SKKN Tích hợp liên môn trong dạy học bài “gương cầu lõm” – Vật lí 7
- Mã tài liệu: BM7177 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 928 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Minh Đức |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Minh Đức |
Năm viết: | 2019-2020 |
Để giảng dạy đạt hiệu quả trước hết giáo viên phải nắm chắc chắn chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài “Gương cầu lõm”, kết hợp tìm tư liệu có liên quan (tranh, ảnh, thí nghiệm mô phỏng, đoạn phim…) đến kiến thức cần tích hợp của bài học qua báo đài, internet…. Xác định được mục tiêu khi lồng ghép các kiến thức đó, những đơn vị kiến thức đó phải dễ hiểu, và sự vật hiện tượng mà giáo viên giới thiệu phải nằm trong tầm hiểu biết của học sinh, tránh trường hợp nó trở thành kiến thức trừu tượng, khó hình dung, rất dễ gây sự nhàm chán cho học sinh. Bằng phương pháp giảng dạy đưa những kiến thức tích hợp đơn giản, cụ thể gắn liền với cuộc sống, với địa phương, kết hợp nhắc nhở của giáo viên sẽ là một trong những yếu tố góp phần cho sự thành công cho tiết dạy có tích hợp liên môn.
Thường xuyên trao đổi chuyên môn ở trong tổ nhóm và các bộ môn “liên quan” để xác định: mục tiêu dạy học, mục đích và mức độ tích hợp liên môn, phương tiện dạy học, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học.
Xây dựng quy trình và tổ chức các hoạt động dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh, nội dung và mức độ dạy học tích hợp liên môn đảm bảo thực hiện
được mục tiêu dạy học, được thể hiện cụ thể ở các hoạt động của học sinh, hoạt động của giáo viên và thời gian tổ chức cho từng hoạt động (Thiết kế giáo án).
Tổ chức dạy học tích hợp liên môn và rút kinh nghiệm.
Mô tả sản phẩm
TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC BÀI “GƯƠNG CẦU LÕM” VẬT LÍ 7
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Vận dụng hợp lí quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển các năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc và là quan điểm hiện đại trong giáo dục. Đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay việc hiểu đúng và vận dụng phù hợp quá trình tích hợp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong nhà trường phổ thông.
Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học, như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông…
Trong số các môn học ở trường THCS thì môn Vật lí là một trong những môn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên và về môi trường xung quanh. Là những giáo viên dạy bộ môn vật lí, chúng tôi luôn trăn trở về vấn đề làm thế nào vừa dạy học sinh nắm bắt những kiến thức cơ bản của bộ môn, vừa lồng ghép những đơn vị kiến thức về các môn khác cho học sinh.
Trên cơ sở tìm tòi những tư liệu về bảo vệ môi trường, thu thập thông tin qua báo đài và internet, đặt biệt là nắm bắt về phương pháp dạy học tích hợp nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 – NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp liên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên. Chúng tôi quyết định viết sáng kiến “Tích hợp liên môn trong dạy học bài “GƯƠNG CẦU LÕM” – Vật lí 7” để chia sẻ với các đồng nghiệp tham khảo.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lí luận
Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. Như vậy thông qua dạy học tích hợp liên môn thì những kiến thức, kỹ năng học được ở môn này có thể sử dụng như những công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác. Chẳng hạn sử dụng Toán học như những công cụ đắc lực để giải các bài tập Vật lí, hay Tin học được sử dụng như một công cụ để mô phỏng các thí nghiệm ảo…
- Mục tiêu của dạy học tích hợp liên môn:
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn: Hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng.
- Giúp học sinh phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn: Do dự tính được những điều cần thiết cho học sinh.
- Quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể: Giúp học sinh hòa nhập vào thực tiễn cuộc sống.
- Giúp học sinh xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học.
- Đặc điểm của dạy học tích hợp liên môn:
- Lấy học sinh làm trung tâm.
- Định hướng, phân hóa năng lực học sinh.
- Dạy và học các năng lực thực tiễn.
Dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh trở thành người học tích cực, người công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống.
