SKKN Xây dựng hệ thống sơ đồ tư duy để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 6 khi học tiết 135: “tổng kết phần tiếng Việt” (sgk Ngữ văn lớp 6, tập 2)
- Mã tài liệu: BM6088 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 931 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Vĩnh An |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Vĩnh An |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Xây dựng hệ thống sơ đồ tư duy để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 6 khi học tiết 135: “tổng kết phần tiếng Việt” (sgk Ngữ văn lớp 6, tập 2)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Hệ thống sơ đồ tư duy để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 6 khi học tiết 135: “Tổng kết phần Tiếng Việt” (SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2)
2.3.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề: “Sơ đồ tư duy khi ôn tập Tiếng Việt” (Tiết 135″Tổng kết phần Tiếng Việt”, SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2)
A. Mục tiêu
B.Thời gian thực hiện
C. Thiết bị và vật tư
D. Hình thức hoạt động
E. Các hoạt động thực hiện chủ đề
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta biết rằng, hiện nay các trường đang tổ chức thực hiện học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Đây được coi là chìa khóa thực hiện việc học đi đôi với hành, học qua loa, học để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống ngay trong lớp, trong trường. Đồng thời, đây cũng được coi là phương pháp thực sự ưu việt cho sự phát triển năng lực sáng tạo, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các kĩ năng, giá trị và phẩm chất của bản thân. Hầu hết học sinh khi học tập dưới dạng này đều tỏ ra thích thú, hứng khởi. Rất nhiều em thể hiện rõ năng lực của mình qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các môn học, nhất là môn Ngữ văn, một môn học mà vốn dĩ đã mang nhiều màu sắc lý thuyết.
Cùng với phân môn Văn và Tập làm văn thì Tiếng Việt – phân môn từ ngữ có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở nói chung và Ngữ văn lớp 6 nói riêng. Phân môn Tiếng Việt trang bị vốn từ thông thường cần thiết, rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy và năng lực thực hành những kĩ năng về Tiếng Việt. Đồng thời, rèn luyện cho học sinh khả năng giao tiếp, ứng xử.
Khi biên soạn sách giáo khoa, Bộ giáo dục đã xây dựng dựa trên nguyên tắc đồng tâm. Điều đó đảm bảo cho học sinh Trung học cơ sở trong từng khối lớp đều có cơ hội tiếp xúc và mở rộng kiến thức của mình. Phần Tiếng Việt lớp 6 tập trung chủ yếu vào kiến thức về từ ngữ.
Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều học sinh lớp 6, đặc biệt là học sinh miền núi vùng sâu, vùng xa như trường PTDTBT THCS Giao Thiện, với điều kiện học tập còn nhiều hạn chế, có nhiều em còn nói chưa thông, viết chưa thạo thì việc lĩnh hội được khối lượng kiến thức về Tiếng Việt trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 6 là rất khó khăn. Vậy làm cách nào để các em học sinh lớp 6 có thể nắm bắt được kiến thức một cách nhanh nhất và nhớ lâu nhất mà không phải tốn nhiều thời gian học? Làm thế nào để tạo hứng khởi cho các em khi học Tiếng Việt? Tôi thiết nghĩ chúng ta nên tổ chức cho các em hoạt động trải nghiệm sáng tạo thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy cho tất cả các tiết học về Tiếng Việt, đặc biệt là các tiết ôn tập, tổng kết về Tiếng Việt.
Vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Xây dựng hệ thống sơ đồ tư duy để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 6 khi học tiết 135: “Tổng kết phần Tiếng Việt” (SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2)” để nghiên cứu. Mặc dù đây là mảnh đất không mới, đã có nhiều người đặt chân và reo hạt nhưng tôi vẫn mạnh dạn tìm cho mình một mảnh đất trống để trồng thử cái mầm mà mình đã ấp ủ bấy lâu nay. Hy vọng rằng, sáng kiến nhỏ của tôi sẽ giống như một tài liệu cầm tay cho tất cả các em học sinh lớp 6 khi học Tiếng Việt, giúp các em phát huy vai trò cụ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được tham gia vào tất cả các quá trình hoạt động từ thiết kế, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả.
