SKKN Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn vào dạy bài 14 – Thực hiện trật tự an toàn giao thông – Giáo dục công dân 6
- Mã tài liệu: BM6045 Copy
Môn: | Giáo dục công dân |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1448 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Trần Thị Kim Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thăng Long |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Trần Thị Kim Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thăng Long |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn vào dạy bài 14 – Thực hiện trật tự an toàn giao thông – Giáo dục công dân 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Về phía học sinh
2.3.2. Về phía giáo viên
2.3.3. Giáo án
2.3.4. Tổ chức giờ học vận dụng kiến thức liên môn trên lớp
2.3.5. Giáo án minh họa
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
Việt Nam đang trong xu thế hội nhập với đà phát triển chung của thế giới. Cùng với sự phát triển kinh tế là sự giao thoa, hoà nhập về văn hoá. Giáo dục không nằm ngoài tiến trình phát triển đó. Giáo dục đòi hỏi có sự thay đổi thích ứng xu thế xã hội. Giáo dục chương trình phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Môn GDCD đang có những thay đổi quan trọng về cách dạy, cách học cũng như chương trình nội dung SGK để phù hợp với xu thế chung của thời đại.
Quan điểm Giáo dục của chúng ta là hướng tới sự toàn diện, không chỉ cung cấp kiến thức mà quan trọng hơn là góp phần hoàn thiện nhân cách con người, những Con Người thực thụ để từ đó mỗi người có thể biết cách làm việc, biết cách chung sống, biết cách khẳng định mình, rèn luyện những phảm chất đạo đức, tuân theo quy định của pháp luật. Để con người có thể phát triển toàn diện được một môn học không thể làm được mà đòi hỏi sự tổng hợp kiến thức của nhiều môn học. Lâu nay học sinh tiếp cận, lĩnh hội, khám phá tri thức nhưng kiến thức các em tiếp nhận được là kiến thức từng môn khoa học riêng lẻ. Việc đưa kiến thức liên môn vào một môn học sẽ giúp cho HS – những người mới của thời đại nói chung có sự hiểu biết phong phú hơn và góp phần làm cho môn học hấp dẫn hơn.
Vấn đề dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn không phải là vấn phải mới mẻ nhưng không phải là vấn đề cũ. Nó luôn là vấn đề nóng và thực sự cần thiết trong mọi thời đại. Tuy nhiên để hiểu và vận dụng cũng như vận dụng có hiệu quả vào thực tế giảng dạy nhất là môn GDCD là tương đối khó bởi vì dạy học liên môn theo hướng tích hợp trong các bộ môn khác có nhiều giáo viên thực hiện nhưng đạt hiệu quả cao không phải dễ dàng gì?
Hơn nữa dạy về an toàn giao thông cho HS lớp 6 là vấn đề rất cần thiết và bổ ích. Như chúng ta đều biết vấn đề về giao thông vẫn luôn luôn là một trong những vấn đề quan trọng có tính chất thời sự cao. Những phương tiện giao thông ra đời là một sự thuận lợi lớn cho con người về mặt di chuyển nhưng kéo theo đó là sự nguy hiểm về tính mạng nếu người tham gia giao thông không có ý thức trách nhiệm, đặc biệt là nếu có chuyện không hay xảy ra, không chỉ nguy hiểm đến tính mạng của riêng người đó mà có thể còn liên lụy đến nhiều tính mạng khác nữa. Chưa bao giờ vấn đề an toàn giao thông lại được quan tâm như hiện nay và cần được tuyên truyền mạnh mẽ như thời buổi này. Quảng Chính là một trong những địa phương có Quốc lộ 1A chạy qua. Trong những năm vừa qua, tình hình tai nạn giao thông diễn biến tương đối phức tạp. Mật độ người tham gia giao thông ngày càng tăng kéo theo những hệ lụy mà nó gây ra rất nhiều.Trong đó số lượng HS tham gia giao thông là khá cao. Lâu nay vấn đề này đang được nhiều người quan tâm nhưng cách truyền thụ kiến thức đơn thuần dễ gây sự nhàm chán cho HS. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần giải thích an toàn giao thông là gì, vì sao cần đến an toàn giao thông, lợi ích mà an toàn giao thông đem lại và cần làm gì để giữ an toàn giao thông. Chính vì lẽ đó tôi xin mạnh dạn đưa đề tài “Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn vào dạy bài 14- Thực hiện trật tự an toàn giao thông – GDCD 6 ”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Từ những lí do trên, tôi bắt tay vào nghiên cứu, điều tra, thử nghiệm, đánh giá rút kinh nghiệm các giải pháp nhằm đưa ra cách tiếp cận hấp dẫn học sinh, từ đó học sinh có hứng thú học môn GDCD và trau dồi tình cảm, giáo dục nhân cách học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tôi chỉ tập trung nghiên cứu vận dụng đưa tích hợp kiến thức liên môn vào một bài dạy học cụ thể, từ đó đúc rút một số giái pháp áp dụng trong đơn vị.