- Thực trạng
- Thuận lợi
Dạy học tích hợp liên môn trong dạy học Vật lí là người học có thể sử dụng kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học khác nhau để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình học tập bộ môn. Quan điểm dạy học này hiện nay cần được áp dụng ở nhiều cấp học. Thực hiện dạy học tích hợp liên môn sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc hình thành và phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Vật lí là môn khoa học ứng dụng, thực nghiệm; là môn khoa học của các hiện tượng tự nhiên, kiến thức của môn Vật lí gắn liền với các yếu tố tự nhiên, xã hội… Trong dạy học môn Vật lí có thể tích hợp giáo dục với nội dung như: giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn năng lượng hiện có ngày càng cạn kiệt, giáo dục kỹ năng sống… đặc biệt là những vấn đề mang tính thời sự như: sự biến đổi khí hậu toàn cầu, sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên, hậu quả
của nó với việc giải quyết các vấn đề phúc lợi xã hội, vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏe…
Trong chương trình môn Vật lí ở trường THCS, học sinh có thể sử dụng kiến thức ở nhiều môn học “liên quan” để giải quyết một số vấn đề như: tích hợp kiến thức môn Toán để hình thành kỹ năng tính toán, xử lý số liệu; môn Lịch sử giúp học sinh hiểu biết về các nhà Vật lí lỗi lạc, quá trình phát triển công nghệ kĩ thuật; môn Địa lí để hiểu các vấn đề về địa hình, khí hậu giúp học sinh dễ dàng biết được điều kiện thích hợp để thực hiện các dự án mang tính thực tế; môn Văn học để đọc
- hiểu văn bản một cách chính xác và viết cho đúng ngữ pháp; môn Tin học để mô hình hóa các quá trình biến đổi Vật lí, các thí nghiệm; môn Giáo dục công dân giúp các em rèn luyện tính trung thực, ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên…
- Khó khăn
-
- Từ phía giáo viên: Giáo viên hiện nay chủ yếu được đào tạo theo chương trình sư phạm đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lý luận dạy học tích hợp liên môn một cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện thì phần lớn là do giáo viên tự mày mò, tự tìm hiểu nên không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn.
- Từ phía học sinh: Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy có thể do nhiều lí do khác nhau mà phần lớn các em học vẫn theo xu hướng học thụ động; các em không tích cực, không chủ động cho việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác kiến thức môn học trong các giờ học; các em vẫn đang theo xu hướng học lệch nên không tích cực hợp tác cho việc chuẩn bị các giờ học tích hợp liên môn hoặc không thể sử dụng kiến thức của các môn “liên quan” như một công cụ để khai thác kiến thức mới ở môn Vật lí.
- Biện pháp thực hiện
Để giảng dạy đạt hiệu quả trước hết giáo viên phải nắm chắc chắn chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài “Gương cầu lõm”, kết hợp tìm tư liệu có liên quan (tranh, ảnh, thí nghiệm mô phỏng, đoạn phim…) đến kiến thức cần tích hợp của bài học qua báo đài, internet…. Xác định được mục tiêu khi lồng ghép các kiến thức đó, những đơn vị kiến thức đó phải dễ hiểu, và sự vật hiện tượng mà giáo viên giới thiệu phải nằm trong tầm hiểu biết của học sinh, tránh trường hợp nó trở thành kiến thức trừu tượng, khó hình dung, rất dễ gây sự nhàm chán cho học sinh. Bằng phương pháp giảng dạy đưa những kiến thức tích hợp đơn giản, cụ thể gắn liền với cuộc sống, với địa phương, kết hợp nhắc nhở của giáo viên sẽ là một trong những yếu tố góp phần cho sự thành công cho tiết dạy có tích hợp liên môn.
Thường xuyên trao đổi chuyên môn ở trong tổ nhóm và các bộ môn “liên quan” để xác định: mục tiêu dạy học, mục đích và mức độ tích hợp liên môn, phương tiện dạy học, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học.
Xây dựng quy trình và tổ chức các hoạt động dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh, nội dung và mức độ dạy học tích hợp liên môn đ
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]