SKKN Vận dụng kiến thức liên môn nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài 6: “Văn hóa cổ đại” trong chương trình Lịch sử lớp 6
- Mã tài liệu: BM6053 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 736 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Vĩnh Hưng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Vĩnh Hưng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng kiến thức liên môn nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài 6: “Văn hóa cổ đại” trong chương trình Lịch sử lớp 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
* Xác định kiến thức của các môn để tích hợp
* Xác định việc dạy học theo hướng tích hợp liên môn
* Cần xác đinh các nội dung cần tích hợp trong bài dạy
* Xây dựng hệ thống câu hỏi và định hướng nội dung trả lời
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong hệ thống các môn học ở nhà trường phổ thông, Lịch sử có một vị trí, vai trò quan trọng trong việc cung cấp, giáo dục và hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ nói chung và học sinh cấp THCS nói riêng. Trên cơ sở từ những hiểu biết về các sự kiện, về các nhân vật lịch sử,… giúp HS tự điều chỉnh hành vi, có những ứng xử phù hợp trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, qua môn học cũng giúp các em xác định nhiệm vụ hiện tại, có thái độ đúng đắn đối với tương lai của bản thân, gia đình, nhất là đối với học sinh THCS, lứa tuổi đang bắt đầu “ tập làm người lớn”.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy việc tổ chức, soạn giảng một tiết lịch sử có sử dụng linh hoạt kiến thức của nhiều môn học đang là vấn đề khó khăn đối với GV nói chung và giáo viên dạy môn Lịch sử nói riêng. Phần lớn giáo viên vẫn còn lúng túng, thiếu thống nhất trong việc tổ chức dạy học những tiết học theo phương pháp này. Vì vậy, đã làm cho hiệu quả dạy học chưa thực sự như mong muốn.
Đứng trước tình hình thực tế đó, là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử, đã tham dự nhiều đợt chuyên đề về đổi mới chương trình dạy học, PPDH,….. bản thân muốn nêu lên một số kinh nghiệm trong việc tổ chức một tiết dạy Lịch sử có tích hợp kiến thức của nhiều môn học vào một bài cụ thể, bài 6: “Văn hóa cổ đại” trong chương trình Lịch sử lớp 6 để đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến.
1.2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của sáng kiến này là:
– Vận dụng kiến thức liên môn để khai thác kiến thức trong bài học một cách dễ dàng, nhẹ nhàng , sinh động, hấp dẫn mà đầy đủ, hiệu quả nhất. Từ đó, làm cho các em hứng thú học tập, yêu thích môn Lịch sử hơn.
– Giúp HS biết vận dụng kiến thức của các môn học có liên quan để tìm hiểu bài học, từ đó mỗi HS có ý thức hơn trong việc bảo vệ , giữ gìn văn hóa của nhân loại.
– Góp phần khai thác tối đa giá trị sử dụng của hệ thống máy chiếu và mạng Internet để tìm kiếm tài liệu, tranh ảnh phục vụ cho bài dạy đạt kết quả cao nhất.
1.3. Đối tương nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến này là việc vận dụng kiến thức liên môn để dạy bài 6 “Văn hóa cổ đại” trong chương trình Lịch sử lớp 6 ở trường THCS Xuân Du mang lại hiệu quả cao nhất.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành sáng kiến này tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó được vận dụng chủ yếu là các phương pháp: Nghiên cứu lí luận, trình bày tài liệu, điều tra khảo sát, phân tích – tổng hợp, sử dụng đồ dùng trực quan, tổng kết kinh nghiệm, quan sát.
- NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy môn Lịch sử dựa trên những cơ sở lí luận sau:
Một là: Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ và đặc trưng của môn Lịch sử, đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của học sinh THCS trong qua trình học tập môn Lịch sử.
Hai là: Xuất phát từ yêu cầu đổi mới dạy học môn Lịch sử ở trường THCS.
Ba là: Dạy học tích hợp liên môn xuất phát từ mối quan hệ khăng khít giữa môn Lịch sử và các môn học khác.
Bốn là: Xuất phát từ vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức liên môn để gây hứng thú học tập cho học sinh THCS trong học tập môn Lịch sử .
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong thời gian gần đây, việc dạy học các bộ môn nói chung, môn Lịch sử nói riêng, dạy học tích hợp cũng đã được vận dụng vào thực tế giảng dạy, song hiệu quả đạt được chưa cao. Điều đó thể hiện ở chỗ:
- Đối với giáo viên: Mặc dù đa số GV đều quan tâm đến việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Tuy nhiên, trên thực tế, giáo viên vận dụng kiến thức liên môn đạt kết quả chưa như mông muốn. Bởi lẽ, nhiều giáo viên quan niệm rằng dạy lịch sử có nghĩa là cung cấp kiến thức lịch sử cho học sinh là đủ, giáo viên không cần thiết phải vận dụng kiến thức của các môn học khác vào quá trình giảng dạy, hoặc nếu có giáo viên chỉ nhắc cho học sinh thấy, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh.
