SKKN Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn để dạy tiết 30, bài 24 môn Địa lí 6: “biển và đại dương”
- Mã tài liệu: BM6026 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 972 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyệt Ấn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Nguyệt Ấn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Dự án làm cho quá trình dạy học bộ môn thêm phong phú, đa dạng. Làm cho việc học của học sinh thêm hứng thú, tạo cho học sinh lòng hăng say. Từ đó tạo điều kiện phát triển khả năng, năng lực của học sinh.
Dự án góp phần củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh. Với việc kết hợp kiến thức liên môn Hóa học, Vật lí, Sinh học, Lịch sử, Giáo dục công dân vào môn Địa Lí góp phần làm cho học sinh có kiến thức đầy đủ, bao quát, sâu sắc hơn. Tạo điều kiện cho học sinh sáng tạo, rèn luyện kỹ năng học đi đôi với hành, kỹ năng giải quyết các tình huống trong cuộc sống và ứng dụng vào thực tiễn đời sống.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chon đề tài:
Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối.
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông…
Qua thực tế dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Mặc dù đã được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp, nhưng chưa hẳn tất cả giáo viên đều đã nhận thức về vấn đề một cách thấu đáo. Bản thân tôi cũng không ít lần lúng túng trong thiết kế bài dạy cũng như vận dụng một cách hiệu quả các phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp.
Từ những lí do trên, khi chọn sáng kiến kinh nghiệm này, mục đích của tôi là muốn đúc rút những vấn đề lí luận cơ bản nhằm giúp cho việc nhận thức rõ hơn về dạy học tích hợp và bản thân tôi đã thiết kế thử nghiệm một bài dạy cụ thể đã được giảng dạy trong chương trình. Tiết dạy thử nghiệm theo phương pháp tích hợp, xen kẽ kênh hình, lồng ghép kiến thức các môn Hóa học, Lịch Sử, Vật lý, Sinh học, Giáo dục công dân vào giảng dạy tiết 30 – Môn Địa Lí 6: “Biển và Đại Dương”
- . Mục đích nghiên cứu:
Dự án làm cho quá trình dạy học bộ môn thêm phong phú, đa dạng. Làm cho việc học của học sinh thêm hứng thú, tạo cho học sinh lòng hăng say. Từ đó tạo điều kiện phát triển khả năng, năng lực của học sinh.
Dự án góp phần củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh. Với việc kết hợp kiến thức liên môn Hóa học, Vật lí, Sinh học, Lịch sử, Giáo dục công dân vào môn Địa Lí góp phần làm cho học sinh có kiến thức đầy đủ, bao quát, sâu sắc hơn. Tạo điều kiện cho học sinh sáng tạo, rèn luyện kỹ năng học đi đôi với hành, kỹ năng giải quyết các tình huống trong cuộc sống và ứng dụng vào thực tiễn đời sống.
Tạo cơ hội cho các em thể hiện mình, giao tiếp được nâng lên. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc học đều các môn học để có sự phát triển một cách toàn diện. Góp phần xây dựng một xã hội ngày càng tiến bộ và đáp ứng được yêu cầu hiện nay.
Qua việc thực hiện dự án sẽ giúp cho giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức bộ môn mình dạy mà còn không ngừng trao dồi kiến thức các môn học có liên quan. Từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng nâng cao hiệu quả trong công tác dạy học.
Mục đích của đổi mới phương pháp dạy- học hiện nay là phương pháp dạy- học tích hợp mà đặc trưng của nó là:
+ Dạy – học thông qua việc liên hệ kiến thức của các môn học khác.
+ Dạy – học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
+ Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác.
Dạy – học tích hợp môn Địa Lí ở trường THCS là dạy – học không chỉ đem đến cho học sinh kiến thức mà còn nhằm rèn luyện phương pháp tư duy logic và khoa học, có khả năng tự giải quyết vấn đề. Kiến thức phải được khắc sâu trong học sinh để làm tiền đề cho việc tiếp thu các kiến thức tiếp theo.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
– Đối tượng nghiên cứu là bài 24: “Biển và đại dương” có tích hợp kiến thức của các môn Hóa học, Vật lý, Sinh học, Giáo dục công dân.
– Học sinh Lớp 6B Trường THCS Dân tộc nội trú- Bá Thước.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp xây dựng cở sở lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu, để nắm rõ như thế nào là dạy học tích hợp, và áp dụng trong day học ra sao.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Trong công tác giảng dạy giáo viên hiểu rõ tâm lý, năng lực của từng đối tượng học sinh, thông qua bài kiểm tra để đánh giá chất lượng học sinh.
– Phương pháp thống kê, sử lý số liệu: Phân tích và sử lý số liệu kết quả quả bài kiểm tra trước và sau khi áp dụng đề tài
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. “Tích hợp” là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn “liên môn” là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học “tích hợp” thì chắc chắn phải dạy kiến thức “liên môn” và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp.
Việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn Đối với học sinh, trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó; Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp.
Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức liên môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Việc tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy bộ môn Địa Lí nói chung là rất cần thiết. Trong tiết học này tôi tích hợp một số đơn vị kiến thức trong các môn Hóa học, Lịch Sử, Vật lý, Sinh học, Giáo dục công dân vào bài học sẽ giúp cho bài học bao quát nội dung, đầy đủ ý, khắc sâu được kiến thức hơn, đồng thời gây được hứng thú học tập cho học sinh hơn.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]