SKKN Ứng dụng những thí nghiệm khoa học vui vào công tác giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi
- Mã tài liệu: BC4043 Copy
Môn: | |
Lớp: | 5-6 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 726 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Lưu Thị Kim |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Hoa Hồng |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Lưu Thị Kim |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Hoa Hồng |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Ứng dụng những thí nghiệm khoa học vui vào công tác giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Tạo môi trường cho trẻ ứng dụng thí nghiệm phong phú hấp dẫn cho trẻ
2.3.2. Cho trẻ được ứng dụng trải nghiệm các thí nghiệm vui qua các hoạt động
2.3.3. Tổ chức ứng dụng những thí nghiệm khoa học vui trong hoạt động có chủ định
2.3.4. Tổ chức cho trẻ ứng dụng những thí nghiệm khoa học vui thông qua các hoạt động
khác
2.3.5. Khả năng ứng dụng những thí nghiệm khoa học vui thông qua quan sát vật thật, các
trò chơi
2.3.6. Tổ chức cho trẻ ứng dụng những thí nghiệm khoa học vui thông qua hoạt động ngoài
trời
2.3.7. Ứng dụng công nghệ thông tin vào khám phá khoa học vui cho trẻ
2.3.8. Tuyên truyền và phối hợp cho các bậc phụ huynh trong việc cho trẻ ứng dụng những
thí nghiệm khoa học vui
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Nội dung | Trang |
1. Mở đầu | |
1.1. Lý do chọn đề tài | |
1.2. Mục đích nghiên cứu | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu | |
2. Nội dung sánh kiến kinh nghiệm | |
2.1. Cơ sở lý luận | |
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. | |
2.3. Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề | |
2.3.1. Tạo môi trường cho trẻ ứng dụng thí nghiệm phong phú hấp dẫn cho trẻ | |
2.3.2. Cho trẻ được ứng dụng trải nghiệm các thí nghiệm vui qua các hoạt động | |
2.3.3. Tổ chức ứng dụng những thí nghiệm khoa học vui trong hoạt động có chủ định | |
2.3.4. Tổ chức cho trẻ ứng dụng những thí nghiệm khoa học vui thông qua các hoạt động khác | |
2.3.5. Khả năng ứng dụng những thí nghiệm khoa học vui thông qua quan sát vật thật, các trò chơi | |
2.3.6. Tổ chức cho trẻ ứng dụng những thí nghiệm khoa học vui thông qua hoạt động ngoài trời | |
2.3.7. Ứng dụng công nghệ thông tin vào khám phá khoa học vui cho trẻ | |
2.3.8. Tuyên truyền và phối hợp cho các bậc phụ huynh trong việc cho trẻ ứng dụng những thí nghiệm khoa học vui | |
2.4 Hiệu quả của sáng kiến | |
3. Kết luận, đề xuất |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hội nhập và phát triển của nước ta hiện nay khoa học và công nghệ, được coi trọng, nó là một phương tiện để ứng dụng xử lý và làm việc hiện đại nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Năm học ………nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện là ứng dụng khoa học và công nghệ, trong trường học, việc áp dụng khoa học và công nghệ, trong hoạt động dạy và học đã đem lại nhiều ưu điểm nổi bật. Đối với bậc học mầm non việc xây dựng các trò chơi, các câu chuyện sinh động hấp dẫn đầy màu sắc theo các chủ đề sẽ giúp trẻ được chơi, được khám phá và phát triển nhận thức phát triển thẩm mỹ và toàn diện.
Với chủ trương của ngành, đưa khoa học và công nghệ, vào việc giảng dạy, PGD& Đào tạo đã tạo điều kiện mở lớp tin học hướng dẫn khoa học và công nghệ. Tôi và một số giáo viên trong trường mÇm non ThÞ TrÊn Nga S¬n đã tham gia, qua khóa học, chúng tôi đã nắm bắt được một số kỹ năng cơ bản về khoa học và công nghệ, để phục vụ cho c¸c ho¹t ®éng dạy trên lớp. Từ đó tôi cùng đồng nghiệp trong trường chuyên tâm học hỏi, rèn luyện thêm, đồng thời tham khảo thêm các thí nghiệm, khoa học và công nghệ, để bổ sung cho những khiếm khuyết của mình.