SKKN này áp dụng cho HS lớp 6 trường THCS Quảng Chính.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài trên, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
– Phương pháp thực nghiệm: Soạn giáo án và giảng dạy trong thực tế để rút kinh nghiệm
– Phương pháp quan sát.
– Phương pháp thu thập, xử lý thông tin qua phần tổng hợp kết quả bài làm học sinh.
– Phương pháp thống kê , Phương pháp đàm thoại.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận sáng kiến kinh nghiệm
Tích hợp (Tiếng Anh: Integration) có nguồn gốc từ tiếng Latinh, với nghĩa xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ.
Trong Tiếng Việt, tích hợp được ghép từ hai từ tích và hợp. Tích (danh từ) là kết quả của phép nhân; động từ: dồn góp từng ít cho thành số lượng đáng kể (Theo viện ngôn ngữ học, trang 981) còn Hợp (danh từ): tập hợp mọi phần tử của các tập hợp khác; hợp(động từ): gộp chung; hợp (tính từ): không mâu thuẫn, đúng với đòi hỏi. Vậy tích hợp là sự lắp ráp, kết nối các thành phần của một hệ thống theo quan điểm tạo nên một hệ thống toàn bộ.
Về phương diện lí luận dạy học, tích hợp có thể hiểu là sự kết hợp, hợp nhất, sự hoà nhập các bộ phận, các phần tử khác nhau thành một thể thống nhất. Cũng có thể hiểu tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố, nội dung gần giống nhau, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết, làm sáng tỏ vấn đề và cùng một lúc đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.
Dạy học tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng, là một quan điểm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, tạo ra động cơ, hứng thú học tập học sinh đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường vì chúng ta biết mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều có mối liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Chính vì vậy khi nhận thức một vấn đề chúng ta cần đặt chúng trong mối quan hệ với các vấn đề, hiện tượng khác để nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vấn đề cần giải quyết.
Theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Năm học mới …………, Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục khuyến khích giáo viên dạy học theo hướng “tích hợp liên môn”.
Trước hết phải nói rằng dạy tích hợp, liên môn không phải là hai khái niệm tách rời nhau mà chỉ là một khái niệm duy nhất đó là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học.“Tích hợp” là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn “liên môn” là để cập nhật tới nội dung dạy học. Đã dạy học“tích hợp” thì chắc chắn phải dạy kiến thức “liên môn” và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả dạy của dạy liên môn phải hướng tới mục tiêu tích hợp.
Vậy tích hợp liên môn là gì? Các môn học được liên hợp lại với nhau và giữa chúng có các chủ đề, những khái niệm lớn và những ý tưởng lớn. Chương trình liên môn tạo ra những kết nối rõ rệt giữa các môn học. Chương trình xoay quanh các chủ đề / vấn đề chung nhưng các khái niệm và các kĩ năng liên môn được nhấn mạnh giữa các môn chứ không phải từng môn riêng biệt. Có quan niệm cho rằng: Mỗi một môn học có một đặc thù riêng, một hệ thống kiến thức riêng. Làm sao lồng ghép nội dung kiến thức của môn học này với nội dung kiến thức môn học khác. Nhưng cũng có quan điểm: “Người giáo viên cần phải có sự lồng ghép hài hoà, khéo léo để học sinh hiểu biết về các môn học”
Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các môn khoa học khác lại với nhau như: Lí- Hóa- Sinh, Văn – Sử – Địa. Hoặc có thể tích hợp được cả các môn tự nhiên với các môn xã hội như: Văn, Toán, Địa, Hóa, Sinh, GDCD…Ở mức độ cao, sự tích hợp này sẽ hình thành những môn học mới, chứ không phải là một sự lắp ghép thông thường các môn riêng rẽ lại với nhau. Tuy nhiên, các môn vẫn giữ vị trí độc lập với nhau, chỉ tích hợp những phần gần nhau. Ở mức độ thấp thì việc tích hợp được thực hiện trong mối quan hệ liên môn. Những môn được học riêng rẽ nhưng cần chú ý đến những nội dung có liên quan đến các bộ môn khác, trong quá trình dạy học chỉ cần khai thác, vận dụng các kiến thức có liên quan đến bài giảng mình đang thực hiện.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 109
- 1
- [product_views]
- 6
- 199
- 2
- [product_views]
- 5
- 126
- 3
- [product_views]
- 6
- 132
- 4
- [product_views]
- 5
- 149
- 5
- [product_views]
- 0
- 144
- 6
- [product_views]
- 2
- 179
- 7
- [product_views]
- 7
- 191
- 8
- [product_views]
- 2
- 127
- 9
- [product_views]
- 5
- 169
- 10
- [product_views]