SKKN Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy tiết 46 bài “Biểu đồ” Toán 7
- Mã tài liệu: BM7166 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 772 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Mỹ Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phương Canh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Mỹ Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phương Canh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Khi tiến hành tích hợp kiến thức liên môn vào bài học giáo viên cần thực hiện các bước sau:
a. Khái quát bố cục của bài học
Bài học được chia làm 3 phần
Phần 1: Tìm hiểu thông tin sự kiện
Phần 2: Nội dung bài học
Phần 3: Bài tập
b. Xác định các môn có nội dung kiến thức tích hợp trong từng phần của bài học
– Lựa chọn những thông tin, nội dung có liên quan trong những bộ môn tích hợp
Mô tả sản phẩm
Phần I: MỞ ĐẦU
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Trong thực tế ở các trường học hiện nay, việc dạy học theo hướng tích hợp ở môn Toán ít được quan tâm, đa số giáo viên ngại liên kết, tích hợp với những nội dung liên quan từ bài học trước hoặc các bài học của môn học khác. Đứng trước thực trạng này tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và nhận thấy việc “Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy một tiết học cụ thể trong môn Toán lớp 7”. Tôi đã đưa ra các bước thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp trong một bài cụ thể. Cuối cùng là kết quả thu được sau quá trình dạy học. Tôi nhận thấy ưu điểm của sáng kiến này là tạo được hứng thú học tập cho học sinh, nội dung học tập sinh động, hấp dẫn, giúp học sinh hiểu và nắm vững nội dung học tập dễ dàng, đồng thời phát triển được các năng lực tư duy, năng lực hành động, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn một cách có hiệu quả trên cơ sở hiểu được bản chất của vấn đề.
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy tại trường THCS Yên Khương, tôi thấy rằng việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học là vô cùng cần thiết. Vậy để nâng cao chất lượng của việc dạy học tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Vận dụng kiến thức liên môn vào dạy tiết 46 bài “Biểu đồ” Toán 7 tại trường THCS Yên Khương”.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
– Tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu đối với mỗi học sinh. Biết kết hợp được việc học lý thiết với học thực hành, thể hiện phương châm “học đi đôi với hành”
– Giúp học sinh vận dụng kiến thức của nhiều môn học, nhiều vấn đề khác nhau để giải quyết một vấn đề nào đó trong bài học, góp phần nâng cao kiến thức, tạo ra nhiều phương pháp để học sinh say mê môn học hơn, tạo được kết quả cao trong học tập.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng lực, có niềm đam mê, có sáng tạo trong học tập bộ môn.
– Khuyến khích người học một cách toàn diện hơn. Không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn hình thành những năng lực cần thiết từ những ứng dụng kiến thức đó.
– Qua việc vận dụng dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Toán sẽ giúp các em tư duy tốt hơn, khả năng học tập linh hoạt hơn, hiểu được các mối liên hệ giữa các kiến thức từ các môn học khác nhau từ đó các em sẽ học tốt hơn môn Toán học cũng như môn học khác.
- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
– Vai trò và chức năng người giáo viên.
– Sự hợp tác, tích cực chủ động học tập của học sinh sẽ tạo nên hiệu quả cao trong học tập môn Toán.
– Các hình thức vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học môn Toán nâng cao kết quả học tập môn Toán.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
– Phương pháp khảo sát, thực nghiệm
– Phương pháp điều tra
– Phương pháp đối chứng
– Phương pháp quan sát
– Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thống kê
– Phương pháp đàm thoại
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
– Phương pháp dự giờ khảo cứu…
Phần II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm, là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Toán nói riêng. Đây được coi là một quan điểm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp giúp học sinh thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực trong đời sống xã hội, khắc phục tính tản mạn, rời rạc trong kiến thức. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Phương pháp dạy học có sử dụng những nội dung tích hợp không phải là mới tuy nhiên không phải giáo viên nào khi soạn giảng cũng lồng ghép những nội dung tích hợp vào tiết dạy của mình, bởi khi muốn tích hợp giáo viên cần phải nghiên cứu những nội dung, nhưng vấn đề có liên quan ở nhưng bộ môn khác, những lĩnh vực khác như vậy sẽ chiếm rất nhiều thời gian, công sức của giáo viên nhưng nếu biết vận dụng hợp lý thì sẽ làm cho bài giang thêm sinh động, có tính hấp dẫn đối với học sinh. Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng nếu vận dụng những kiến thức của bộ môn khác vào trong bài dạy của mình là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức bộ môn mình mà không ngừng trau dồi những kiến thức bộ môn khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Dạy học theo chủ đề tích hợp giúp giờ học trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cung tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tại của học sinh. Dạy học tích hợp cũng góp phầnphát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh, tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấy đáo.
- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG
2.1. Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi
Dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Toán sẽ giúp quá trình học tập có ý nghĩa hơn, sinh động hơn; Xác định rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn. Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống, lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học, tránh những kiến thức, kỹ năng trùng lặp; Các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh; Có điều kiện phát triển kỹ năng chuyên môn.
* Khó khăn
– Yên Khương là một xã vùng cao biên giới thuộc chương trình 135 của chính phủ, kinh tế còn nghèo nên việc học tập của con cái chưa thực sự được quan tâm, 100% học sinh nơi đậy là người dân tộc Thái ở xa trung tâm nên việc nói và trao đổi bắng tiếng phổ thông cũng còn hạn chế. Bố mẹ thường đi làm ăn xa, ở nhà với ông bà nên chưa tập trung học, còn mải chơi, ham vui.
– Về cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học. Vì cả trường chỉ có hai máy chiếu, chưa có máy vi tính phục vụ việc dạy học, chưa có phòng học bộ môn, phòng nghe nhìn nên việc áp dụng phương pháp của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn.
2.2. Thực trạng việc dạy học tích hợp liên môn trong môn Toán
- Khảo sát thực trạng:
– Về tổ chức thực hiện
+ Số giáo viên thực hiện: 5/5; Tỷ lệ: 100%
+ Số lớp Thực hiện: 4/10; Tỷ lệ 25%
+ Số tiết thực hiện: 36/1400 tiết
– Kết quả sau tiết dạy:
Lớp | Sĩ số | Tỉ lệ | |||||||
Giỏi | % | Khá | % | TB | % | Yếu | % | ||
7A | 44 | 10 | 22,7 | 20 | 45,5 | 14 | 31,8 | 0 | 0 |
7B | 44 | 5 | 11,4 | 16 | 36,4 | 23 | 52.3 | 0 | 0 |
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]