- Đối với học sinh: Thực tế cho thấy, thái độ học tập môn Lịch sử của học sinh hiện nay có phần lơ đãng, không chú tâm về việc học lịch sử, bởi lẽ các em cho rằng học lịch sử phải nhớ nhiều các sự kiện, học một tiết phải ghi chép nhiều nội dung, ngoài hiểu ra còn phải học thuộc lòng. Và trong kiểm tra, thi cử cũng nh vậy, việc làm một bài thi Lịch sử cần phải nhớ nhiều ngày tháng, sự kiện có liên quan. Chính vì vậy, môn học này chiếm nhiều thời gian học tập của các em.
- Đối với môn Lịch sử: Trong điều kiện hiện nay, việc giảng dạy và học tập bộ môn Lịch sử vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế, như: Chương trình SGK còn khá nặng, quá tải về kết cấu các nội dung, về thời lượng của chương trình. Đặc biệt, chương trình còn nặng về lí thuyết mà ít tiết thực hành và ôn tập để củng cố kiến thức cho học sinh. Hơn nữa, trong mỗi bài dạy lại có quá nhiều sự kiện, ngày tháng cần nhớ đã gián tiếp làm cho học sinh ít hứng thú học tập môn Lịch sử.
Thực trạng trên dẫn tới kết quả học tập bộ môn của HS chưa cao, thái độ, ý thức học tập của các em chưa như mong muốn của GV, nhà trường và phụ huynh.
Vì vậy, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, đưa ra sáng kiến “Vận dụng kiến thức liên môn nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài 6: “Văn hóa cổ đại” trong chương trình Lịch sử lớp 6 ở trường THCS Xuân Du” như một vài kinh nghiệm của bản thân chia sẻ cùng đồng nghiệp với mong muốn cùng góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học bộ môn trong các nhà trường.
PPDH này đã được vận dụng có hiệu quả vào thực tế giảng dạy bài 6: “Văn hóa cổ đại” trong chương trình môn Lịch sử lớp 6 ở trường THCS Xuân Du trong năm học ………..
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Để có thể vận dụng kiến thức liên môn thực sự hiệu quả trong mỗi bài dạy, tiết dạy, tôi xin đưa ra một số giải pháp chủ yếu sau:
* Xác định kiến thức của các môn để tích hợp:
– Việc lựa chọn và liên kết các kiến thức, kĩ năng các môn học có liên quan phải nhằm tới mục tiêu giáo dục của bài học, trong đó mục tiêu trên hết là đào tạo nên con người có khả năng hành động trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng vững chắc.
– Các kiến thức được lựa chọn để tích hợp phải khách quan, phản ánh đúng bản chất của sự vật, hiện tượng, nội dung kiến thức cần truyền đạt cho học sinh.
– Khi lựa chọn tích hợp kiến thức liên môn cần lựa chọn những môn hoặc những kiến thức của các môn có nét tương đồng về nội dung, phương pháp để các kiến thức và kĩ năng có thể hỗ trợ cho lẫn nhau, giúp người học có thuận lợi trong học tập và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống dễ dàng hơn.
* Xác định việc dạy học theo hướng tích hợp liên môn:
– Khi dạy học tích hợp liên môn cần đảm bảo tính khả thi của kiến thức tích hợp, có nghĩa rằng việc tích hợp kiến thức liên môn phải giúp người học có thể tiếp thu và vận dụng được kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học trong một tiết học Lịch sử, người dạy có các điều kiện tổ chức, hướng dẫn việc học tập của học sinh.
– Việc dạy học tích hợp phải chấp nhận việc coi kiến thức của các môn học có liên quan chỉ đóng vai trò công cụ cho nội dung chính của bài học Lịch sử. Nội dung và các hoạt động trong tiết dạy phải cấu trúc sao cho đáp ứng được mục tiêu phát triển các năng lực và kĩ năng của người học.
* Cần xác đinh các nội dung cần tích hợp trong bài dạy: Để xác định được nội dung tích hợp trong bài học, người giáo viên phải:
– Phải khái quát được nội dung chủ yếu của bài dạy, tiết dạy.
– Xác định được các môn có nội dung kiến thức tích hợp của bài học.
– Xây dựng được giáo án với các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp có tích hợp kiến thức của các môn học đã được xác định ở phần từng phần.
Như chúng ta đã biết, dạy học theo hướng tích hợp liên môn là PPDH có sự kết hợp, vận dụng kiến thức của nhiều môn học trong một bài học nhằm cung cấp cho HS những kiến thức tổng hợp, khái quát nhất. Trên cơ sở học sinh được làm việc với nguồn kiến thức có liên quân đến nhiều môn học, giúp các em có thể vận dụng và khắc sâu kiến thức, từ đó giúp các em thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa kiến thức của môn học này với kiến thức của môn học khác có liên quan.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 4
- 188
- 2
- [product_views]
- 7
- 103
- 3
- [product_views]
- 0
- 135
- 4
- [product_views]
- 2
- 127
- 5
- [product_views]
- 3
- 139
- 6
- [product_views]
- 3
- 191
- 7
- [product_views]
- 8
- 189
- 8
- [product_views]
- 4
- 129
- 9
- [product_views]
- 8
- 187
- 10
- [product_views]