SKKN Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy bài Bài 13-: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Lịch sử 6
- Mã tài liệu: BM6051 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 834 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thạch Đồng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thạch Đồng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy bài Bài 13-: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Lịch sử 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.2.1. Nghiên cứu nội dung bài học để xác định nội dung cần tích hợp.
3.2.2. Xác định kiến thức các môn học dùng để tích hợp trong bài học.
3.2.3. Chuẩn bị.
3.2.4 Phương pháp tích hợp kiến thức liên môn.
3.2.5. Cách thức tiến hành tích hợp kiến thức liên môn trong nôi dung các hoạt động dạy học: Bài 13 “Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang”.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài:
Môn lịch sử ở trường THCS giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, tình đoàn kết quốc tế. Đồng thời, học lịch sử còn bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống cho các em… Trong những năm gần đây, nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng đang thu hút sự quan tâm không chỉ của những người làm công tác dạy học mà ngay cả các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương. Thực tế đã cho thấy, việc đổi mới PPDH lịch sử ở các trường THCS là hết sức cần thiết tạo nên những chuyển biến quan trọng về chất lượng bộ môn. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho ra đời đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, trong đó việc thực hiện tích hợp, liên môn được Bộ quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Thực hiện chủ trương của Đảng và chỉ đạo của Bộ Giáo dục, trong thời gian qua, dạy học theo hướng tích hợp liên môn được đưa vào thực tế giảng dạy trong các nhà trường nhằm thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học đã được giáo viên hưởng hứng.
Thực tế cho thấy, dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong trường THCS ở các môn học nói chung, môn Lịch sử nói riêng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nguyên nhân cơ bản đó là giáo viên chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này nên hiểu về dạy học tích hợp kiến thức liên môn còn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả. Hơn nữa, học sinh rất ngại học sử vì các em cho đây là môn phụ nên không cần chú trọng…Vì thế, việc đổi mới PPDH trong đó có phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử đang gặp nhiều khó khăn.
Là giáo viên có tâm huyết với nghề, nhiều năm trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử ở trường THCS Vạn Thắng, bản thân tôi cũng như bao đồng nghiệp khác luôn trăn trở, tìm tòi, trao đổi cùng đồng nghiệp, tiếp cận công nghệ thồng tin, thử nghiệm và đúc rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy môn Lịch sử . Mỗi bài, hiệu quả của phương pháp dạy học tích hợp khác nhau, tùy thuộc vào nội dung bài học và sự khéo léo trong cách vận dụng của giáo viên.Từ thực tế đó, tôi đã chọn giải pháp: ” Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy bài Bài 13-: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Lịch sử 6″ để nhằm trao đổi với đồng nghiệp về vận dụng phương pháp trên để giải quyết một số vấn đề lịch sử cụ thể.
- Mục đích nghiên cứu:
Dạy học theo hướng tích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phát hiện, sử dụng kiến thức vào tình huống cụ thể, biết vận dụng kiến thức đã học của các bộ môn để áp dụng vào quá trình tìm hiểu nội dung bài học và liên hệ với thực tiễn trong cuộc sống. Qua đó, khơi dậy lòng yêu thích của học sinh với bộ môn lịch sử, nâng cao chất lượng học tập của học sinh, giúp học sinh có phương pháp học tập tốt phù hợp với yêu cầu hiện nay.
Thông qua đề tài, giáo viên có thể đưa ra một số giải pháp nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong khi học lịch sử.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a, Đối tượng: Trong phạm vi sáng kiến này, tôi chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm dạy học tích hợp kiến thức liên môn dạy Lịch sử 6: Bài 13: “Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang”..
Học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: khối 6, trường THCS Vạn Thắng- Nông Cống – Thanh Hóa.
- Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp sưu tầm sử liệu.
– Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát.
– Phương pháp dạy thử nghiệm trên lớp.
- NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận.
Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật và tồn tại trong quá khứ. Chúng ta không thể phán đoán, suy luận hay tưởng tượng để nhận thức lịch sử mà phải thông qua những “dấu tích” của quá khứ, những chứng cứ và sự tồn tại của các sự việc đã diễn ra. Cho nên “Dạy lịch sử cũng như bất cứ dạy cái gì đòi hỏi người thầy phải khêu gợi cái thông minh chứ không phải bắt buộc các trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép rồi trả lại”- nhà giáo dục học Đa-ri – Liên Xô cũ. Để “ khêu gợi cái thông minh” và đáp ứng mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn và đặc trưng bộ môn lịch sử đề cập đến nhiều vấn đề của xã hội nên khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học lịch sử cũng cần phải tăng cường theo hướng tích hợp kiến thức liên môn.
