SKKN Bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ trữ tình hiện đại cho học sinh lớp 9
- Mã tài liệu: BM9123 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 883 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Nguyễn Thảo Nhi |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Kim Sơn |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Nguyễn Thảo Nhi |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Kim Sơn |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ trữ tình hiện đại cho học sinh lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, dạy -học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại
2.3.2. Đảm bảo tính tích hợp giữa ba phân môn Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn
2.3.3. Bồi dưỡng hứng thú tiếp nhận tác phẩm trữ tình
2.3.4. Giúp học sinh tích lũy vốn sống
Mô tả sản phẩm
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Văn học là cuộc đời. Cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào nếu thiếu đi các tác phẩm văn chương. Mỗi người chúng ta cảm thấy cuộc đời đẹp hơn, đáng yêu hơn, sống tốt hơn khi chúng ta được học Văn.
Nhưng để cảm thụ và hiểu hết được tư tưởng của một tác phẩm văn học nhất là thơ trữ tình không phải là đơn giản đối với học sinh THCS. Bởi thơ trữ tình là loại hình được cấu trúc bởi một kiểu ngôn ngữ đặc biệt khác hẳn ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ văn xuôi. Là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt, là sản phẩm của những rung động đột xuất độc đáo – thơ trữ tình là tiếng lòng của người nghệ sĩ. Làm thế nào để cảm nhận được tiếng lòng ấy thật đầy đủ, thật sâu sắc là cả một vấn đề lớn trong quá trình dạy học thơ trữ tình. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phải kể đến năng lực cảm thụ văn chương của học sinh.
Nói đến năng lực cảm thụ văn chương là nói đến khả năng hiểu được cái hay cái đẹp của các tác phẩm văn học. Nhưng trong lĩnh vực nghệ thuật hiểu không phải chỉ là chuyện của lí trí mà còn là vấn đề tình cảm, cảm xúc. Ở đây nhận thức đối tượng bao hàm những phản ứng nào đấy về tình cảm, cảm xúc trước đối tượng. Người ta còn gọi đó là năng lực cảm thụ thẩm mĩ. Năng lực cảm thụ của mỗi người không giống nhau, cũng không phải tự nhiên vốn sẵn có mà phải qua quá trình hình thành bồi dưỡng nhất là đối với các em học sinh. Với những học sinh lớp 9 quan hệ với nghệ thuật dần mang tính thẩm mĩ có ý thức. Đến tuổi này các em hướng nội nhiều hơn thời thơ bé. Vì thế mà hứng thú với nghệ thuật trở nên sâu sắc và ổn định hơn. Việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho các em có một ý nghĩa vô cùng quan trọng . Nó giúp cho các em có những nhận thức đúng đắn và những tình cảm tốt đẹp với cuộc sống.Với ý nghĩa ấy, tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề: “Bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ trữ tình hiện đại cho học sinh lớp 9-THCS”. Với phạm vi rất hạn hẹp là các tiết dạy thơ hiện đại cho đối tượng là học sinh hai lớp 9A, 9B năm học …………của Trường trung học cơ sở Thị trấn Bến Sung cộng với quá trình tích luỹ kinh nghiệm qua những năm dạy học tôi hi vọng sẽ nhận được sự góp ý của đồng nghiệp để mình có thể tích lũy được những kinh nghiệm quí báu phục vụ cho công tác giảng dạy.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nói đến bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ văn là nói đến một vấn đề mang tính chiến lược trong quá trình dạy- học Văn. Bản thân mỗi tác phẩm văn chương đã có khả năng tạo cho người đọc sức hấp dẫn để rồi bằng nhiều con đường, người ta được tìm hiểu về nó. Nhưng ở đây, điều tôi muốn nói đến thiên về những việc làm của thầy và trò trong quá trình chuẩn bị và thực hiên đọc- hiểu văn bản thơ trữ tình. Làm thế nào để có thể bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ văn cho các em qua từng bài dạy. Đây là việc làm khó nó đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ của cả thầy và trò. Vì vậy chúng ta cần phải có những nghiên cứu mạnh dạn thử nghiệm để mang lại hiệu qủa thiết thực. Từ nhận thức đó tôi đã tiến hành một số công việc trong quá trình dạy học thơ trữ tình hiện đại để bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho các em.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này tôi đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu khả năng cảm thụ thơ trữ tình hiện đại của học sinh qua các tiết học. Trên cơ sở đó có cách thức bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho các em.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lí luận chung cộng với kinh nghiệm thực tiễn trong giảng dạy khi làm đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp như sau:
- Phương pháp khảo sát thống kê: Khảo sát năng lực cảm thụ văn chương của học sinh qua giờ học, qua bài viết.
