SKKN Kinh nghiệm sử dụng kỹ năng tuyên truyền miệng về pháp luật trong một tiết thực hành ngoại khoá môn giáo dục công dân lớp 9
- Mã tài liệu: BM9053 Copy
Môn: | Giáo dục công dân |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 772 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Phạm Thị Khuê |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Láng Thượng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Phạm Thị Khuê |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Láng Thượng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm sử dụng kỹ năng tuyên truyền miệng về pháp luật trong một tiết thực hành ngoại khoá môn giáo dục công dân lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của tuyên truyền miệng về pháp luật
3.2. Các biện pháp tiến hành
a. Tiến hành khảo sát, điều tra ban đầu làm căn cứ để so sánh với kết quả sau khi áp dụng sáng kiến( phần này tôi đã làm ở phần thực trạng)
b. Xác định chủ đề ngoại khoá
c. Xây dựng giáo án giờ ngoại khoá
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Thế kỷ XXI, là kỷ nguyên của Công nghệ thông tin và hội nhầp Quốc tế. Trong thời đại tri thức này là sự cạnh tranh giữa các nền giáo dục và đào tạo. Để đưa đất nước ta hội nhập thành công và cạnh tranh thắng lợi, sánh vai được với các cường quốc trên thế giới thì giáo dục nhất thiết phải đào tạo ra những con người có tư duy sáng tạo, có thói quen tìm tòi và phát huy cái mới, có khả năng hợp tác, chia sẽ…. Nói tóm lại giáo dục đóng vai trò là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội để xây dựng xã hội Việt Nam văn minh, giàu mạnh, an toàn.
Đứng trước xu thế đó, cấp học trung học sơ sở là một mắt xích trung gian cực kì quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Ở cấp học trung học cơ sở, học sinh được học nhiều các môn học khác nhau, các môn học này đều góp phần giáo dục tư tưởng, giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhưng môn giáo dục công dân là môn học trực tiếp giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh, trong đó có việc giáo dục ý thức pháp luật. Giáo dục pháp luật cho công dân nói chung và cho học sinh phổ thông nói riêng đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Vì nó là một phương thức để xây dựng, phát triển nền văn hoá pháp lí, đảm bảo sự ổn định và bến vững của đất nước. Điều 2 Luật Giáo dục khẳng định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẫm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Thực trạng trong các nhà trường trung học cơ sở hiện nay hiện nay, việc giảng dạy các tiết ngoại khoá của môn giáo dục công dân đang là vấn đề bất cập. Vì sách giáo khoa không có hướng dẫn thống nhất ở các khối lớp mà chỉ dừng lại chương trình chỉ đạo. Trước thực trạng việc giảng dạy môn giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở đang gặp nhiều khó khăn trong các giờ thực hành ngoại khoá ở các khối lớp.
Qua một quá trình giảng dạy môn giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở, tôi đã nghiêm túc tìm tòi, đổi mới các phương pháp, sử dụng các kĩ năng dạy học trong các giờ thực hành ngoại khoá môn giáo dục công dân ở các khối lớp. Một trong những kĩ năng dạy học mà tôi rất quan tâm và bản thân dạy thử nghiệm đã có hiệu quả trong các giờ thực hành ngoại khoá đó là kỹ năng tuyên truyền miệng về pháp luật. Đây là một kỹ năng dạy học nếu người dạy biết khai thác tối đa các chức năng của nó sẽ gây được sự chú ý, tạo hứng thú học tập của học sinh trong giờ thực hành ngoại khoá môn giáo dục công dân. Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Kinh nghiệm sử dụng kỹ năng tuyên truyền miệng về pháp luật trong một tiết thực hành ngoại khoá môn giáo dục công dân lớp 9 ở bậc THCS” nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, với mong muốn được góp phần tháo gỡ bớt những khó khăn, thắc mắc cho đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, nhất là các giáo viên dạy kiêm nhiệm môn học này.
- Mục đích nghiên cứu
Việc bản thân chọn đề tài “Kinh nghiệm sử dụng kỹ năng tuyên truyền miệng về pháp luật trong một tiết thực hành ngoại khoá môn giáo duc công dân lớp 9 ở bậc học THCS” nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, gây hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết pháp luật cho học sinh. Cung cấp cho các em những hiểu biết cơ bản nhất về một số lĩnh vực pháp luật có liên quan trực tiếp, gần gũi với đời sống xã hội ở lứa tuổi các em cần biết đó là trách nhiệm của công dân trong gia đình, phòng chống các tệ nạn xã hội ở địa phương, lao động xã hội, thực hiện trật tự an giao thông, kinh doanh sản xuất, bảo vệ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Tổ quốc… Qua đó hình thành được tình cảm, niềm tin đạo đức và pháp luật. Vì chỉ hình thành được tình cảm, niềm tin, thẩm mĩ đạo đức mới tìm ra động lực hình thành ý chí, nghị lực ở các em, điều chỉnh hành vi, hoạt động trong cuộc sống, trong học tập và lao động.
