SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy bài 19 “môi trường hoang mạc” (Địa lý lớp 7)
- Mã tài liệu: BM7012 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 811 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Vĩnh Yên |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Vĩnh Yên |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy bài 19 “môi trường hoang mạc” (Địa lý lớp 7)”:
Việc nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học “Phát huy tính chủ động tích cực của người học” nhằm khắc phục phương pháp học thụ động, dập khuôn máy móc, thiếu sáng tạo và khả năng thực hành yếu của HS trước đây sang tự học chủ động , tích cực.
Tạo hứng thú học, phát huy tính chủ động, tích cực lĩnh hội, khám phá những kiến thức địa lí không chỉ trong sách vở mà ở các phương tiện thông tin đại chúng : báo chí, nghe đài, mạng Internet…từ đó biết vận dụng kiến thức đã học giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
Hình thành ở các em năng lực tự học, tư duy sáng tạo, biết tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, rèn thành thạo các kĩ năng địa lí, kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề…..
Giáo dục bồi dưỡng các phẩm chất yêu gia đình, quê hương đất nước, trung thực chí công vô tư, có trách nhiệm với bản thân , cộng đồng, tôn trọng kỉ luật, pháp luật…. .tạo nên một thế hệ tương lai có đủ đức và tài để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và hội nhập.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU.
- Lý do chọn đề tài.
Trong Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2009 – 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhấn mạnh: “… tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán – sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh” và quan điểm này được thể chế hóa trong Luật Giáo dục sửa đổi ban hành ngày 27/6/2005, Điều 2.4, đã ghi “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học. Bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Để làm được điều này đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản về giáo dục từ nội dung giáo dục, phương pháp dạy học đến việc xây dựng những môi trường giáo dục lành mạnh và thuận lợi giúp người học có thể chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức, phát triển kĩ năng và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
Hiện nay ngành giáo dục đang từng bước đổi mới nhiều mặt nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục. Do đó, người giáo viên cần biết lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp để học sinh dễ hiểu, hứng thú say mê môn học và phương pháp dạy học “Phát huy tính chủ động tích cực của người học” đang được áp dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả cao trong dạy học.
- Mục đích nghiên cứu.
Việc nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học “Phát huy tính chủ động tích cực của người học” nhằm khắc phục phương pháp học thụ động, dập khuôn máy móc, thiếu sáng tạo và khả năng thực hành yếu của HS trước đây sang tự học chủ động , tích cực.
Tạo hứng thú học, phát huy tính chủ động, tích cực lĩnh hội, khám phá những kiến thức địa lí không chỉ trong sách vở mà ở các phương tiện thông tin đại chúng : báo chí, nghe đài, mạng Internet…từ đó biết vận dụng kiến thức đã học giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
Hình thành ở các em năng lực tự học, tư duy sáng tạo, biết tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, rèn thành thạo các kĩ năng địa lí, kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề…..
Giáo dục bồi dưỡng các phẩm chất yêu gia đình, quê hương đất nước, trung thực chí công vô tư, có trách nhiệm với bản thân , cộng đồng, tôn trọng kỉ luật, pháp luật…. .tạo nên một thế hệ tương lai có đủ đức và tài để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và hội nhập.
- Đối tượng nghiên cứu.
Khái niệm, đặc điểm và tính hiệu quả của phương pháp dạy học phát huy tính chủ động tích cực của người học.
Sử dụng phương pháp dạy học “Phát huy tính chủ động tích cực của người học” vào dạy bài 19: Môi trường hoang mạc – địa lí 7.
4 . Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu nội dung này, tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:
– Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Đọc, tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về môi trường hoang mạc (SGK và SGV địa lí 7, tài liệu dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực, thông tin tham khảo từ mạng Iternet…..)
– Phương pháp quan sát, điều tra thực tế: thông qua dự giờ đồng nghiệp, tinh thần thái độ học của học sinh ở trên lớp.
– Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Thông qua kết quả các bài kiểm tra có thể đánh giá chất lượng và hiệu quả học tập của HS trong giờ dạy học địa lí.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm .
