SKKN Vận dụng nguồn kiến thức Văn học để dạy hiệu quả một số bài Sinh học 6
- Mã tài liệu: BM6109 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 994 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Bùi Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Vân Am |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Bùi Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Vân Am |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng nguồn kiến thức Văn học để dạy hiệu quả một số bài Sinh học 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Khảo sát một số nội dung bài học có thể vận dụng nguồn kiến thức Văn học
3.2. Sưu tầm, lựa chọn, tự làm các nguồn kiến thức phù hợp với nội dung bài học
Cách 1: Tra cứu thông tin, nguồn kiến thức trên sách báo, nguồn internet
Cách 2: Hỏi các bậc cao niên và học tập các đồng nghiệp
Cách 3: Tự làm
3.3. Vận dụng nguồn kiến thức Văn học vào một vài bài dạy học cụ thể
Mô tả sản phẩm
Phần I. MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Thời đại đã đặt ra cho giáo dục nước ta nhiệm vụ trọng đại là đào tạo những con người phát triển toàn diện để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mỗi môn học ở nhà trường phổ thông, tuỳ theo đặc trưng của mình, đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ. Để đáp ứng được nhiệm vụ đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai Công văn số 5358/BGDĐT- GDTrH ngày 12 tháng 8 năm 2011 khẳng định mỗi giáo viên khi thực hiện hoạt động dạy học cần: “… chủ động thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lí hoạt động của giáo viên và học sinh; khắc phục lối dạy học thuần túy đọc- chép; chú trọng tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm hợp lí (…) phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên trong tổ chức dạy học (…) Chú trọng việc dạy học thực hành trong giờ chính khóa; bảo đảm cân đối giữa việc truyền tải kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh”. Phương pháp dạy học tích cực không phải là một phương pháp dạy học cụ thể, chuyên biệt nào đó, cũng không phải là sự phủ nhận các phương pháp dạy học truyền thống mà là muốn nhấn mạnh một định hướng khai thác mặt tích cực của phương pháp dạy học hiện có kết hợp với lối tư duy mới. Tuy vậy để nâng cao được chất lượng dạy học chúng ta phải xem xét quá trình dạy học là một tổng thể thống nhất, dưới sự tác động qua lại biện chứng của tất cả các yếu tố chi phối nó. Qua nghiên cứu sách giáo khoa Sinh học cấp THCS ta nhận thấy cách viết, cách trình bày về kiến thức không chỉ qua kênh chữ mà nó còn chứa ẩn trong kênh hình, qua các câu hỏi và bảng biểu của bài. Học sinh cần được tự giải quyết những vấn đề đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Như vậy với cách dạy truyền thống, khi lên lớp giáo viên giảng giải cung cấp kiến thức, học sinh lắng nghe, ghi những kiến thức thầy định sẵn không còn phù hợp. Xuất phát từ mục đích của quá trình giáo dục, để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được tự bày tỏ ý kiến, ý tưởng và những thắc mắc nảy sinh trong khi học tập, trước giờ lên lớp người giáo viên cần xác định chính xác mục tiêu, nội dung bài học và đặc biệt chú trọng lựa chọn phương pháp dạy học tích cực để trong quá trình học tập giáo viên chỉ là người tổ chức, định hướng các hoạt động nhận thức, còn học sinh là người chủ động, tích cực sáng tạo trong quá trình nhận thức. Những phương pháp thuyết trình, đàm thoại… vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học. Điều cốt yếu là phải lựa chọn, vận dụng các phương pháp sao cho phù hợp với nội dung bài dạy và đặc biệt là phù hợp với đối tượng học sinh, trong đó cần chú ý vận dụng kiến thức liên môn nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức và phát triển tư duy, hình thành cho các em khả năng độc lập, năng động, sáng tạo trong việc tiếp thu và xử lí thông tin, tạo cho các em cơ hội làm quen với việc giải quyết những công việc cụ thể trong đời sống.