Qua nội dung đề tài nghiên cứu, học sinh nắm vững được các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của xã hội nói chung và ở địa phương nói riêng; phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại… Các em biết tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội, phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các hoạt động khác do nhà trường, địa phương tổ chức.
Bước đầu tìm ra các giải pháp của cá nhân để cùng các đồng nghiệp góp ý, chia sẽ, áp dụng vào việc các tiết giảng dạy ngoại khoá không chỉ ở lớp 9 mà tất cả các khối lớp có hiệu quả.
- Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về việc sử dụng kỹ năng tuyên truyền miệng về pháp luật trong một tiết thực hành ngoại khoá môn giáo dục công dân lớp 9 ở bậc THCS như thế nào để đạt được hiệu quả cao.
Để xây dựng nội dung giờ học có hiệu quả, tôi chọn các em học sinh lớp 9 thuộc xã Xuân Vinh – vùng nông thôn cuối huyện Thọ Xuân làm đối tượng nghiên cứu của đề tài. Là một xã xa trung tâm hành chính của huyện, phần lớn người dân sống bằng nghề nông nghiệp thuần tuý, họ chưa có điều kiện quan tâm nhiều đến pháp luật. Một số gia đình bố mẹ đi làm ăn ở xa gửi con cái cho ông bà hoặc người thân chăm sóc. Nhưng địa bàn xã lại giáp danh với các huyện Yên Định, Thiệu Hoá, xã có khu chợ hoạt động lâu năm, các quán xá dịch vụ Internet, nhà nghỉ, cửa hàng karaokê xuất hiện đã có tác động không nhỏ đến một bộ phận học sinh của nhà trường chúng tôi. Học sinh ở bậc trung học cơ sở là lứa tuổi chưa trưởng thành, có đặc điểm tâm sinh lí riêng, nhất là các em học sinh lớp 9 đang tuổi dậy thì, các em thích thể hiện bản thân mình, thích làm người lớn, thích ăn chơi đua đòi, thích tò mò, mà thiếu đi sự quan tâm của gia đình. Đây là nguyên nhân khiến các em dễ xa vào các tệ nạn xã hội.
Bản thân tôi là một giáo viên dạy môn giáo dục công dân của nhà trường, đứng trước những vấn đề phức tạp nói trên, tôi thấy cần phải tăng cường giáo dục pháp luật cho học sinh giúp các em trở thành người công dân hoàn thiện, tránh xa các tệ nạn xã hội, góp phần vào mục tiêu giáo dục chung của nhà trường, của ngành giáo dục.
- Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào các tiết thực hành ngoại khoá theo các chủ đề pháp luật khi sử dụng kỹ năng tuyên truyền miệng về pháp luật, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
– Phương pháp nghiên cứu xây cơ sở lý thuyết: Khi lựa chọn đề tài nói trên tôi đã đọc các tài liệu tham khảo nói về kĩ năng tuyên truyền miệng pháp luật để rút ra các ưu điểm của kỹ năng này.
Tìm, đọc và nghiên cứu các chủ đề pháp luật liên quan tới lứa tuổi học sinh trng học sơ sở nhất là các em học sinh lớp 9 để sử dụng kỹ năng tuyên truyền miệng pháp luật nhằm tuyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các em.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Với phương pháp này tôi quan sát các em ở trên lớp học hằng ngày về thái độ, cử chỉ hành vi, theo dõi những học sinh thường xuyên bỏ học, những học sinh thường hay thay đổi các kiểu quần áo, các kiểu tóc, nắm bắt thông tin ở các quán dịch vụ Internet, quán karaoke, nhà nghỉ trên địa bàn xã là nguồn tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu của tôi.
– Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Tôi sử dụng phương pháp tính tỉ lệ % trong toán học để xử lý số liệu học sinh trước khi chưa áp dụng sáng kiến trong giảng dạy giờ ngoại khoá và sau khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy giờ ngoại khoá để thấy được tác dụng của việc biết sử dụng kỹ năng tuyên truyền miệng về pháp luật trong các giờ thực hành ngoại khoá môn giáo dục công dân.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 109
- 1
- [product_views]
- 6
- 199
- 2
- [product_views]
- 5
- 126
- 3
- [product_views]
- 6
- 132
- 4
- [product_views]
- 5
- 149
- 5
- [product_views]
- 0
- 144
- 6
- [product_views]
- 2
- 179
- 7
- [product_views]
- 7
- 191
- 8
- [product_views]
- 2
- 127
- 9
- [product_views]
- 5
- 169
- 10
- [product_views]