Dạy học tích hợp kiến thức liên môn là một phương pháp dạy học tích cực hiện nay. Là giải pháp hiệu quả để thực hiện đề án “đổi mới căn bản toàn diện giáo dục” của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chiến lược “ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam” theo tinh thần Nghị Quyết 29-NQ/TƯ của Trung ương Đảng .
Tích hợp liên môn là phối hợp sự đóng góp của nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết một tình huống.
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan hai hay nhiều môn học. “Tích hợp” là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn “ liên môn” là đề cập đến nội dung dạy học.
Dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong bộ môn lịch sử là hình thức dạy học vận dụng các kiến thức Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Âm nhạc, Toán học… để khai thác làm rõ cho một nội dung, kiến thức lịch sử nào đó.
Dạy học tích hợp kiến thức liện môn có ưu điểm lớn làm cho nội dung bài học lịch sử vốn trừu tượng, khô khan, khó hiểu trở nên cụ thể hơn, sinh động, hấp dẫn hơn qua các hình ảnh, âm thanh, câu chuyện kể, thơ ca… tạo ra động cơ, hứng thú học tập của học sinh; khuyến khích các em tích cực tham gia các hoạt động học tập, phát triển được năng lực tư duy, khả năng vận dụng các kiến thức tổng hợp hợp để giải quyết các vấn đề thực tiễn, ít phải nhớ kiến thức một cách máy móc. Các em hiểu bài nhanh hơn, sâu hơn, không những thế còn củng cố kiến thức của các môn học liên quan. Từ đó, làm cho các em yêu thích bộ môn lịch sử hơn.
Dạy học tích hợp kiến thức liên môn sẽ tránh được tình trạng “đọc – chép”, giúp cho giáo viên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay.
Với học sinh lớp 6, mới bước đầu tiếp cận bộ môn khoa học lịch sử các em được tìm hiểu về: phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy và cổ đại và phần lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến đầu thế kỉ X. Đây là những kiến thức lịch sử khái quát, trừu tượng, khó và rất xa với thực tiễn hiện nay nên các em tiếp thu còn rất khó khăn. Song với ưu điểm nổi bật của của phương pháp dạy học tích hợp kiến thức liên môn như vậy, nên tôi đã tích cực tìm hiểu nghiên cứu, ứng dụng vào thực tế giảng dạy môn lịch sử 6 rất hiệu quả. Đúng như lời nói của nhà giáo dục học W. B. Yeats “Giáo dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng niềm tin”.
- Thực trạng vấn đề
Môn lịch sử là môn có vai trò quan trọng, qua đó học sinh có thể hiểu biết về lịch sử dân tộc và thế giới, từ đó hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Tuy nhiên, thực trạng của việc dạy học lịch sử trong nhà trường hiện còn một số tồn tại sau:
* Chương trình : thiết kế nặng, không liên thông giữa các môn học, cấp học, dẫn đến sự trùng lặp một số kiến thức giữa các cấp học.
* Sách giáo khoa :
– Biên soạn theo hướng nặng về cung cấp kiến thức để thi cử, ít chú trọng vấn đề bồi dưỡng năng lực cho học sinh.
– Thể hiện dưới hình thức một môn khoa học, nên một số kiến thức hàn lâm không thực sự cần thiết cho thực tế vẫn được đưa vào.
– Nội dung nhiều bài rất khô khan về kiến thức, thiên về nhiều sự kiện lịch sử, chiến tranh cách mạng, ít đề cập về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, chưa xen kẽ với văn học, khoa học…
* Giáo viên:
– Coi nặng việc truyền thụ kiến thức có trong SGK (lối dạy nhồi nhét kiến thức
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 4
- 188
- 2
- [product_views]
- 7
- 103
- 3
- [product_views]
- 0
- 135
- 4
- [product_views]
- 2
- 127
- 5
- [product_views]
- 3
- 139
- 6
- [product_views]
- 3
- 191
- 7
- [product_views]
- 8
- 189
- 8
- [product_views]
- 4
- 129
- 9
- [product_views]
- 8
- 187
- 10
- [product_views]