Từ thực tiễn dạy học bộ môn Sinh học ở bậc THCS và tầm quan trọng được nêu ra trong nhiệm vụ năm học của ngành, tôi nhận thấy việc vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ và thơ là hướng làm mới, tác động tích cực tới bản thân giáo viên và ảnh hưởng tốt đối với học sinh, nhất là hứng thú học tập cũng như khả năng hoạt động và mức độ nhận thức của các em; có hiệu quả thiết thực nhằm tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. Các nguồn kiến thức trên chỉ tận dụng các từ khóa để tạo nên mối liên hệ lô- gíc nên học sinh có thể khái quát kiến thức bằng một vài dòng thơ. Cách làm này thực sự là một phương pháp ghi chép sáng tạo và hiệu quả bởi thông qua nó, chúng ta sẽ giúp học sinh sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian hơn, ghi nhớ tốt hơn và có cái nhìn tổng thể về những đơn vị kiến thức cũng như các mối liên hệ của nó. Với ý nghĩa đó, tôi xin được góp một tiếng nói nhỏ về “Vận dụng nguồn kiến thức Văn học để dạy hiệu quả một số bài Sinh học 6 cho học sinh THCS”.
- Mục đích nghiên cứu :
Để áp dụng phương pháp dạy học mới nhằm gây hứng thú cho các em khi học các tiết lý thuyết trong chương trình Sinh học đầu cấp THCS, giúp các em học sinh dễ dàng hơn và nhớ kiến thức lâu hơn, khoa học hơn, logic hơn.
- Đối tượng nghiên cứu :
– Đối tượng nghiên cứu:
Sử dụng một số phương pháp dạy học tích hợp – liên môn vào dạy các bài Sinh học là đổi mới phương pháp dạy học – trọng tâm của đổi mới giáo dục hiện nay.
– Khách thể nghiên cứu:
Là Bộ môn Sinh học THCS và trình độ, năng lực của học sinh đang học khối lớp 6 trường THCS Hà Lĩnh.
- Phương pháp nghiên cứu
Khi đưa vào nghiên cứu và xây dựng đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã vận dụng các phương pháp chính sau đây:
4.1. Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết:
Với hơn mười năm trong nghề và qua 2 ngôi trường khác nhau đã cho tôi nhiều cơ hội để học hỏi đồng nghiệp đã áp dụng phương pháp dạy học tích cực. Qua thực trạng và những kết quả khảo sát nêu trên, bắt đầu từ học kì 1 năm học ……….., tôi đã tìm hiểu và vận dụng một vài câu thơ, bài thơ phục vụ một số giờ dạy học Sinh học 6 tại trường THCS Hà Lĩnh. Để làm được điều đó, tôi thực hiện theo các giải pháp sau:
– Khảo sát một số nội dung bài học có thể vận dụng nguồn kiến thức Văn học
– Sưu tầm, lựa chọn, tự làm các nguồn kiến thức phù hợp với nội dung bài học
– Vận dụng nguồn kiến thức Văn học vào bài dạy học cụ thể
4.2. Phương pháp điều tra và thu thập thông tin:
Kết quả điều tra cho thấy:
Những năm mới vào nghề khi truyền thu kiến thức theo phương pháp thụ động: Số học sinh không hiểu bài và không yêu thích môn học chiếm tỉ lệ khá cao.
Nhưng sau khi truyền thụ kiến thức theo phương pháp tích cực đặc biệt là sử dụng các câu vè, trích đoạn ca dao trong kiến thức môn Ngữ văn vào dạy học số
học sinh yêu thích môn học chiếm tỉ lệ cao hơn:
– 100% các em tham gia hoạt động. Đa số các em hiểu bài, phát huy được tính tích cực. Rèn luyện cho các em một số kỹ năng bảo vệ ý kiến của minh trước lớp. Lớp học sôi nổi.
4.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu.
Ngoài ra trong quá trình giảng dạy tôi thường liên hệ với tính thực tiễn trong đời sống xung quanh các em, qua các bài kiểm tra để thống kê được được số lượng học sinh hiểu rõ trọng tâm kiến thức, từ đó để có biện pháp truyền thụ kiến thức tốt hơn.
Phần II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lý luận:
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1 – 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 – 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12 – 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4 – 1999). Trong luật giáo dục cũng đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Thực hiện công văn số 1506/SGDĐT-GDTrH ngày 21/8/2014 của Sở GDĐT, Phòng Giáo dục và Đào tạo Hà Trung cũng hướng dẫn các trường một số nội dung thực hiện Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. Mục đích của cuộc thi nhằm: Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh; Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm “học đi đôi với hành”; Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]