SKKN Tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh lớp 2 trong giờ kể chuyện
- Mã tài liệu: BM2040 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 2 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1075 |
Lượt tải: | 21 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Khắc Nhu |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Khắc Nhu |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh lớp 2 trong giờ kể chuyện” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Sử dụng phong phú đồ dùng, phương tiện dạy học trong giờ kể chuyện
2.3.2. Tổ chức phong phú, linh hoạt các hình thức dạy học để tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh lớp 2 trong giờ Kể chuyện
2.3.3. Một số biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện cho giáo viên và học sinh
2.3.4. Làm tăng khả năng kể chuyện thông qua các hoạt động bổ trợ
Mô tả sản phẩm
1.MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục tiểu học hiện nay là: hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm trí tuệ, thể chất và kĩ năng cơ bản để tiếp tục học tiếp trung học cơ sở. Vậy muốn thực hiện được mục tiêu đó, nhất thiết chúng ta phải dạy đủ các môn học như đã quy định.Trong đó, Tiếng Việt là một môn học rất quan trọng trong bậc học, nó được coi là công cụ để học tốt các môn học khác.Tiếng Việt gồm nhiều phân môn mà Kể chuyện là một bộ phận của nó. Các phân môn ấy có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung kiến thức cho nhau, học tốt phân môn này sẽ góp phần học tốt các phân môn khác.
Với Kể chuyện, khi nói đến vị trí, vai trò của nó, trước hết phải nói nó là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Nó bồi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy, ngôn ngữ, rèn kĩ năng nghe, nói, kể và khả năng giao tiếp cho trẻ. Thông qua giờ Kể chuyện, từ những câu chuyện thuộc chủ đề thể loại trong kho tàng văn học Việt Nam và thế giới, các em sẽ được cung cấp thêm những kiến thức văn học, cuộc sống, được rèn luyện khả năng ghi nhớ, óc tưởng tượng, khả năng tư duy, lô gíc chính xác, khả năng chú ý, khả năng thông hiểu ngôn ngữ, tăng vốn từ, rèn kỹ năng nói và kể chuyện trước đám đông một cách tự nhiên, thành thạo, sáng tạo với phong cách kể của mình. Vì vậy, các em đón nhận những câu chuyện kể một cách tự tin, với niềm say mê. Qua giờ Kể chuyện, các em không chỉ nhận thức thế giới bằng trí tuệ mà cả trái tim luôn luôn mơ ước khát khao vươn tới cái đẹp của cuộc sống.
Thể theo phương pháp tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh, sách giáo khoa Tiếng Việt 2 không trình bày kiến thức như những kết quả có sẵn, mà xây dựng hệ thống câu hỏi, tranh vẽ để hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức, phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, óc tư duy, sáng tạo của học sinh. Đó là tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh khi dạy phân môn Kể chuyện nói riêng cũng như môn Tiếng Việt nói chung. Từ việc hình thành, rèn luyện kĩ năng nghe, phát triển các năng lực ngôn ngữ, năng lực diễn đạt, sáng tạo trong lời kể, đến bồi dưỡng kiến thức, giáo dục tư tưởng tình cảm cho các em… năng lực tư duy, mở rộng tâm hồn, rèn luyện thói quen nghiêm túc, xây dựng thói quen hứng thú đọc sách, chú ý quan sát tranh, chú ý nghe bạn kể và nhớ được nội dung câu chuyện kể sao cho sinh động, hấp dẫn, đạt kết quả cao trong giờ kể chuyện quả thật không đơn giản. Nó đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, cải tiến phương pháp sao cho có nhiều hình thức phù hợp, lôi cuốn học sinh say mê hứng thú học tập, không buồn tẻ, nhàm chán…
Vậy lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp từ đó tạo ra hứng thú học tập, kích thích học sinh tự giác, say mê học tập, bản thân mỗi giáo viên phải luôn tích cực hoá các hoạt động học tập của các em để phù hợp với nội dung chương trình sách giáo khoa mới. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài:“ Tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh lớp 2 trong giờ Kể chuyện”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tìm hiểu về thực trạng dạy và học phân môn Kể chuyện lớp 2 ở trường tiểu học.Từ đó, tôi đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đối với việc dạy và học phân môn Kể chuyện ở lớp 2.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Trong đề tài này, tôi nghiên cứu về các hình thức tổ chức; các phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh trong giờ kể chuyện lớp 2; một số biện pháp để rèn kĩ năng cho giáo viên và cho học sinh. Đó là:
Về hình thức dạy học: Kể chuyện theo tranh; kể chuyện theo dàn ý cho sẵn; kể phân vai, diễn lại một đoạn hoặc cả câu chuyện và hướng dẫn học sinh tóm tắt toàn bộ câu chuyện bằng vài câu văn ngắn gọn.
