SKKN Vận dụng kiến thức liên môn để sáng tạo mô hình “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động” trong phần tiếng Việt – Ngữ văn 7
- Mã tài liệu: BM7068 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1663 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 39 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Lê Hồng Phong |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 39 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Lê Hồng Phong |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng kiến thức liên môn để sáng tạo mô hình “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động” trong phần tiếng Việt – Ngữ văn 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Kiến thức cơ bản về câu chủ động, câu bị động trong tiếng Anh
2. Kiến thức về câu chủ động, câu bị động trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 7, tập 2.
3. Vận dụng kiến thức liên môn (từ kiến thức bộ môn tiếng Anh) để tạo mô hình chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
4. Vận dụng kiểu mô hình vào thực hiện bài tập chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động trong sách giáo khoa.
5. Vận dụng mô hình vào chuyển đổi những kiểu câu chủ động sang câu bị động phức tạp hơn.
6. Cách nhận diện những câu bình thường, câu chủ động và câu bị động.
7. Bàn thêm về một số quan niệm, nhìn nhận về câu bị động trong tiếng Việt.
Mô tả sản phẩm
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chương trình Ngữ văn lớp 7 cấp Trung học Cơ sở, có một nội dung bài học ở phân môn Tiếng Việt rất giống với nội dung trong môn học tiếng Anh mà giáo viên có thể liên hệ vận dụng kiến thức để liên môn tương hỗ qua lại lẫn nhau khi giảng dạy tiếng Việt cũng như giảng dạy bộ môn Tiếng Anh. Nhưng qua nhiều năm quan sát và tham gia dự giờ các tiết học này, tôi nhận thấy hầu hết giáo viên dạy phân môn Tiếng Việt chưa vận dụng liên môn Tiếng Anh trong giờ dạy tiếng Việt và ngược lại giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường hầu như cũng chưa thể hiện được nội dung bài dạy có vận dụng kiến thức liên môn với tiếng mẹ đẻ. Khi dạy, hầu như giáo viên Ngữ văn chỉ bám vào nội dung bài dạy ở sách giáo khoa mà chưa đào sâu tìm tòi kiến thức về bài học này. Thực sự mà nói vẫn còn nhiều giáo viên chưa tìm hiểu kỹ, chưa hiểu chắc chắn về nội dung bài học, vì vậy không khỏi những thiếu sót trong quá trình truyền đạt kiến thức cho học sinh.
Là giáo viên Ngữ văn đã đứng trên bục giảng 12 năm lại đam mê tiếng Anh nên bản thân tôi không ngừng nổ lực học tập và hiện tại tôi đã tốt nghiệp thêm văn bằng hai (cử nhân tiếng Anh) với mong muốn sẽ trở thành một giáo viên dạy song ngữ (dạy Ngữ văn được bằng cả hai thứ tiếng: tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh). Không dừng lại ở đó, tôi mong muốn được hiểu sâu hơn, khám phá được những điều hay, giàu đẹp, đặc sắc và phong phú của tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ nên tôi phấn đấu học lên cao hơn (hiện tại bản thân tôi là học viên cao học ngành Ngôn ngữ học của trường Đại học sư phạm TPHCM) để tìm hiểu về sự giàu đẹp của tiếng mẹ thiêng liêng vừa để nâng cao trình độ của bản thân phục vụ cho công tác chuyên môn của mình.
Từ những trải nghiệm trong dạy học, từ những nghiên cứu trong học tập mà tôi nhận ra có rất nhiều điểm mà giáo viên Trung học cơ sở (THCS) khi giảng dạy phân môn Tiếng Việt cần phải lưu ý. Để bài dạy được sâu sắc và có cái nhìn toàn diện, đòi hỏi người thầy phải tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu kỹ nội dung trước khi truyền đạt cho học sinh của mình. Đặc biệt trong giảng dạy, có những nội dung có thể tích hợp liên môn, giáo viên cũng cần có những thiết kế phù hợp để vận dụng kiến thức liên môn làm sáng tỏ bài học của mình một cách tốt nhất. Có như thế, giờ học mới trở nên lý thú, mới phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong điều kiện yêu cầu ngày càng cao của giáo dục nhất là như hiện nay.