- Phương pháp dạy học tích cực. {2}
– Phương pháp dạy học tích cực là dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Điều cốt yếu của dạy học tích cực là sự kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp dạy học (PPDH) phù hợp với nội dung, trình độ nhận thức của học sinh (HS) và điều kiện thực tế ở địa phương để đạt được mục tiêu của bài học. Những PPDH quen thuộc như: dùng lời, trực quan, minh hoạ, vấn đáp, thảo luận nhóm, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, trò chơi, động não, thực hành và một số phương pháp có tên gọi mới hiện tại đang được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới như: Học theo góc, học theo hợp đồng, học theo dự án… cần được kết hợp với nhau một cách linh hoạt.
– Tính tích cực trong học tập được biểu hiện: Hăng hái, chủ động, tự giác tham gia các hoạt động học tập, thích tìm tòi khám phá những điều chưa biết dựa trên những cái đã biết. Sáng tạo vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống…
2. Đặc điểm của phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.{2}
– Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh:
Có thể nói hoạt động học là cách tốt nhất để làm biến đổi chính người học.
Người học vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá trình dạy học và được cuốn
hút tham gia vào các hoạt động học tập do giáo viên (GV) tổ chức, chỉ đạo.
Qua đó, người học tự mình khám phá, tìm tòi kiến thức không thụ động trông chờ vào việc truyền thụ của giáo viên.
– Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học:
Kho tàng kiến thức của nhân loại đang ngày một phong phú, trong một
thời gian ngắn nhà trường không thể trang bị cho học sinh hết những kiến thức cần thiết. Do vậy, người thầy phải hình thành ở học sinh phương pháp và năng lực tự học, tự nghiên cứu để có thể tự chiếm lĩnh kiến thức và hoàn thiện bản thân. Thói quen tự học được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, học trên lớp, học ở nhà, học trong thư viện và học ngoài thực tiễn cuộc sống, thông qua các phương tiện: tài liệu, sách báo, truyền hình, phim ảnh, internet, thực tiễn, thầy cô giáo và những người xung quanh.
Trong trang này sử dụng TLTK số 2.
– Tăng cường học tập cá nhân phối hợp với học tập hợp tác:
Trong một lớp học, trình độ kiến thức, khả năng tư duy của học sinh không đồng đều. Để phát huy tính tích cực của người học đòi hỏi phải có sự phân hóa về trình độ HS. Các bài học phải được thiết kế phù hợp với khả năng nhận thức của từng đối tượng người học, đảm bảo trong giờ học tất cả các đối tượng đều được làm việc… tạo động cơ học tập tích cực, không còn tâm lí ngại học.
Tuy vậy, lớp học là môi trường giao tiếp thầy- trò, trò- trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức. Khi giải quyết những vấn đề khó cần đến sự phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Thông qua thảo luận, tranh luận trong nhóm, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ và được chia sẻ. Học sinh không chỉ có điều kiện học tập với nhau mà còn học tập lẫn nhau. Qua học tập hợp tác, các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng tổ chức và lãnh đạo…từ đó hình thành ở học sinh phẩm chất của người lao động mới. Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liên quốc gia, năng lực hợp tác trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường phải chuẩn bị cho học sinh.
– Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò:
Trong dạy – học, việc kiểm đánh giá HS nhằm mục đích để người học, người dạy biết được năng lực nhận thức thực tế của học sinh từ đó cả người dạy và người học điều chỉnh phương pháp dạy – học của mình cho phù hợp để hoàn thành mục tiêu giáo dục.
Trong dạy học thụ động, việc đánh giá học sinh chỉ có từ phía GV còn trong dạy học tích cực, ngoài việc đánh giá của GV, học sinh cũng được tạo điều kiện phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Thông qua việc đánh giá, học sinh không chỉ được rèn luyện kĩ năng xem xét, phân tích vấn đề mà trên cơ sở đó tự điều chỉnh cách học, điều chỉnh hành vi phù hợp.
- Tình hình dạy – học Địa lí ở trường THCS.
- Thực trạng
– Về phía học sinh:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]