SKKN Tổ chức hoạt động nhóm nhằm nâng cao chất lượng Sinh học 7 theo định hướng phát huy năng lực học sinh
- Mã tài liệu: BM7092 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2164 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 33 |
Tác giả: | Phạm Thị Tuyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Đống Đa |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 33 |
Tác giả: | Phạm Thị Tuyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Đống Đa |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tổ chức hoạt động nhóm nhằm nâng cao chất lượng Sinh học 7 theo định hướng phát huy năng lực học sinh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Xác định rõ mục tiêu kiến thức, ý thức, thái độ, kỹ năng cần đạt được và năng lực cá nhân của mỗi nhóm tham gia
2. Phân tích cơ sở vật chất hạ tầng, chuẩn bị của giao viên, học sinh
3. Phân tích vị trí, trọng số đơn vị kiến thức, thời gian cho hoạt động nhóm
4. Lựa chọn phương pháp dạy học tích cực nào
5. Chia làm mấy nhóm, mỗi nhóm gồm những thành viên nào
6. Giao nhiệm vụ cho nhóm, gợi ý, hỗ trợ các nhóm hoàn thành phiếu học tập
7. Các phương pháp chấm chữa phiếu học tập, đánh giá, tổng hợp kết quả hoạt động nhóm
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 2020, ngành giáo dục và đào tạo nước ta dành nhiều thời gian cho chương trình giáo dục phổ thông mới như bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã khẳng định “Năm 2020 là năm cuối cùng thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020, đây cũng là năm mà toàn ngành Giáo dục tập trung triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu với lớp 1”.
Nên trong năm học này và các năm học tới, đất nước ta đang ngày một chuyển mình trước làn sóng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo và đổi mới sách giáo khoa, chương trình giáo dục phổ thông phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng. Để góp phần hoà nhập cùng sự đổi mới đó. Tôi thiết nghĩ mình phải tự đổi mới từ những tiết dạy trên lớp hàng ngày, hàng giờ để cho quan điểm giáo dục, đào tạo và thay sách giáo khoa mới dần đi vào hiện thực. Qua rất nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu tập huấn và đã ứng dụng trên 4 lớp sinh học 7 trong suốt năm học qua theo hướng “Tổ chức hoạt động nhóm, nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn sinh học 7 theo định hướng phát huy năng lực học sinh”. Tôi nhận thấy đây là một đề tài hay và bổ ích muốn phổ biến tới các bạn đồng nghiệp và rất mong có sự góp ý chân thành để sáng kiến của tôi ngày có giá trị và có sức lan tỏa rộng rãi hơn.
Tôi xin cảm ơn!
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN SKKN
-
- PHÂN TÍCH KẾT QUẢ LĨNH HỘI SAU HAI ĐỢT TẬP HUẤN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG.
Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, bảo đảm yêu cầu giảm tải, giảm hàn lâm, gắn với thực tiễn; thực hiện tốt phương pháp giáo dục tích cực, tăng cường hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm cho học sinh; kiểm tra, đánh giá, thi cử nhẹ nhàng, không nặng về kiểm tra kiến thức mà tập trung đánh giá sự phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Trước tính hình đó BGD&ĐT đã tổ chức hai đợt tập huấn về vấn đề này:
Đợt 1: tập huấn theo Tài liệu bồi dưỡng chuyên đề chương trình giáo dục phô thông mới( 2018) và định hướng phát triển.” thì các nhóm phương pháp dạy học tích cực ra đời và hình thức tổ chức hoạt động nhóm cũng đa dạng và nâng nên một tầm mới. Sau đây là một số hướng dẫn, mô hình nghiên cứu các tiếp cận, hình thức tổ chức dạy học và hiệu quả từng nhóm phương pháp để đảm bảo phát triển năng lực của học sinh tôi tiếp thu được trong buổi tập huấn. <Nội dung chi tiết xem phần “Phụ lục”>Đây là một nội dung rất quan trọng và thiết thực để đón đầu xu hướng đổi mới SGK tích hợp 3 môn Lý, Hóa, Sinh làm một môn “KHOA HỌC TỰ NHIÊN THCS” với hàm lượng các nội dung thảo luận nhóm, hoạt động nhóm rất nhiều theo đúng định hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy các nhóm năng lực, thái độ tích cực của học sinh và các quan điểm giáo dục theo hướng đổi mới hiện nay.
Đợt 2: tập huấn theo tài liệu bồi dưỡng giáo viên về thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới môn khoa học tự nhiên trung học cơ sở.
Mã chuyên đề: 2.26
Thời lượng: 10 tiết (05 tiết lý thuyết, 04 tiết thực hành, 01 tiết kiểm tra)
Đối tượng bồi dưỡng: Giáo viên dạy các môn Khoa học tự nhiên cấp THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội.
-
- PHÂN TÍCH NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 7 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
- Vị trí của chương trình sinh học 7 trong chương trình sinh học THCS.
– Là phần tiếp theo của sinh học 6
– Cung cấp những kiến thức cơ bản phổ thông tương đối hoàn chỉnh về thế giới động vật.
