SKKN Ứng dụng phần mềm Netsupport School trong dạy thực hành Tin học 7
- Mã tài liệu: BM7117 Copy
Môn: | Tin học |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1156 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Đặng Thị Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phan Đình Giót |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Đặng Thị Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phan Đình Giót |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Ứng dụng phần mềm Netsupport School trong dạy thực hành Tin học 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Ứng dụng phần mềm vào quản lý học sinh
2. Ứng dụng phần mềm để trình chiếu hoặc thao tác mẫu
3. Ứng dụng phần mềm để đánh giá mức độ tiếp thu bài của học sinh trong tiết học
4. Ứng dụng phần mềm khắc phục tính nối tiếp của chương trình
5. Ứng dụng phần mềm trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
6. Ứng dụng phần mềm để tắt máy, khởi động lại toàn bộ hệ thống
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Tên đề mục | Trang |
I. PHẦN MỞ ĐẦU | |
I.1. Lý do chọn đề tài | |
I.2. Mục đích nghiên cứu | |
I.3. Đối tượng nghiên cứu | |
I. 4. Phương pháp nghiên cứu | |
II. NỘI DUNG | |
II.1. Cơ sở lý luận | |
II.1.1. Giới thiệu về phần mềm Netsupport School | |
II.1.2. Chuẩn bị môi trường cài đặt | |
II.1.3. Hướng dẫn cài đặt | |
II.2. Thực trạng của đề tài trước khi áp dụng | |
II.3. Biện pháp thực hiện | |
II.3.1. Ứng dụng phần mềm vào quản lý học sinh | |
II.3.2. Ứng dụng phần mềm để trình chiếu hoặc thao tác mẫu | |
II.3.3. Ứng dụng phần mềm để đánh giá mức độ tiếp thu bài của học sinh trong tiết học | |
II.3.4. Ứng dụng phần mềm khắc phục tính nối tiếp của chương trình. | |
II.3.5. Ứng dụng phần mềm trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. | |
II.3.6. Ứng dụng phần mềm để tắt máy, khởi động lại toàn bộ hệ thống. | |
II.4. Hiệu quả sử dụng | |
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
III.1. Kết luận | |
III.2. Kiến nghị | |
Tài liệu tham khảo |
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Thực hành Tin học nhằm mục tiêu củng cố kiến thức một bài, một phần nào đó; hình thành và rèn luyện kỹ năng thao tác máy; xây dựng cho học sinh thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, tự giác, khơi dậy khả năng sáng tạo thông qua quá trình học tập. Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi tiết học phải được trang bị đầy đủ phương tiện dạy và học; giáo viên phải có phương tiện, kinh nghiệm quản lý học sinh một cách chặt chẽ; học sinh phải tích cực tham gia tập trung vào nội dung bài học.
Qua thực tiễn giảng dạy môn Tin học ở trường THCS Nga Bạch, bản thân đã gặp không ít khó khăn về cơ sở vật chất, đối tượng học sinh, về chương trình môn học; đặc biệt là học sinh lớp 7, số lượng bài thực hành nhiều. Để khắc phục những khó khăn đó, tôi đã ứng dụng phần mềm Netsupport School đối với học sinh lớp 7. Qua một năm thực hiện bản thân nhận thấy việc ứng dụng phần mềm đã đem lại hiệu quả cao chất lượng dạy học Tin học một cách thiết thực. Vì vậy tôi đã chọn đề “Ứng dụng phần mềm Netsupport School trong dạy thực hành Tin học 7 tại trường THCS Nga Bạch” làm đề tài nghiên cứu khoa học và đúc rút sáng kiến kinh nghiệm.
Tôi xin được trình bày để trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.
- Mục đích nghiên cứu
Sử dụng phần mềm Netsupport School kết hợp với một số phương pháp dạy học tích cực giúp:
– Học sinh có thể nắm bài một cách trực quan và dễ dàng hơn.
– Tạo điều kiện cho giáo viên quản lý học sinh thuận lợi hơn.
– Tạo ra một phòng học đa phương tiện, công nghệ cao đáp ứng kịp thời với xu thế phát triển của giáo dục hiện đại.
- Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 7 trường THCS Nga Bạch – Nga Sơn – Thanh Hóa.
- Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
– Phương pháp trình bày trực quan.
– Phương pháp quan sát.
– Phương pháp thao diễn minh họa.
– Phương pháp luyện tập.
– Phương pháp học tập cá thể hóa
- PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lý luận.
II.1.1. Giới thiệu về phần mềm Netsuport School
Netsupport school là một phần mềm tương tác đa phương tiện được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong việc giảng dạy và thi cử. Phần mềm này được Tiểu ban khoa giáo về sự nghiệp giáo dục của Hội Đồng Anh và Viện Hàn Lâm Vương Quốc Anh thông qua vì đạt các tiêu chuẩn ISO trong giáo dục và đào tạo.
NetSupport School là ứng dụng quản lý lớp học hiệu quả, cho phép các giáo viên kiểm soát học sinh của mình. Phần mềm có khả năng lên kế hoạch học tập, cung cấp các bài kiểm tra, tính giờ học, … Netsupport school hoàn toàn chạy độc lập trên nhiều máy tính có cấu hình khác nhau hoặc tiết kiệm ngân sách tối đa cho các trường học bằng mô hình Zero-Client một máy chủ tập trung tại giáo viên, các máy con chỉ cần tối thiểu 1 thiết bị LCD, bàn Phím, chuột và bộ kết nối là có thể kết nối vào máy chủ để sử dụng như một PC thật sự, hệ thống này hoàn toàn tương thích với hệ thống Lab SGTel 2020 Multi . NetSupport School còn cung cấp một dãy đầy đủ các tính năng bao gồm khả năng hiển thị một màn hình trên máy của học sinh hoặc xem đồng thời tới 30 màn hình trên máy chủ của giáo viên. NetSupport School là một chương trình rất hữu ích dành cho việc học tập.
II.1.2. Chuẩn bị môi trường cài đặt phần mềm.
Để cài đặt phần mềm và sử dụng nó ổn định ta cần chuẩn bị những vấn đề sau:
– Các máy tính cài hệ điều hành Windows NT trở lên.
– Các máy tính phải kết nối với nhau tạo thành mạng LAN ngang hàng.
Địa chỉ IP của các máy đều phải cùng lớp và cùng Subnet Mark, tốt nhất nên dùng IP tĩnh.
II.1.3. Hướng dẫn cài đặt.
Việc cài đặt Netsupport School được chia làm hai phần: Phần cài đặt dành cho giáo viên (Tutor) và phần mềm cài đặt dành cho học viên (Student), cả hai chức năng này đều được đóng gói trong cùng bộ sản phẩm. Việc cài đặt hết sức đơn giản, bạn chỉ việc cài mặc định theo chương trình và khi cài đặt, tùy theo máy mà ta sẽ chọn Tutor hay Student tương ứng.
Các bước cài đặt:
(Xem chi tiết tại www.youtube.com/watch?v=H1skjJ_3pFM )
II.2. Thực trạng của đề tài trước khi áp dụng
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS Nga Bạch, tôi thấy gặp một số khó khăn sau:
– Cơ sở vật chất:
– Số lượng máy chiếu ở các phòng máy tính còn thiếu thốn chưa đủ cho mỗi em một máy. Chính vì thế mỗi lần hướng dẫn học sinh, giáo viên phải tới tận máy đó để thao tác mẫu. Hoặc giáo viên thao tác mẫu trên một máy nào đó rồi mỗi nhóm cử một học sinh đại diện đến để quan sát sau đó về máy của mình thực hiện lại cho các bạn trong nhóm cùng quan sát. Do đó rất mất thời gian và không chính xác.
– Diện tích phòng máy còn chật chội, đi lại còn gặp nhiều khó khăn.
– Trong giảng dạy:
– Để quản lí học sinh thực hành, giáo viên phải luôn đi lại trong lớp để quan sát.
– Hết giờ học, nếu học sinh quên không tắt máy thì giáo viên phải tới tận máy đó để tắt. Học sinh không làm bài tập, giáo viên cũng chỉ nhắc nhở mà chưa có phương tiện quản lý hiệu quả.
– Chương trình học:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]