SKKN Tích hợp liên môn trong dạy học phần ngoại khóa – GDCD 6
- Mã tài liệu: BM6039 Copy
Môn: | Giáo dục công dân |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 923 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phúc Thịnh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phúc Thịnh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tích hợp liên môn trong dạy học phần ngoại khóa – GDCD 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Xác định đúng mục đích, yêu cầu của tiết học ngoại khóa
2.3.2. Lựa chọn nội dung, hình thức thực hiện tiết ngoại khóa
2.3.3. Xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn
2.3.4. Xác định cách thức và mức độ tích hợp liên môn có hiệu quả trong tiết dạy: Tích hợp liên môn khi giới thiệu bài mới, khi khai thác đơn vị kiến thức mới
2.3.5. Thiết kế tiến trình dạy học các hoạt động của học sinh
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong giáo dục hiện đại, tích hợp là một phương pháp nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình hoạt động riêng rẽ các môn học, phần học khác nhau theo những mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể đáp ứng sự phát triển kinh tế – xã hội.
Nằm trong lộ trình đòi hỏi đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần “Nghị quyết 29 – NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, sau khi Quốc hội thông qua “Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ giáo dục tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợpliên môn” là một trong những vấn đề cần ưu tiên.Trong nhà trường phổ thông, GDCD là một môn học có mối quan hệ với các môn học khác (Lịch sử, Địa lí, Ngữ văn, Âm nhạc, Mĩ thuật….) có vai trò cung cấp kiến thức khoa học cơ bản cho học sinh đồng thời giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời để thực hiện mục tiêu giáo dục xã hội đang dặt ra những yêu cầu cấp thiết phải giải quyết .Đối với môn GDCD: không chỉ cung cấp những kiến thức về bộ môn mà còn hình thành nhân cách con người, trang bị cho học sinh những kĩ năng sống để giải quyết những tình huống trong thực tiễn. Cho nên, vận dụng “tích hợp liên môn” trong học GDCD sẽ giúp cho giáo viên và học sinh chủ động trong quá trình dạy và học đem lại hiệu quả tích cực nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Mặt khác còn tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức – tăng cường khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức vào thực tế của học sinh.[1]
Tuy nhiên, hiện nay “tích hợp liên môn” trong day học nói chung và trong chương trình GDCD nói riêng chưa được giáo viên nhận thức đúng đắn và sử dụng nhiều trong giờ dạy học. Đồng thời cũng chưa có tài liệu nào hướng dẫn chi tiết, cụ thể về mặt phương pháp và cách tổ chức dạy học liên môn. Đặc biệt là các tiết học ngoại khóa của bộ môn GDCD.
Vì thế, từ thực tiễn giảng dạy, qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Tích hợp liên môn trong dạy học phần ngoại khóa – GDCD 6 ở trường THCS Nga Thạch”.
1.2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:
Xuất phát từ thực tế việc dạy – học GDCD ở THCS, tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
Cùng đồng nghiệp nhìn nhận, đánh giá đúng, tích cực, và hiểu được ý nghĩa của dạy học tích hợp liên môn cũng như tích hợp chủ đề trong dạy học GDCD nói chung và dạy phần ngoại khóa nói riêng.
Giáo viên giúp học sinh có ý thức tích cực, chủ động, sáng tạo trong khả năng tổng hợp kiến thức của các môn học một cách có hệ thống để giải quyết các tình huống đặt ra trong thực tiễn ở địa phương. Đồng thời rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo và bồi dưỡng lòng yêu quê hương, tự hào với quê hương của mình cho học sinh. Từ đó các em mong muốn được ra sức học tập xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu của tôi là: vận dụng dạy học tích hợp liên môn khi dạy phần ngoại khóa trong chương trình GDCD 6 và ứng dụng thực nghiệm cho các tiết dạy cụ thể trong chương trình ngoại khóa GDCD 6.
