SKKN Tổ chức hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian góp phần gây hứng thú cho học sinh trong môn Ngữ văn lớp 7
- Mã tài liệu: BM7054 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1164 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hoằng Quang |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hoằng Quang |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tổ chức hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian góp phần gây hứng thú cho học sinh trong môn Ngữ văn lớp 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Lựa chọn chủ đề ngoại khóa
2. Các biện pháp thực hiện:
2.1 Công tác chuẩn bị tổ chức
2.2 Về thời gian tổ chức
2.3 Tiến hành hoạt động thực nghiệm ngoại khóa VHDG chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Văn học giúp cho con người trở về cội nguồn và hướng tới tương lai. Thế nhưng dạy học như thế nào để gây hứng thú và niềm say mê của học sinh? Đó là cả một vấn đề không phải dễ dàng gì. Một mặt dạy học cần không ngừng đổi mới về nội dung phương pháp song bên cạnh đó cũng cần đổi mới cả về hình thức tổ chức. Nghĩa là cải tiến các cách thức tổ chức để sao cho cũng từ tiết dạy đó để lại trong học trò nhiều sự rung cảm, cảm xúc sâu lắng nhất về môn học. Mà một trong những hình thức tổ chức có hiệu quả và gây hứng thú cho học sinh đó là hoạt động ngoại khóa văn học. Đây là một hình thức tổ chức bổ ích và mang tính tích cực trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở trường phổ thông nói chung và ở trường THCS nói riêng.
Hoạt động ngoại khoá Văn học theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, kiểm tra chất lượng dạy học trong giờ chính khoá. Hoạt động ngoại khoá Văn học, vì thế, vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mỹ, “góp phần tạo ra lối sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khoá Văn học, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục. Hoạt động ngoại khoá Văn học phát huy tính năng động chủ quan, tính tích cực xã hội… tạo điều kiện phát hiện sở thích, thiên hướng cá nhân và phát triển năng lực hoạt động nghệ thuật sáng tạo” (Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học Quốc gia 1999, Tr. 381).
Qua thực tiễn dạy học tôi nhận thấy hoạt động ngoại khoá Văn học càng cần thiết và bổ ích khi được áp dụng vào quá trình dạy học phần Văn học dân gian ở THCS vì những lí do sau:
Thứ nhất: Ngoại khoá Văn học dân gian góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian (tính tập thể, tính truyền miệng, tính dị bản, gắn với sinh hoạt xã hội. . . ). Là điều mà giáo viên và học sinh rất khó thực hiện trong giờ chính khoá do hạn chế về điều kiện và thời gian giảng dạy.
Thứ hai: Ngoại khoá Văn học dân gian cho phép chúng ta khai thác tác phẩm Văn học dân gian ở nhiều góc độ, thoả mãn nhu cầu làm “sống lại” tác phẩm Văn học dân gian trong môi trường diễn xướng, thông qua các hình thức trình diễn bằng lời – nhạc – vũ, làm sáng lên những vẻ đẹp độc đáo của Văn học dân gian .
Thứ ba: Ngoại khoá Văn học dân gian cho phép người dạy khắc phục được những bất cập trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng kiến thức cần phải truyền đạt; có thể mở rộng và đào sâu những nội dung quan trọng, bổ sung những vấn đề chưa được đặt ra trong chương trình chính khoá. . .
Thứ tư: Ngoại khoá Văn học dân gian còn tăng cường tính thời sự, tính xã hội cho nội dung bài học. Qua hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian, học sinh có thể hiểu sâu hơn về những giá trị văn hoá dân gian của quê hương, đất nước.
Thế nhưng, lâu nay trong nhà trường hoạt động ngoại khoá Văn học được hiểu là hoạt động ngoài giờ học, là một hoạt động phụ. Việc tổ chức ngoại khoá Văn học tuỳ thuộc vào quỹ thời gian vốn rất hạn hẹp, vào năng lực và nhiệt tình của người dạy và nhu cầu, hứng thú của người học. Nó được coi là một hoạt động giải trí, tổ chức theo hình thức một chương trình văn nghệ (ca – múa – nhạc), thiếu nhất quán về chủ đề, sơ sài, phiến diện về mặt nội dung. Sở dĩ có tình trạng như vậy vì chương trình nội khoá lâu nay chỉ chú trọng cung cấp kiến thức về mặt số lượng, coi nhẹ việc rèn luyện kĩ năng, tách rời lý thuyết với thực hành.