Bên cạnh đó, các em còn được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, lựa chọn ý tưởng của mình. Do vậy, các em thật sự hào hứng và rất tích cực khi được học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
1.2. Mục đích nghiên cứu
– Xây dựng được hệ thống sơ đồ tư duy để làm mẫu cho học sinh tham khảo khi tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho các em ở tiết 135:”Tổng kết phần Tiếng Việt” (SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2).
– Tạo hứng thú, tích cực, chủ động, sáng tạo, gắn với thực hành ở các em khi học.
– Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn Ngữ văn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống sơ đồ tư duy để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 6 khi học tiết 135: “Tổng kết phần Tiếng Việt” (SGK Ngữ văn lớp 6, tập 2) ở trường PTDTBT THCS Giao Thiện.
– Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 6 của trường PTDTBT THCS Giao Thiện.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp quan sát
– Phương pháp nghiên cứu lý luận.
– Phương pháp so sánh.
– Phương pháp khảo sát, thống kê, tổng kết kinh nghiệm.
– Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2.1.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
– Vị trí của hoạt động:
Là hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông được phân chia theo hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
– Mục tiêu của hoạt động:
Tạo cơ hội cho học sinh huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung.
– Quan điểm xây dựng:
Tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và đảm bảo hài hòa giữa lý thuyết và thực tiễn, tính khoa học và tính sư phạm, tính hiện đại và truyền thống. Đồng thời, hoạt động này đảm bảo sự cân đối giữa hoạt động cá nhân và tập thể, giữa hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài nhà trường. Nội dung chương trình được thiết kế thành các nhiệm vụ khác nhau: nhiệm vụ cá nhân, nhiệm vụ nhóm, nhiệm vụ tập thể.
– Phương pháp hoạt động:
Phương pháp giáo dục trong hoạt động trải nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu sau: Làm cho người học sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực, giúp người học suy nghĩ về những gì trải nghiệm, giúp người học phát triển kĩ năng phân tích, khái quát hóa các kinh nghiệm có được, tạo cơ hội cho người học có kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm bao gồm: Hình thức có tính khám phá (thực địa – thực tế, tham quan, cắm trại, trò chơi…); hình thức có tính thể nghiệm tương tác (diễn đàn, giao lưu, hội thảo, sân khấu hóa…); hình thức có tính cống hiến (thực hành lao động, hoạt động tình nguyện, nhân đạo…); hình thức có tính nghiên cứu (dự án và nghiên cứu khoa học, hoạt động theo nhóm sở thích).
2.1.2. Sơ đồ tư duy
– Khái niệm sơ đồ tư duy:
Để học sinh có thể tiếp cận với hình thức học theo sơ đồ tư duy, giáo viên trước hết phải giúp các em hiểu được sơ đồ tư duy là gì? Vì sao ta nên học theo sơ đồ tư duy? Đặc biệt, hình thành ngay từ lớp đầu cấp (lớp 6) làm nền móng để tiếp tục duy trì ở các lớp tiếp theo.
Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy (Mind Map) là một phương pháp học tập hiệu quả, tích cực, hiện đại và nhiều lí thú nếu bạn biết làm chủ nó. Tony Buzan sinh năm 1942, Anh, chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu hoạt động của bộ não và là cha đẻ của Mind Map.
Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy (Mind Map) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề. Nó là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp thế giới.
Phương pháp tư duy của ông được dạy và sử dụng ở khoảng 500 tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới; hơn 250 triệu người sử dụng phương pháp Mind Map của Tony Buzan; khoảng hơn 3 tỷ người đã từng xem và nghe chương trình của ông. Ông đã từng sang Việt Nam năm 2007 để nói chuyện về lĩnh vực nghiên cứu của mình.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]