Đồng thời đối tượng học sinh đều được thể nghiệm trong 2 năm hoc: 3 lớp 6A, 6B, 6C (……….) tại Trường THCS Nga Bạch và lớp 6 (……….) ở trường THCS Nga Thạch.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc nghiên cứu tổng hợp lí thuyết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn chỉ đạo phương pháp dạy học “tích hợp liên môn” làm cơ sở lí luận, mục tiêu đề tài, đề xuất biện pháp thực hiện.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn, thu nhập thông tin: khảo sát thực trạng trước và sau khi áp dụng cách thức “tích hợp liên môn” trong dạy học và rút ra nguyên nhân hạn chế, hiệu quả trước và sau khi áp dụng phương pháp.
Thu thập thông tin: lắng nghe ý kiến đồng nghiệp, ý kiến của HS, phổ biến trong sinh hoạt chuyên môn, lắng nghe phản hồi hoàn thiện bài viết.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: thu thập kết quả, tính toán, so sánh, phân tích, tổng hợp nhận xét và đánh giá hiệu quả phương pháp áp dụng.
1.5 Những điểm mới của SKKN. (SKKN được áp dụng lần đầu).
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Đối với quan điểm dạy học “Tích hợp liên môn” thì Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục Trung học (Bộ GD – ĐT) Nguyễn Xuân Thành đã cho rằng“Dạy học tích hợp” là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: Tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới hải đảo, giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Còn “Dạy học liên môn” là phải xác định những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn để dạy học thể hiện sự ứng dụng của chúng trong giải quyết các tình huống thực tiễn, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác.[2]
Như vậy: “Tích hợp liên môn” không phải là hai khái niệm tách rời nhau mà chỉ một khái niệm duy nhất, đó là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học.“Tích hợp” thì chắc chắn phải dạy “liên môn” và ngược lại để đảm bảo hiệu quả dạy học liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp.
Hơn nữa các em học sinh lớp 6 nhận thức vấn đề học tập bộ môn là quan trọng và cần thiết, từ đó các em hứng thú học tập, giáo viên cần tìm rõ nguyên nhân, tìm phương pháp giảng dạy phù hợp, đầu tư thời gian vào mỗi bài dạy và áp dụng có hiệu quả phương tiện dạy học hiện đại, phương pháp dạy học tích hợp liên môn nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp giúp học sinh thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục tính tản mạn, rời rạc trong kiến thức.
Song như chúng ta biết phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp không phải là mới, nhưng nếu biết vận dụng hợp lý thì sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có tính hấp dẫn với học sinh. Qua thực tế quá trình dạy học, tôi thấy rằng vận dụng các kiến thức khác tích hợp vào trong bài dạy của mình là việc làm hết sức cần thiết. Giờ học trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính cực cực, chủ động sáng tạo của học sinh. góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh, tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1 Điều tra ban đầu.
Nhìn chung mức độ hứng thú học tập môn Giáo dục công dân lớp 6 ở trường THCS Nga Thạch chưa thật hiệu quả. Từ đó dẫn đến chất lượng đại trà chưa cao. Để tìm hiểu cụ thể thực trạng trên, tôi đã có cuộc điều tra khảo sát về mức độ hứng thú của học sinh và khả năng dạy học của giáo viên phần ngoại khóa GDCD 6 vào thời điểm tháng 4 năm học ……….và tháng 12 năm học ……….ở trường Trung học cơ sở Nga Thạch khi chưa áp dụng kinh nghiệm
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 109
- 1
- [product_views]
- 6
- 199
- 2
- [product_views]
- 5
- 126
- 3
- [product_views]
- 6
- 132
- 4
- [product_views]
- 5
- 149
- 5
- [product_views]
- 0
- 144
- 6
- [product_views]
- 2
- 179
- 7
- [product_views]
- 7
- 191
- 8
- [product_views]
- 2
- 127
- 9
- [product_views]
- 5
- 169
- 10
- [product_views]