- Phương pháp đọc tài liệu: Từ nghiên cứu thực tế kết hợp với việc đọc tài liệu SGK, SGV, sách bài soạn, sách bình giảng văn học, sách bồi dưỡng học sinh năng khiếu, các tài liệu có liên quan để từ đó đúc kết thành kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ trữ tình hiện đại cho học sinh.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN:
2.1.1. Quan niệm về năng lực văn học :
Trong nhà trường phổ thông Văn học được coi là một bộ môn khoa học- khoa học về văn. Năng lực văn học là năng lực chiếm lĩnh khoa học về văn (bao gồm nhiều lĩnh vực : Văn học sử, lí luận văn học, khả năng cảm thụ, phân tích tác phẩm văn học). Hiểu như vậy để chúng ta có sự phân biệt giữa hai khái niệm năng lực văn học và năng khiếu văn chương dù sự phân biệt này chỉ là tương đối. Năng lực cảm thụ văn chương thuộc về năng khiếu của con người. Đã gọi là năng khiếu thì đó là tài năng “thiên bẩm” không phải là cứ qua đào tạo là có được. Nếu như năng khiếu văn chương là chuyện “trời sinh” và người sáng tạo ra những áng văn chương đích thực “không thể học tập mà thành được” (Thạch Lam) thì năng lực văn học có thể đào tạo được.[] Năng lực văn học của một học sinh được thể hiện trên những mặt sau đây :
- Năng lực biết cảm nhận và chỉ ra được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học một cách chính xác.
- Khả năng nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản về văn học bao gồm : Kiến thức về lịch sử văn học, kiến thức về lí luận văn học, kiến thức về tác phẩm văn học cụ thể.
- Khả năng biết diễn đạt và trình bày những suy nghĩ và tình cảm cũng như những hiểu biết của mình về văn học một cách sáng sủa, mạch lạc và có sức thuyết phục theo yêu cầu của của một kiểu loại văn bản nào đó trong nhà trường. [] .
Như vậy, một trong những yếu tố quan trọng nhất của năng lực văn học hiểu được cái hay, cái đẹp của một tác phẩm văn học và biết thể hiện những điều mình cảm nhận được một cách mạch lạc,rõ ràng.
2.1.2. Quá trình hình thành năng lực cảm thụ văn chương :
Tác phẩm văn học là một văn bản ngôn từ nghệ thuật. Ngôn từ trong văn học được coi là một thứ ngôn từ đặc biệt vừa được sử dụng như một tín hiệu thẩm mĩ vừa là cái biểu đạt cho các tín hiệu thẩm mĩ . Quá trình dạy – học Văn trong nhà trường phổ thông là quá trình đi khám phá các tín hiệu thẩm mĩ ấy để hướng các em đến cái Chân – Thiện – Mĩ . Nguyên tắc dạy học bộ môn cũng chỉ ra rằng: Dạy học văn chương phải vừa dạy bộ môn khoa học vừa dạy môn nghệ thuật bởi văn học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Vì thế việc cảm thụ tác phẩm phải dựa trên cả tính khoa học, nghệ thuật và tính nhà trường. Rõ ràng việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ văn, nhất là qua các tiết học văn bản thơ trữ tình là một việc đòi hỏi tính liên kết khá cao.
Như trên đã nói thơ trữ tình là loại hình được được cấu trúc bởi một kiểu ngôn ngữ đặc biệt, là tiếng nói của thế giới tình cảm nên để hiểu được tiếng nói tình cảm của nhà thơ đòi hỏi người tiếp nhận phải có những rung động, những khao khát khám phá và chiếm lĩnh cái đẹp. Những văn bản thơ trữ tình hiện đại mà các em được học trong chương trình lớp 9 phần lớn đề cập đến những tình cảm đẹp đẽ của con người rất phù hợp với tâm lí của các em. Nhưng để cảm để hiểu cho hết những điều mà nhà thơ gửi gắm vào trong mỗi đứa con tinh thần của mình không phải là chuyện một sớm một chiều. Và cũng không phải là chuyện mổ xẻ, cắt nghĩa mọi vấn đề một cách tách bạch rõ ràng là xong. Nói như thế để thấy rằng bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh trong nhà trường phổ thông là công việc quan trọng cần phải được tiến hành một cách bài bản, liên tục thì mới mong đem lại hiệu quả .
2.2. Thực trạng của vấn đề:
Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh là một việc làm quan trọng mang tính chiến lược trong quá trình dạy – học Văn song trên thực tế nó chưa được giáo viên quan tâm đúng mức vì một số lí do sau:
– Hoạt động thưởng thức văn chương của học sinh trong nhà trường là có giới hạn nhất định về thời gian kể cả trong chính khoá và ngoại khoá; có sự
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]