SKKN Thực trạng và giải pháp về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung tâm GDTX
- Mã tài liệu: MT0213 Copy
Môn: | Đoàn Đội |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 484 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 57 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trung tâm GDTX số 2 Nghệ an |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 57 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trung tâm GDTX số 2 Nghệ an |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Thực trạng và giải pháp về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung tâm GDTX”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Xây dựng trong nhà trường một môi trường thật tốt để giáo dục đạo đức cho học sinh
2.2. Nâng cao vai trò, vị trí và chất lượng giảng dạy bộ môn GDCD ở trung tâm GDTX
2.3. Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với công cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa – giáo dục.
Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến đại đa số thanh niên và học sinh như: có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và hoài bão, lập thân, lập nghiệp; những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy theo thành tích. Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ thông qua các phương tiện như phim ảnh, games, mạng Internet… làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh, nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này.
Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TW2 khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh… tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”.
Luật giáo dục 2005 đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân.
Trong nhà trường phổ thông nói chung và trung tâm GDTX số 2 Nghệ An nói riêng, số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động. Một số giáo viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến việc dạy tri thức khoa học, xem nhẹ môn GDCD, thờ ơ không chú ý đến việc giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để góp phần vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, và qua thực tiễn công tác quản lý và giảng dạy học sinh ở trung tâm GDTX, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra biện pháp về công tác giáo giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người cán bộ GD. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung tâm GDTX”.
Đánh giá được thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trung tâm GDTX, thông qua đó đề ra biện pháp giáo đạo dức học sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội.
Nhìn nhận lại thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh của trung tâm GDTX trong năm học.
Đưa ra một số biện pháp về việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trong Trung tâm GDTX số 2 Nghệ An trong giai đoạn hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Làm rõ những vấn đề lý luận về đạo đức cách mạng và giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh.
– Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh trong Trung tâm GDTX hiện nay.
– Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi khảo sát
4.1. Đối tượng khảo sát
Đối tượng nghiên cứu là học sinh Trung tâm GDTX.
4.2. Phạm vi nghiên cứu khảo sát
Đề tài đặt trọng tâm ở thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên trong Trung tâm GDTX giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: phương pháp hệ thống có cấu trúc; phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê.
Thông tin thu thập để nghiên cứu được tìm từ các nguồn tài liệu sau:
Luận cứ khoa học, định lý, qui luật, định luật, khái niệm,…có thể thu thập được từ sách giáo khoa, tài liệu chuyên nghành, sách chuyên khảo…
Mục đích nghiên cứu tài liệu là tìm hiểu lịch sử nghiên cứu. Nội dung phân tích bao gồm: phân tích nguồn, tác giả, nội dung và tổng hợp tài liệu.
6. Những đóng góp mới của đề tài
Đây là đề tài nghiên cứu việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trên một địa bàn cụ thể với những đặc điểm, tình hình riêng. Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là sự đóng góp vào việc chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm GDTX và Đoàn thanh niên trong quá trình hội nhập hiện nay, đồng thời là cơ sở khoa học giúp cho việc tham mưu với cấp ủy Đảng, nhà trường làm tốt công tác thanh niên trong tình hình mới.
Trên cơ sở nghiên cứu đạt được, có thể mở rộng việc nghiên cứu nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức trên địa bàn thị xã, để có được những giải pháp có tính chất hệ thống chung cho Trường học và cả tổ chức Đoàn trong thời gian tới.
- NỘI DUNG
- Các khái niệm cơ bản
- Đạo đức là gì?
Đạo đức là một từ Hán-Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một yếu tố trong tính cách và giá trị của mỗi con người. Là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã hội. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn và người có đạo đức rất biết quan tâm người khác.
Đạo đức là hệ thống quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự nguyện điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội.
Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề tốt-xấu, hơn nữa xem như là đúng-sai, được sử dụng trong 3 phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc còn được gọi giá trị đạo đức; nó gắn với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này.
Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
Đạo đức là một hiện tượng lịch sử và xét cho cùng, là sự phản ánh của các quan hệ xã hội. Có đạo đức của xã hội nguyên thủy, đạo đức của chế độ chủ nô, đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản, đạo đức cộng sản. Lợi ích của giai cấp thống trị là duy trì và củng cố những quan hệ xã hội đang có; trái lại, giai cấp bị bóc lột tuỳ theo nhận thức về tính bất công của những quan hệ ấy mà đứng lên đấu tranh chống lại và đề ra quan niệm đạo đức riêng của mình. Trong xã hội có giai cấp, đạo đức có tính giai cấp. Đồng thời, đạo đức cũng có tính kế thừa nhất định. Các hình thái kinh tế – xã hội thay thế nhau, nhưng xã hội vẫn giữ lại những điều kiện sinh hoạt, những hình thức cộng đồng chung. Tính kế thừa của đạo đức phản ánh “những luật lệ đơn giản và cơ bản của bất kì cộng đồng người nào” (Lênin). Đó là những yêu cầu đạo đức liên quan đến những hình thức liên hệ đơn giản nhất giữa người với người. Mọi thời đại đều lên án cái ác, tính tàn bạo, tham lam, hèn nhát, phản bội… và biểu dương cái thiện, sự dũng cảm, chính trực, độ lượng, khiêm tốn… “không ai nghi ngờ được rằng nói chung đã có một sự tiến bộ về mặt đạo đức cũng như về tất cả các ngành tri thức khác của nhân loại” (Enghen). Quan hệ giữa người với người ngày càng mang tính nhân đạo cao hơn. Ngay trong xã hội nguyên thủy đã có những hình thức đơn giản của sự tương trợ và không còn tục ăn thịt người. Với sự xuất hiện của liên minh bộ lạc và nhà nước, tục báo thù của thị tộc dần dần mất đi. Xã hội chủ nô coi việc giết nô lệ là việc riêng của chủ nô, đến xã hội phong kiến, việc giết nông nô bị lên án. Đạo đức phong kiến bóp nghẹt cá nhân dưới uy quyền của tôn giáo và quý tộc; đạo đức tư sản giải phóng cá nhân, coi trọng nhân cách. “Nhưng chúng ta vẫn chưa vượt được khuôn khổ của đạo đức giai cấp. Một nền đạo đức thực sự có tính nhân đạo, đặt lên trên sự đối lập giai cấp và mọi hồi ức về sự đối lập ấy chỉ có thể có được khi nào xã hội đã tới một trình độ mà trong thực tiễn của đời sống, người ta không những thắng được mà còn quên đi sự đối lập giai cấp”. Đó là trình độ của xã hội tương lai, xã hội cộng sản chủ nghĩa
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]