi người xung quanh, biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, văn hóa xã hội trong giao tiếp và hoạt động (học tập, lao động, hoạt động tập thể, vui chơi giải trí…);Biết tự tổ chức việc học tập và rèn luyện bản thân theo yêu cầu của các chuẩn mực đã học; Có thái độ đúng đắn,rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện đạo đức, pháp luật, văn hóa trong đời sống hàng ngày, có tình cảm trong sáng ,lành mạnh đối với mọi người,đối với gia đình, quê hương đất nước; Có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp; Có trách nhiệm đối với hành động của bản thân, có nhu cầu tự điều chỉnh, tự hoàn thiện để trở thành một chủ thể xã hội tích cực, năng động.
Mặc dù vậy, nhiều giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ vị trí, tầm quan trọng của bộ môn này trong đào tạo nhân cách , rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh .Ngoài ra, phần lớn giáo viên đảm nhiệm dạy môn Giáo dục công dân chưa chính ban thường giáo viên Văn dạy Giáo dục công dân, Môn Sử với Giáo dục công dân hoặc chủ nhiệm kiêm dạy thêm môn Giáo dục công dân…Vì vậy, giáo viên dạy bộ môn này chưa có sự đầu tư trong bài dạy. Nội dung bài dạy đơn điệu, sơ sài ; chưa có nhiều suy nghĩ, đầu tư để tìm ra những phương pháp giảng dạy hiệu quả,ít sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại và đồ dùng dạy học…. chủ yếu là cung cấp kiến thức trong sách giáo khoa dễ nhàm chán cho người học. Nhà trường và địa phương chưa có điều kiện tổ chức cho học sinh các hoạt động ngoại khóa.
Nhưng hiện nay, môn Giáo dục công dân ở trường Trung học cơ sở đã được coi là môn học quan trọng, giáo viên giảng dạy bộ môn này được đi tập huấn, được thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Đặc biệt hàng năm Phòng Giáo dục có thanh tra giáo viên bộ môn này. Qua những đợt thi giáo viên dạy giỏi và thanh tra Sư phạm, giáo viên được học hỏi và cọ sát rất nhiều song như vậy vẫn chưa đủ mà giáo viên cần phải tìm tòi, sáng tạo phương pháp dạy học mới, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại để phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo đồng thời gợi niềm say mê, hào hứng của học sinh đối với bộ môn này.Mà hiện tại chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học môn GDCD lớp7 ở trường THCS Quảng Long”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
– Nâng cao chất lượng của việc dạy học môn Giáo dục công dân lớp 7.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
– Học sinh lớp 7 trường THCS Quảng Long năm học …………; ………….
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
– Phương pháp sử dụng hình ảnh trực quan sinh động.
– Phương pháp xử lý tính huống kết hợp với tiểu phẩm.
– Phương pháp đúc kết từ những trải nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy.
– Phương pháp phân tích tổng hợp.
– Phương pháp dạy học tích cực (lồng ghép kỹ thuật khăn phủ bàn, kỹ thuật mảnh ghép…); sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại ( máy chiếu)
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Môn Giáo dục công dân ở trường THCS có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh. Đặc điểm của nó là bao quát các kiến thức về đạo đức và pháp luật…Các kiến thức của nó không quá phức tạp,đòi hỏi tư duy cao. Nó cung cấp những tri thức cơ bản về quan hệ xử sự trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…), quan hệ ứng xử với hàng xóm, quan hệ cộng đồng xã hội. Đồng thời môn học này còn cung cấp những hiểu biết về các quy tắc, quy định của pháp luật như quyền lao động, quyền công dân… Đặc điểm chương trình là kết cấu đồng tâm với các lớp của các cấp học cao hơn.
Như vậy, môn Giáo dục công dân có vị trí quan trọng, nó kết hợp với các môn học khác và có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Song môn học này giáo dục với tính chất cụ thể nhất. Nội dung các bài học đã trực tiếp xây dựng trên nền tảng tư tưởng, tình cảm đạo đức, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với gia đình, học đường và cộng đồng xã hội. Vì thế giáo viên dạy bộ môn này cần phải thấy rõ và đánh giá đúng được vị trí, tầm quan trọng của môn học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Đối với trường THCS Quảng Long chúng tôi có những mặt thuận lợi đó là đội ngũ giáo viên rất nhiệt tình, chu đáo trong việc rèn luyện ý thức đạo đức cho học sinh mặc dù dạy trái ban .Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ động viên; khuyến khích giáo viên cập nhật thông tin mới có ích phục vụ cho bộ mình phụ trách; Cử giáo viên đi học chuyên đề về hướng dẫn cụ thể cho giáo viên không trực tiếp học chuyên đề; Mua sắm đầy đủ trang thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu, máy tính, đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo…phục vụ tốt cho việc dạy học.
Nhưng bên cạnh đó có không ít những khó khăn mà trường gặp phải đó là chưa có giáo viên có chuyên môn về bộ môn GDCD phải dạy trái ban ( giáo viên Văn dạy GDCD) , dẫn đến giáo viên còn thiếu sự sáng tạo, giải pháp tối ưu, phương pháp truyền thụ kiến thức cho học sinh, sự đầu tư cho giờ dạy còn hạn chế dẫn đến giờ học khô khan, không đọng lại trong tâm trí học sinh hình ảnh ,ấn tượng nào, nên những nội dung bài dạy còn chưa sâu, chưa kĩ, còn nhiều hạn chế trong việc sáng tạo hứng thú cho học sinh. Hơn nữa thời gian dành cho bộ môn này còn ít (1 tuần / 1 tiết ) học sinh cho rằng đây là môn phụ nên ít quan tâm.Nhiều học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa hoặc li hôn phải ở với ông bà đã già yếu thường ham chơi, lười học.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học là vấn đề mà bất kì giáo viên nào khi lên lớp cũng đều mong muốn mình có thể làm tốt, song thực tế không phải ai cũng thành công. Bằng chứng cho thấy, có những giáo viên khi lên lớp, học sinh rất thích học, nhưng cũng có những giáo viên khi lên lớp học sinh không có hứng thú với giờ học, môn học, gây ra mất trật tự. Theo tôi để tạo hứng thú trong giờ học Giáo dục công dân, giáo viên phải nắm vững các bước sau:
* Giáo viên phải hiểu được yêu cầu và nội dung của công tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức cho học sinh( Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa trước khi dạy).
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 109
- 1
- [product_views]
- 6
- 199
- 2
- [product_views]
- 5
- 126
- 3
- [product_views]
- 6
- 132
- 4
- [product_views]
- 5
- 149
- 5
- [product_views]
- 0
- 144
- 6
- [product_views]
- 2
- 179
- 7
- [product_views]
- 7
- 191
- 8
- [product_views]
- 2
- 127
- 9
- [product_views]
- 5
- 169
- 10
- [product_views]