Tổ chức hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian là một công việc vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa học. Tuy nhiên, để tổ chức tốt hoạt động này cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về khâu tổ chức và nghiên cứu kĩ về chương trình, đặc biệt là công tác phối hợp giữa tổ chuyên môn với nhà trường và các tổ chức đoàn thể khác trong trường. Với mong muốn nâng cao chất lượng và tạo hứng thú cho học sinh ở môn Ngữ văn, trong hai năm qua, tôi đã mạnh dạn áp dụng hoạt động ngoại khóa này vào quá trình giảng dạy và bước đầu đã thu được kết quả nhất định. Vì vậy tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Tổ chức hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian góp phần gây hứng thú cho học sinh trong môn Ngữ văn lớp 7 trường THCS Nga Tiến”
- Mục đích nghiên cứu
Việc chọn nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: Giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn Ngữ văn trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tư tưởng tình cảm, tình yêu đối với cuộc sống con người và quê hương đất nước.
Tăng cường hứng thú khơi gợi tư duy sáng tạo, tình cảm trong sáng của học sinh đối với bộ môn Ngữ văn.
Giúp học sinh có kĩ năng đọc – hiểu những tác phẩm Văn học dân gian theo đúng đặc trưng thể loại.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Do điều kiện và thời gian nên phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm chỉ gói gọn ở đối tượng học sinh lớp 7 của trường THCS Nga Tiến
4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phân tích thực tế
– Phương pháp tham quan thực tế.
– Phương pháp đàm thoại
– Phương pháp phân tích
-Phương pháp thực nghiệm
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
-
Cơ sở lý luận
Văn học dân gian (VHDG) hay văn học truyền miệng là những sáng tác văn học do nhân dân tạo nên và lưu truyền. VHDG cũng là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ như văn học viết, nhưng lại có những đặc điểm riêng về lịch sử ra đời và phát triển, về người sáng tác, về cách thức sáng tác và lưu truyền, về nội dung tư tưởng và thể loại nghệ thuật.
Văn học dân gian mang tính hiện thực cao. Tính hiện thực của Văn học dân gian thể hiện rõ nét nhất ở những bài ca nghi lễ, bài hát đối đáp giao duyên, các bài hò lao động,…, gắn bó và phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng của nhân dân.
Từ xưa dưới những lũy tre xanh, dưới gốc đa, gốc gạo, người nông dân Việt Nam đã xua tan đi mệt nhọc bằng những câu chuyện vui, bằng những câu hò điệu lý từ những câu ca quen thuộc hằng ngày. Hình thức diễn xướng đó đã đi vào lòng người một các tự nhiên, mà ai ai cũng có thể học và thuộc. Ngày nay, mặc dù có nhiều hình thức diễn xướng khác nhau, nhiều hoạt động văn hóa khác nhau song hoạt động về các lĩnh vực văn hóa dân gian vẫn được nhân dân ta ưa chuộng và mến mộ.
Chính vì vậy một trong những phương pháp dạy học tích cực hiện nay là: dạy học bằng những phương tiện hiện đại, đồ dùng trực quan sinh động, phát huy tính chủ động sáng tạo của người học. Một trong những hoạt động tích cực hỗ trợ cho phương pháp dạy học mới này là: Hoạt động ngoại khóa. Đây là hoạt động không chỉ nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy mà còn là hoạt động đẩy mạnh cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” và “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” do Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo trong các năm qua.
Hoạt động ngoại khóa văn học nói chung và hoạt động ngoại khóa Văn học dân gian nói riêng là một trong những hình thức phổ biến, được dân gian ta sinh hoạt vào những dịp lễ, tết, hoặc đình đám, hội hè… Trong nhà trường, hoạt động ngoại khóa Văn học dân gian sẽ giúp cho việc dạy và học có cơ sở thực tế tạo hưng phấn cho giờ học chính khóa, vốn sống, vốn hiểu biết của cả thầy và trò đều được mở rộng. Ở hoạt động ngoại khóa Văn học dân gian học sinh có thể thể hiện niềm đam mê về một lĩnh vực nào đó đồng thời những năng khiếu riêng của học sinh được thể hiện một cách rõ nhất.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]