Từ những thực tế trong dạy và học, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Vận dụng kiến thức liên môn để sáng tạo mô hình “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động” trong phần tiếng Việt – Ngữ văn 7. Đề tài không mới đối với những người làm nghiên cứu trong lĩnh vực Ngôn ngữ học nhưng trong phạm vi đề tài này, bản thân tôi vừa muốn góp phần để những giáo viên ở bậc THCS có cái nhìn đúng đắn, toàn diện hơn đồng thời bản thân cũng muốn đóng góp thêm những cái mới khi vận dụng kiến thức liên môn vào dạy đơn vị bài học “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ở lớp 7 (Phân phối chương trình: tiết 94 và tiết 99)”.
Hy vọng đề tài SKKN của tôi được các đồng chí đồng nghiệp quan tâm, đón nhận và góp ý, xây dựng thêm để tôi có thêm nhiều phương pháp hay, mới, tích cực góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy.
PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
- Cơ sở lí luận của vấn đề:
Một là: Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục của Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII xác định những nhiệm vụ chủ yếu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD&ĐT theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.”… bao gồm các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và các phẩm chất, năng lực riêng của từng học sinh, năng lực đặc thù môn học… không chỉ đòi hỏi học sinh nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà còn chú trọng yêu cầu vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực hành, giải quyết các tình huống trong học tập và cuộc sống… Với cách tiếp cận này, đòi hỏi tất cả các khâu của quá trình dạy – học (nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, cách kiểm tra, đánh giá…) phải được đổi mới.
Từ yêu cầu đổi mới giáo dục của Nghị quyết và từ thực tế của quá trình dạy và học trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay đòi hỏi người dạy nói chung và dạy Văn nói riêng cần phải có những đổi mới về mặt phương pháp dạy học sao cho phù hợp với yêu cầu lấy học sinh làm trung tâm. Do vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy Văn đang là yêu cầu cấp bách và nhiệm vụ nặng nề đối với người thầy không chỉ để thực hiện những chỉ thị mà là nhằm đáp ứng được nhu cầu chính đáng của người học và của công tác đào tạo trong tình hình hiện nay.
Hai là: Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa đã đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Như đã nói ở trên thì đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết như NQTW4 khóa XII và được thể chế hóa trong luật giáo dục, được cụ thể hóa các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Luật giáo dục như: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, … đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”.
Đặc biệt, thông tin đổi mới SGK trong năm 2020 với nhiều triển vọng mới cho giáo dục được mở ra. Một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa là một điểm mới có lẽ chưa có từ trước tới nay trong lịch sử giáo dục Việt Nam. Qua nhiều bộ sách, giáo viên sẽ thu nạp thêm những tinh hoa từ các bộ sách khác nhau, học hỏi và phát hiện những tư liệu hay trong quá trình giảng dạy của mình. Từ cơ sở này, bộ môn Ngữ văn trong nhà trường cần phải có định hướng đổi mới để có thể phát triển năng lực sáng tạo và hứng thú học tập cho HS theo đặc trưng của môn học.
Thứ ba: Thông qua việc nghiên cứu về kiến thức ngôn ngữ học về tiếng mẹ đẻ cũng như tìm hiểu kiến thức ngôn ngữ của tiếng Anh, thì việc giảng dạy một số cấu trúc câu như kiểu câu bị động là vấn đề hết sức phức tạp. Qua tìm hiểu, bản thân tôi được biết vấn đề này còn rất nhiều ý kiến trái chiều, gây nhiều tranh cãi giữa cái gọi là có hay không có câu bị động trong tiếng Việt. Tuy nhiên, theo nhất quán kiến thức trong SGK Ngữ văn 7 của BGD&ĐT chấp nhận có câu bị động trong tiếng Việt. Bản thân tôi không muốn chỉ đáp ứng đủ yêu cầu dạy câu theo kiểu cung cấp kiến thức cấu trúc ngữ pháp cho học sinh một cách thụ động, cũng không chỉ đơn thuần là so sánh đối chiếu để tìm điểm giống và khác nhau giữa hai đơn vị kiến thức cần bàn mà qua bài học nhằm giúp học sinh của mình phát triển được tư duy, phát triển năng lực giao tiếp một cách tốt nhất.
Những cơ sở đó đã giúp tôi có định hướng cho đề tài, bài viết của mình.
- Thực trạng của vấn đề:
2.1. Thuận lợi:
2.1.1. Về phía học sinh:
– Học sinh có môi trường học tập thuận lợi; được sự quan tâm của nhà trường và của quí thầy cô, gia đình và địa phương nơi cư trú.
2.1.2. Về phía giáo viên:
– Giáo viên được BGH tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động chuyên môn.
– Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ đáp ứng khá tốt với việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn.
2.2. Khó khăn:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]