Cho đến nay, dù thời gian thí nghiệm những khoa học và công nghệ, chưa được lâu nhưng bản thân tôi cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ mong được trao đổi cùng với đồng nghiệp để có thêm cơ hội học tập đồng thời nhận được nhiều sự góp ý bổ sung để chúng ta cùng nhau tiến bộ, cùng có thêm nhiều điều kiện nâng cao chuyên môn góp phần nhỏ vào sự nghiệp giáo dục chung của ngành. Vì thế tôi chọn đề tài: “Ứng dụng những thí nghiệm khoa học vui vào công tác giáo dục trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non Thị Trấn Nga Sơn” Với mục đích giúp trẻ biết thêm một vài kinh nghiêm nhỏ trong quá trình ứng dụng khoa học và công nghệ, giúp cho bản thân củng cố lại những kiến thức đồng thời giúp cho các đồng nghiệp có thêm những tham khảo nhỏ trong quá trình giảng dạy trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Dựa vào đề tài đã chọn qua đó tiến hành phân tích, đánh giá những mặt đạt được và hạn chế tìm ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp tốt nhất để áp dụng vào thực tế dạy trẻ. Ứng dụng những thí nghiệm khoa học vui vào công tác giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Thị Trấn Nga Sơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Thị Trấn Nga Sơn
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu lý luận: Qua tài liệu chuyên đề, sách, tập san….
– Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, khảo sát, thực nghiệm thống kê.
– Phương pháp xử lý thông tin: Phân tích, đánh giá và so sánh.
– Phương pháp thực hành trải nghiệm.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Trước tốc độ phát triển của khoa học và công nghệ, giáo dục trẻ em nói chung và giáo dục mầm non nói riêng cũng không ngừng nghiên cứu đổi mới phương pháp, nội dung dạy học để đáp ứng nhu cầu dân trí của thời đại. Chương trình đổi mới cho phép người giáo viên phát huy hết khả năng linh hoạt và sáng tạo của mình trong việc vận dụng những hiểu biết, những tri thức khoa học vào việc giáo dục trẻ. Từ những tính chất vật lí, hoá học của những sự vật hiện tượng quen thuộc trong tự nhiên mà chúng ta có thể tiến hành những thí nghiệm nhỏ, những trò chơi khoa học vui. Qua đó, trẻ mầm non bắt đầu được tìm hiểu những điều kì thú trong thế giới xung quanh, được tận mắt nhìn thấy những biến hoá của sự vật hiện tượng mà có lẽ trẻ tưởng chừng chỉ có trong những câu chuyện cổ tích. Hơn thế, nhờ những thí nghiệm có tính minh chứng này, chúng ta có thể áp dụng vào trong giảng dạy để giải thích cho trẻ một cách rõ ràng và thuyết phục về đặc tính của sự vật hiện tượng, đáp ứng được nhu cầu khám phá của trẻ, vừa kích thích khả năng tư duy tiềm ẩn trong các bé.
Ở lớp tôi chủ nhiệm khả năng nhận thức của trẻ chưa đồng đều, trẻ có tính tò mò ham hiểu biết nhưng khả năng tư duy chưa tích cực, trong hoạt động trẻ còn thụ động việc tự học tự khám phá phát hiện ra cái mới còn phụ thuộc nhiều vào sự gợi mở của cô.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Có thể nói việc cho trẻ làm quen với các thí nghiệm trong trường học với trẻ mầm non không còn là quá khó khăn mà đó còn là niềm đam mê đối với trẻ trong đó cô giáo là người thổi lên niềm đam mê đó cho trẻ qua các câu chuyện bài thơ hay các màu sắc đẹp rực rỡ. Và những thí nghiệm khoa học đóng góp một phần quan trọng vào sự thành công của một hoạt động học, nhưng một hoạt động học không chỉ là những thí nghiệm khoa học.
Trường Mầm Non Thị Trấn Nga Sơn là Trường trọng điểm chất lượng của huyện, Trường có bề dày thành tích dạy và học đã được Sở, Phòng Giáo Dục Nga Sơn đánh giá cao. Trong những năm gần đây trường luôn duy trì và giữ vững danh hiệu tiến tiến xuất sắc các cấp. Được Thủ Tướng chính phủ tặng Bằng khen và nhiều phần thưởng khác.
Nhà trường có một đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ nhiệt tình ham học hỏi và cùng tiến bộ. Chính vì lẽ đó giáo viên chúng tôi rất phấn khởi và cùng nhau thi đua học.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]