SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi so sánh, phục vụ giảng dạy các bài cấu tạo trong, ngành động vật có xương sống trong chương trình Sinh học 7
- Mã tài liệu: BM7089 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2176 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thị trấn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thị trấn |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Xây dựng hệ thống câu hỏi so sánh, phục vụ giảng dạy các bài cấu tạo trong, ngành động vật có xương sống trong chương trình Sinh học 7” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Quy trình thiết kế câu hỏi
Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học
Bước 2: Phân tích nội dung dạy học
Bước 3: Xác định nội dung kiến thức có thể mã hóa thành câu hỏi hoặc bài tập ứng với các khâu của quá trình dạy học
Bước 4: Diễn đạt các khả năng mã hóa nội dung kiến thức đó thành câu hỏi hoặc bài tập.
Bước 5: Lựa chọn, sắp xếp các câu hỏi, bài tập thành hệ thống theo mục đích của lí luận dạy học
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Một đất nước phát triển đòi hỏi người lao động phải có phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu xã hội: có tinh thần trách nhiệm, phải năng động sáng tạo, có kỹ năng giao tiếp,… đây cũng là vấn đề Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Như Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã nói “Quá trình đổi mới giáo dục gắn liền với sự phát triển của đất nước”.
Chính vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi học hỏi đề ra những biện pháp tích cực trong quá trình giảng dạy nhằm đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh.
Trong những năm học qua Bộ GD & ĐT đã phát động nhiều cuộc vận động và các phong trào thi đua, như cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”, cuộc vận động: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, và chủ đề năm học “Đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”… Năm học …………hưởng ứng các cuộc vận động và các phong trào thi đua, trường THCS Cẩm Bình đã triển khai, thực hiện đến tất cả cán bộ giáo viên và học sinh. Đã có nhiều buổi hội thảo, chuyên đề, nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, của tổ bộ môn. Song chất lượng học sinh đại trà trong toàn trường còn thấp. Chất lượng được phản ánh rõ qua các lần kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh. Trong đó bộ môn sinh học cũng có chất lượng chung như vậy.
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm được giảng dạy ở THCS. Cấu trúc SGK được thiết kế theo logic của môn học từ: Thực vật- Động vật – Cơ thể người- Di truyền, biến dị – Sinh thái và môi trường. Trong đó sinh học 7 nhằm hình thành ở học sinh toàn bộ về thế giới động vật, về đặc điểm hình thái, cấu tạo, những quy luật hoạt động, những đặc điểm thích nghi với môi trường sống của các động vật.
Ngành động vật có xương sống trong chương trình sinh học 7 được chia thành các lớp động vật, sắp xếp từ thấp đến cao trong thang tiến hóa. Những nội dung, cấu trúc mạch kiến thức được học trong mỗi lớp là tương tự nhau. Mở đầu mỗi lớp động vật được nghiên cứu một đại điện điển hình, tiếp theo là bài cấu tạo trong, cuối mỗi lớp là bài đa dạng và đặc điểm chung. Bài cấu tạo trong tập trung nghiên cấu về cấu tạo và hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt trong mỗi lớp động vật mức độ yêu cầu khai thác kiến thức là tương tự nhau.
Do vậy trong quá trình học tập, học sinh gặp phải những khó khăn như: khai thác thông tin SGK, tư duy logic kiến thức cũ và mới, khả năng khó nhớ, vận dụng kiến thức và liên hệ thực tế trong mỗi bài học. Mặt khác do thời lượng chương trình có hạn, nội dung kiến thức trong một tiết học còn nặng.
Để khắc phục những khó khăn trên tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu, xây dựng và áp dụng SKKN: “Xây dựng hệ thống câu hỏi so sánh, phục vụ giảng dạy các bài cấu tạo trong, ngành động vật có xương sống trong chương trình sinh học 7 ở trường THCS Cẩm Bình”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Xuất phát từ tình hình thực tế của xã hội trong thời kì Công nghiệp hóa –hiện đại hóa, đặc biệt là công nghệ sinh học đang phát triển như vũ bão.
