SKKN Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 7 trong tiết ôn tập Đại số Chương III -Thống kê
- Mã tài liệu: BM7164 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 696 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Trần Thị Bảo Yến |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Trưng Nhị |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Trần Thị Bảo Yến |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Trưng Nhị |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 7 trong tiết ôn tập Đại số Chương III -Thống kê” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Thiết kế giáo án vận dụng kiến thức liên môn
Giải pháp 2: Tổ chức giờ dạy trên lớp
Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các bài tập và các tình huống trong thực tế
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, sau khi Quốc hội thông qua đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “Tích hợp, liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Theo đó việc giảng dạy bộ môn Toán bậc THCS cũng đang dần đáp ứng được tinh thần Nghị quyết 29 nêu trên.
Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống,các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Quá trình dạy học tích cực chủ yếu là định hướng cho học sinh tự tìm hiểu, tự học, tự tìm tòi phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Việc đổi mới quan điểm như vậy tôi nghĩ đó là tất yếu nếu không muốn nền giáo dục của chúng ta tụt hậu so với xu thế chung của giáo dục thế giới mà theo định hướng của UNESCO gồm 4 trụ cột đó là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”
Do vậy, người làm công tác giảng dạy không thể không tìm cách tự thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp với yêu cầu mới, mục tiêu dạy học mới.Vì vậy việc dạy học theo quan điểm tích hợp là một việc làm rất cần thiết trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Chương trình toán rất rộng và đa dạng, các em được lĩnh hội nhiều kiến thức.Trong đó toán thống kê một phần rất quan trọng vì có nhiều ứng dụng thực tế.Học sinh học tốt chương này sẽ là cơ sở trong việc hình thành kỹ thuật hay nghệ thuật của việc rút ra thông tin từ dữ liệu quan sát, nhằm giải quyết các bài toán từ thực tế cuộc sống. Việc rút ra thông tin đó có thể là kiểm định một giả thiết khoa học, ước lượng một đại lượng chưa biết hay dự đoán một sự kiện trong tương lai. Chính vì thế, việc giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức của các môn khoa học khác để giải được dạng toán này là một nhiệm vụ rất cần thiết đối với giáo viên, và đó là một trong những vấn đề đáng được đặt lên hàng đầu trong công tác giảng dạy.Vì những lí do đó nên trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi mạnh dạn chọn đề tài “Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 7 trong tiết ôn tập Đại số Chương III -Thống kê”
- Mục đích nghiên cứu
Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn
mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Vỉ vậy, tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm mục đích là:
– Giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học đó
– Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn.
– Hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học tích hợp.
– Giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh, góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
– Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học.
– Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa. Bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống.
– Dạy cho học sinh sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể.
– Trong quá trình học tập, học sinh có thể lần lượt học những môn học khác nhau, những phần khác nhau trong mỗi môn học nhưng học sinh phải biết đặt các khái niệm đã học trong những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức đã học khi phải đương đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp.
- Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống hoá các kiến thức cơ bản trong chương III- Thống kê – thuộc phân môn Đại số lớp 7, tích hợp các kiến thức về các bộ môn: Sinh học- Ngữ văn- Giáo dục công dân- Âm nhạc- Mĩ thuật để lồng ghép, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua nội dung bài toán. Qua đó, giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, hệ thống kiến thức trong chương, thu thập thông tin, phân tích thông tin, làm bài tập thực hành, liên hệ thực tế. Giúp các em học sinh khối 7 trường THCS Phú Lộc có hứng thú và lòng say mê học tập bộ môn Toán.
- Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài, tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
– Phương pháp khảo sát thực tế
– Phương pháp quan sát
– Phương pháp phỏng vấn
– Phương pháp phân tích tổng hợp
– Phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp liên môn yêu cầu giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh tìm hiểu, chiếm lĩnh những tri thức kĩ năng đặc thù của từng phân môn, từng bài học cụ thể. Đồng thời phải biết khai thác những yếu tố chung, những yếu tố có mối liên hệ giữa các phân môn, các bài học khác cùng loại. Từ đó giúp hình thành hệ thống tri thức, kĩ năng cơ bản cho học sinh.
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn.
Theo phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Xuân Thành gửi tới VietNam.net ngày 25/5/2015 thì: “Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông…
Còn dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác.”
Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.
Sự khác nhau giữa chủ đề “đơn môn” và chủ đề “liên môn”?
“Chủ đề đơn môn đề cập đến kiến thức thuộc về một môn học nào đó còn chủ đề liên môn đề cập đến kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học.Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thì không có gì khác biệt. Đối với
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]