Về phương pháp dạy học: Sử dụng tranh minh họa; sử dụng câu hỏi gợi ý; hướng dẫn học sinh phân vai.
Về các biện pháp để rèn kĩ năng cho giáo viên và học sinh: rèn kĩ năng kể chuyện, kĩ năng điều khiển của giáo viên; rèn kĩ năng nghe và kể chuyện cho học sinh.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện được sáng kiến này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết, thu thập thông tin.
– Phương pháp điều tra thực tế, thu thập thông tin.
– Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Nghe kể chuyện chính là nhu cầu của học sinh, qua đó góp phần hình thành nhân cách, đem lại cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh cho tâm hồn các em. Chính vì vậy, Kể chuyện là phân môn có sức hấp dẫn đặc biệt với các em. Nó còn rèn cho các em kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua đó góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kể chuyện có sức mạnh riêng trong giáo dục trẻ. Sức mạnh này bắt nguồn từ sức mạnh của công cụ mà phân môn Kể chuyện sử dụng, đó là tác phẩm văn học nghệ thuật mà giáo viên dùng để kể chuyện. Những câu chuyện văn học có tác dụng lớn đến tâm hồn, cảm xúc của trẻ thơ, giúp các em trở thành những con người có tâm hồn cao thượng, có lòng nhân hậu … Nhiều người không bao giờ quên những kỉ niệm về các buổi tối nghe kể chuyện. Nhà thơ Nga vĩ đại- Puskin từng tâm sự: “Buổi tối, tôi nghe kể chuyện cổ tích và lấy việc đó bù đắp những thiếu sót trong sự giáo dục đáng nguyền rủa của mình. Mỗi truyện cổ tích ấy mới đẹp đẽ làm sao, mỗi truyện là một bài ca.”
Giờ kể chuyện góp phần tích luỹ vốn văn học, mở rộng vốn sống cho trẻ. Nó còn góp phần mở rộng tầm hiểu biết, khêu gợi trí tưởng tượng cho học sinh. Cùng với lý tưởng, óc tưởng tượng là bệ phóng cho những hoài bão, ước mơ cao đẹp khi các em bước vào cuộc sống, bệ phóng cho sự sáng tạo. Qua từng câu chuyện kể, thế giới muôn màu sắc mở rộng trước các em, các em có thể hiểu được phong tục tập quán của nhiều dân tộc. Các em hiểu thêm về cảnh sắc thiên nhiên, hiểu về con người với những cuộc sống giàu nghèo, trang phục, nhà ở, cách ứng xử của con người trong cuộc sống với hàng ngàn tình huống khác nhau… Như vậy, vấn đề tích cực hoá các hoạt động của học sinh trong giờ kể chuyện làm cho học sinh hiểu biết về xã hội, loài người xưa và nay góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.
Mục đích của giờ kể chuyện chủ yếu là rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh qua việc kể các câu chuyện đã được đọc, được nghe và sự kết hợp sáng tạo với giọng điệu, cảm xúc riêng của từng em. Việc rèn kỹ năng cho học sinh ở giờ kể chuyện được tiến hành ngay tại lớp. Các em được hướng dẫn cách ghi nhớ nội dung, cách kể lại, cách diễn đạt ngôn ngữ kết hợp với việc sử dụng giọng điệu, nét mặt ngay tại lớp. Trong giờ kể chuyện có nhiều kĩ năng được hình thành như: kĩ năng ghi nhớ, kĩ năng phân tích, kĩ năng nói trước đông người, nói cho rõ ràng, rành mạch, có ngữ điệu, biết lựa chọn từ và dùng từ thích hợp, nói bình tĩnh trước mọi người bằng ngôn ngữ của riêng mình.
Giờ kể chuyện không chỉ dừng lại ở chỗ học sinh có kĩ năng nói tốt trong phạm vi một câu chuyện, một lớp học mà các em phải biết vận dụng vào giao tiếp hàng ngày với bạn bè, với mọi người xung quanh. Điều đáng chú ý là nói có nghệ thuật, hấp dẫn người nghe, như vậy học sinh đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo của mình trong các hoạt động của giờ kể chuyện. Thông qua giờ kể chuyện theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh, ngôn ngữ nói được rèn luyện, hướng tới phong cách nghệ thuật.