Xuất phát từ thực tế học sinh trường trung học cơ sở Cẩm Bình đa số các em còn ham chơi hơn ham học, các em cho rằng sinh học là môn học phụ nên chưa được chú trọng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học cần tổ chức cho các em hoạt động một cách chủ động, tích cực, so sánh rút ra kết luận giải quyết được những vấn đề đặt ra.
* Hệ thống câu hỏi so sánh
– Câu hỏi so sánh bộ xương
– Câu hỏi so sánh hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ sinh dục.
* Hướng trả lời
* Hướng vận dụng: Kiểm tra bài cũ, giảng bài mới, cũng cố, hướng dẫn học ở nhà
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: “Xây dựng hệ thống câu hỏi so sánh, phục vụ giảng dạy các bài cấu tạo trong, ngành động vật có xương sống trong chương trình sinh học 7 ở trường THCS Cẩm Bình“
– Xác định mục tiêu dạy học
– Phân tích nội dung dạy học
– Xác định nội dung kiến thức có thể mã hóa thành câu hỏi hoặc bài tập ứng với các khâu của quá trình dạy học.
– Diễn đạt các khả năng mã hóa nội dung kiến thức đó thành câu hỏi hoặc bài tập.
– Lựa chọn, sắp xếp các câu hỏi, bài tập thành hệ thống theo mục đích của lí luận dạy học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp điều tra qua khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ.
2.1.1. Định nghĩa câu hỏi.
Câu hỏi là một dạng cấu trúc ngôn ngữ để diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh đề cần được giải quyết.
Câu hỏi phát huy tính tích cực là câu hỏi đặt ra trước học sinh một nhiệm vụ nhận thức, khích lệ và đòi hỏi học sinh phải cố gắng trí tuệ cao nhất, tự lực hoặc hợp tác tìm ra câu trả lời thông qua một chuỗi các thao tác lôgic. Qua đó tập dượt cho học sinh phương pháp nghiên cứu, phương pháp giải quyết vấn đề và tạo được tâm lí sẵn sàng tìm hiểu, khám phá cái mới trong học tập.
2.1.2. Phân loại câu hỏi: (có 2 loại câu hỏi)
– Loại câu hỏi đòi hỏi tái hiện kiến thức, sự kiện, nhớ và trình bày một cách có hệ thống và có chọn lọc.
– Loại câu hỏi đòi hỏi sự thông hiểu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, vận dụng kiến thức
2.1.3. Quy trình thiết kế câu hỏi
Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học
Bước 2: Phân tích nội dung dạy học
Bước 3: Xác định nội dung kiến thức có thể mã hóa thành câu hỏi hoặc bài tập ứng với các khâu của quá trình dạy học
Bước 4: Diễn đạt các khả năng mã hóa nội dung kiến thức đó thành câu hỏi hoặc bài tập.
Bước 5: Lựa chọn, sắp xếp các câu hỏi, bài tập thành hệ thống theo mục đích của lí luận dạy học.
2.1.4. Câu hỏi so sánh
Loại câu hỏi này hướng học sinh vào nghiên cứu chi tiết những vấn đề khá phức tạp, nắm vững những sự vật, hiện tượng gần giống nhau, những khái niệm có nội hàm chồng chéo một phần. Đây là loại câu hỏi hiện nay được sử dụng nhiều nhất.
2.1.5 Hệ thống câu hỏi SGK
Hệ thống câu hỏi SGK còn ít chưa được phân loại mức độ kiến thức và nội dung. Do vậy trong quá trình thiết kế giáo án, giáo viên phải gia công thêm hệ thống câu hỏi để phù hợp với từng đối tượng học sinh
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
2.2.1. Thực trạng chung
Trường THCS Cẩm Bình đóng trên địa bàn xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Cơ sở vật chất trường, lớp và trang thiết bị dạy học còn thiếu và cũ. Đặc biệt bộ môn sinh học cần nhiều đồ dùng dạy học trực quan, mẫu vật, mô hình. Nhưng phần lớn đồ dùng dạy học chưa đáp ứng đủ yêu cầu trong các tiết học, kinh phí hỗ trợ cho học sinh tham gia trải nghiệm chưa có vì vậy chưa gây hứng thú cho học sinh trong học tập bộ môn.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]