– Được biên soạn theo quan điểm sinh thái và tiến hoá giúp học sinh hiểu được sự gắn bó mật thiết giữa thế giới động vật và điều kiện sống của chúng. Tạo thành kiến thức cơ sở cho những môn học tiếp theo.
- Mục tiêu của môn động vật trong chương trình sinh học 7
-
-
- Kiến thức: Về hình thái, cấu tạo, chức năng sống, kiến thức phân loại, kiến thức tiến hoá và tầm quan trọng thực tiễn
- Kĩ năng: Phát triển tư duy “hình tượng cụ thể-quy nạp” trên cơ sở đó hình thành những kĩ năng quan sát, thu thập, xử lí thông tin, giải phẫu, vận dụng kiến thức đã học vào giải thích hiện tương ngoài thực tế.
-
- Mục tiêu hình thành thái độ, hành vi trong chương trình sinh học 7:
Hình thành niềm tin khoa học, có ý thức, thói quen bảo vệ động vật và môi trường sống của chúng.
- Phân tích định hướng 10 phương pháp dạy học tích cực có hoạt động nhóm phù hợp với sinh học 7 – (Nội dung chi tiết phần phụ lục).
- PP dạy học tích cực số 1: Kỹ thuật “Các mảnh ghép” (Jigsaw)
- Phương pháp dạy học số 2: Kỹ thuật khăn phủ bàn (Khăn trải bàn)
- PP dạy học số 3: Kỹ thuật “Động não” hay “Công não” (Brainstorming)
- Phương pháp dạy học tích cực số 4: Kĩ thuật “Bể cá”
- Hình thức dạy học tích cực số 5: Kĩ thuật “Tia chớp”
- Phương pháp dạy học số 6: Kỹ thuật “XYZ” ( Kỹ thuật 365)
- Phương pháp giảng dạy tích cực số 7: Kỹ thuật “Lược đồ tư duy” hay “ Sơ đồ tư duy”
- PP dạy học tích cực số 8: Kỹ thuật “Chia sẻ nhóm đôi” (Think, Pair, Share)
- Phương pháp dạy học số 9: Kỹ thuật Kipling ( 5W1H)
- Phương pháp dạy học tích cực số 10: Kỹ thuật KWL (KWLH)
Xuất phát từ sự định hướng đổi mới phương pháp giảng dạy sinh học 7, vị trí, mục tiêu, sự hình thành kiến thức, phẩm chất, năng lực cho học sinh trong chương trình sinh học 7. Qua thời gian giảng dạy mười lăm năm, Tôi nhận thấy “Dạy học theo phương pháp hoạt động nhóm, nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn sinh học 7 theo hướng phát huy năng lực học sinh” là hết sức phù hợp và cần thiết với đối tượng học sinh lớp 7 và đem lại hiệu quả cao.
- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP CỦA GIÁO VIÊN ĐỨNG LỚP
Vậy nguyên tắc chung để tổ chức hoạt động nhóm thành công là gì? Trình tự tổ chức như thế nào? Những đơn vị kiến thức nào có thể tổ chức hoạt động nhóm? Mỗi nhóm hoạt động trong thời gian bao lâu thì phù hợp? Với đối tượng học sinh như thế nào thì tổ chức hoạt động nhóm được? Đây là những thắc mắc thường gặp của bất kỳ giáo viên nào đứng trên bục giảng để đem lại hiệu quả cao nhất trong giờ dạy trên lớp. Trong nội dung SKKN này, tôi mạnh dạn đề xuất những giải pháp mà tôi đã áp dụng trong suốt thời gian giảng dạy của mình và thấy có kết quả tốt. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp và mong các bạn đóng góp ý kiến để SKKN này của tôi có giá trị áp dụng thực tiễn cao nhất. Sau đây tôi xin trình bày nội dung cụ thể ứng với bộ môn sinh học 7 mà tôi đang giảng dạy.
- CÁCH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM VÀ MỨC ĐỘ TÍCH CỰC
- Xác định rõ mục tiêu kiến thức, ý thức, thái độ, kỹ năng cần đạt được và năng lực cá nhân của mỗi nhóm tham gia?
- Mục tiêu kiến thức: Cần bán sát vào yêu cầu nội dung kiến thức cần đạt được của bài học trong hoạt động nhóm. Để thiết kế câu hỏi thảo luận dựa trên nền tảng kiến thức học sinh đã có hoặc dựa trên các tài liệu tranh ảnh, mô hình, bảng biểu,… mà học sinh chuẩn bị nghiên cứu học tập. Một trong những việc rất quan trọng là phải
“PHÂN LOẠI KIẾN THỨC TRONG CHƯƠNG TRÌNH SGK SINH 7”
Đặc điểm đời sống, tập tính của động vật
Đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống
Đặc điểm cấu tạo trong, kĩ năng thực hành, quan sát, giải phẫu
Sự tiến hoá về tổ chức cơ thể, sinh sản, sự phát triển của giới động vật
Kiến thức về đa dạng sinh học, vai trò của động vật đối với đời sống
=> Giúp chúng ta thiết kế tổ chức dạy và học phù hợp
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]