2.2. THỰC TRẠNG DẠY- HỌC PH N MÔN KỂ CHUYỆN Ở LỚP 2
Thực trạng hiện nay, một số giáo viên còn cho rằng: Kể chuyện chỉ là môn phụ nên đã lấy tiết kể chuyện dạy bù cho các tiết học khác. Còn câu chuyện, giáo viên nghĩ rằng học sinh đã qua tiết Tập đọc là đủ nên thường dạy sơ qua hoặc giao nhiệm vụ kể chuyện về nhà. Có giáo viên dạy chưa phát huy hết tính tích cực các hoạt động của học sinh, chưa gây được niềm đam mê kể chuyện của học sinh, nhiều em còn sợ kể chuyện vì không dám kể chuyện trước lớp …Thực trạng này có nhiều nguyên nhân: chủ quan và khách quan. Đó là trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức, hướng dẫn còn hời hợt, trang bị thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học còn hạn chế, nhiều học sinh còn nhút nhát dẫn đến chất lượng giờ học còn thấp.
Qua quá trình trực tiếp giảng dạy và dự giờ thăm lớp của một số giáo viên dạy phân môn Kể chuyện ở lớp 2 trong trường, tôi nhận thấy:
Với giáo viên: Nhìn chung, giáo viên đã áp dụng phần nào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá các hoạt động học tập của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức, rèn kĩ năng, đã khơi dậy ở học sinh sự tìm tòi, khám phá, sáng tạo theo cách của trẻ thơ, học sinh sôi nổi trong giờ kể chuyện. Bên cạnh những ưu điểm đó, tôi còn thấy những nhược điểm cần khắc phục: một số giáo viên chưa có sự đầu tư cho tiết dạy(việc sử dụng tranh ảnh còn ít và chưa nhịp nhàng), khả năng kể chuyện hấp dẫn còn hạn chế, chưa biết gợi mở cho học sinh khi các em chưa nhớ được nội dung.
Với học sinh, rất ít em có năng khiếu kể chuyện, chủ yếu các em mới kể đúng nội dung câu chuyện, phần kể sáng tạo còn hạn chế, một số em đối thoại còn chưa đạt thậm chí còn bí từ… kể chưa kết hợp với điệu bộ, giọng điệu diễn tả nội tâm nhân vật và vẫn còn hiện tượng nói lắp, nói ngọng, hay để thời gian kể chuyện ngắt quãng.
Tôi đã tiến hành khảo sát kết quả kể chuyện của các em qua câu chuyện: Bạn của Nai Nhỏ ( tuần 3 )
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm – lớp 2B( Năm học ……….)
Tổng số học sinh
Kể chuyện hay, hấp dẫn( mức độ bình thường)
Kể đúng nội dung truyện
Kể còn ngắc ngứ, chưa nhớ đủ nội dung truyện
37em
3em
12 em
22em
* Qua việc kết quả khảo sát, tôi nhận thấy:
– Ưu điểm: Học sinh được rèn các kĩ năng kể chuyện, khơi dậy ở học sinh sự tìm tòi, khám phá, sáng tạo theo cách của trẻ thơ.
– Nhược điểm: Các em mới kể đúng câu chuyện, phần kể sáng tạo còn hạn chế. Một số em còn nhút nhát không dám nói trước đông người, diễn đạt còn hạn chế, nhiều em diễn đạt còn chưa đạt thậm chí còn bí từ, kể chưa kết hợp được điệu bộ, giọng điệu diễn tả nội tâm nhân vật, khi kể chuyện học sinh chưa thoát ly được sách giáo khoa …
2.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3.1. Sử dụng phong phú đồ dùng, phương tiện dạy học trong giờ kể chuyện
Thiết bị đồ dùng dạy học là những phương tiện vật chất giúp cho giáo viên và học sinh tổ chức hợp lý, có hiệu quả quá trình giáo dục. Đối với phân môn kể chuyện, khi mà vốn từ và khả năng diễn đạt của học sinh còn hạn chế, thì thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học là một trong các yếu tố quan trọng. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, thiết bị đồ dùng giúp giáo viên và học sinh huy động mọi năng lực nhận thức, tiếp cận nhận thức, nâng cao khả năng tự học, rèn luyện kỹ năng học tập và thực hành.
Thiết bị đồ dùng tưởng như là vô tri, vô giác. Nhưng dưới sự điều kiển của giáo viên, thiết bị đồ dùng dạy học thể hiện khả năng sư phạm của nó như: Làm tăng tốc độ truyền thông tin, tạo sự lôi cuốn hấp dẫn làm cho giờ học thêm sinh động.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 8
- 198
- 2
- [product_views]
- 4
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 141
- 4
- [product_views]
- 4
- 166
- 5
- [product_views]
- 8
- 180
- 6
- [product_views]
- 7
- 166
- 7
- [product_views]
- 3
- 164
- 8
- [product_views]
- 2
- 184
- 9
- [product_views]
- 8
- 121
- 10
- [product_views]