SKKN Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua khai thác một bài toán Hình học 7
- Mã tài liệu: BM7123 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 836 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Tiến |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Tiến |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua khai thác một bài toán Hình học 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Hướng dẫn học sinh giải bài toán mở đầu
2. Khai thác và phát triển bài toán mở đầu
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Trang | |
1. MỞ ĐẦU | |
1.1. Lí do chọn đề tài | |
1.2. Mục đích nghiên cứu | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu | |
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | |
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề | |
2.3.1. Hướng dẫn học sinh giải bài toán mở đầu | |
2.3.2. Khai thác và phát triển bài toán mở đầu | |
a) Bài toán “Đầu cá” | |
a.1. Ứng dụng của bài toán “Đầu cá” | |
a.2. Bài toán đảo của Bài toán “Đầu cá” và ứng dụng | |
b) Bài toán “Thân cá” | |
b.1. Ứng dụng của bài toán “Thân cá” | |
b.2. Bài toán đảo của bài toán “Thân cá” và ứng dụng | |
c) Bài toán “Đuôi cá” | |
c.1. Ứng dụng của bài toán “Đuôi cá” | |
d) Bài toán “Con cá” | |
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường | |
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
3.1. Kết luận | |
3.2. Kiến nghị | |
TÀI LIỆU THAM KHẢO |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển năng lực tự học nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh, đây là định hướng chung về phương pháp dạy học hiện nay.
Để phát triển khả năng tư duy, vận dụng kiến thức đã biết để giải các bài toán khác cho học sinh thì giáo viên cần phải học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm từ việc giảng dạy của mình và có phương pháp hợp lý để truyền thụ kiến thức và phát huy tính sáng tạo cho học sinh.
Thực tiễn dạy học hiện nay cho thấy rất rõ tình trạng học sinh học yếu môn toán, nhất là môn hình học ở trường còn khá phổ biến, học sinh đạt đến độ say mê để trở thành kĩ năng trong giải toán hình học còn hạn chế. Vì vậy, quá trình giảng dạy để đạt được kết quả tốt cần tạo ra hứng thú học tập và rèn kỹ năng cho học sinh có tầm quan trọng đặc biệt.
Như chúng ta đã biết, sách giáo khoa Toán THCS rất quan tâm tới yếu tố vui học, gắn bài học với thực tế, nhằm tạo ra sự gần gũi thân thiết , gây hứng thú học tập, từ đó giúp học sinh đạt kết quả học tập cao nhất. Việc tạo được niềm say mê, hứng thú trong học tập bằng cách này hay cách khác chắc chắn sẽ đem lại kết quả học tập tốt hơn nhiều cho mỗi học sinh. Là những giáo viên giảng dạy môn Toán THCS, chúng ta có thể tự tạo ra hứng thú học tập cho học sinh từ những nhận xét, phát hiện nho nhỏ trong quá trình dạy học toán. Bài toán “Con cá” trong đề tài “ Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua khai thác một bài toán Hình học 7” cũng nhằm mục đích như vậy.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trong quá trình giảng dạy tôi thấy học sinh khi giải một bài toán thường không thực hiện đầy đủ các bước trên dẫn đến lời giải sai hoặc chưa chính xác, có nhiều học sinh đã bỏ qua bước 4, mà bước kiểm tra và nghiên cứu lời giải lại vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với học sinh khá giỏi khi giải những bài tập nâng cao. Nghiên cứu lời giải ở đây không chỉ để hiểu lời giải một cách sâu sắc hay phát hiện thêm cách giải mới mà còn nhằm khai thác bài toán để tìm ra những bài toán khác có liên quan hoặc các bài toán tương tự. Năng lực này rất quan trọng trong cách dạy học tích cực hiện nay, bởi vì: Khi các em khai thác bài toán thì các em là người chủ động, sáng tạo trong các tình huống mới; việc khai thác bài toán thành công sẽ mang lại cho các em hứng thú học toán, niềm say mê trong học tập; quá trình giải các bài toán mới giúp các em hệ thống lại kiến thức, bổ sung nguồn kiến thức thức mới phong phú, rèn các kĩ năng giải toán; sau khi khai thác một bài toán thì chắc chắn bài toán đó sẽ để lại ấn tượng rất sâu sắc trong các em.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
“Đường thẳng song song – Đường thẳng vuông góc” là một đơn vị kiến thức cơ bản của phần Hình học thuộc chương trình Toán lớp 7, bên cạnh học sinh nắm được kiến thức mà còn phải biết vận dụng nó để làm các dạng bài tập khác, đó là nội dung mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này tôi viết dưới dạng chuyên đề, trong đó hướng dẫn học sinh giải và tìm tòi, phát triển bài toán đã biết rồi tìm lời giải cho bài toán mới.
Trong quá trình viết đề tài tôi đã áp dụng hai phương pháp nghiên cứu là:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
– Giáo viên nghiên cứu và hướng dẫn học sính giải một bài toán:
Bài 13 – Sách Bài tập Toán 7, tập 1 – trang 99 (ta gọi đó là Bài toán mở đầu)
– Từ việc giải bài tập 13 (trang 99, sách bài tập Toán 7 tập I), giáo viên hướng dẫn học sinh phát triển và chứng minh các bài tập tổng quát là: Bài toán “Đầu cá”, Bài toán “Thân cá” và bài toán “Đuôi cá”. Từ đó hình thành bài toán “Con cá”
– Các kĩ năng, kiến thức học sinh sử dụng khi học về “Đường thẳng song song – Đường thẳng vuông góc” là:
- Về kiến thức:
+ Thế nào là hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc
+ Các góc tạo bởi một dường thẳng cắt hai đường thẳng
+ Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song
+ Tiên đề Ơc – lit
+ Ba tính chất từ vuông góc đến song song
- Về kĩ năng:
+ Kĩ năng vẽ hai đường thẳng song song hoặc vuông góc
+ Kĩ năng phân tích và suy luận
+ Kĩ năng tổng hợp, đánh giá và phán đoán kết quả
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Kết quả khảo sát thực trạng
Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 7 ở những năm về trước tôi thấy khả năng tư duy và sự vận dụng kiến thức về “Đường thẳng song song –
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]