SKKN Tích hợp kiến thức liên môn để dạy – Học tác phẩm viết về người lính Trường Sơn trong chương trình Ngữ văn 9
- Mã tài liệu: BM9163 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 796 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thùy Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Kim Bảng |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Phạm Thùy Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Kim Bảng |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tích hợp kiến thức liên môn để dạy – Học tác phẩm viết về người lính Trường Sơn trong chương trình Ngữ văn 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Trước hết bản thân tôi đã cố gắng xây dựng kế hoạch, thiết kế bài học, tư liệu liên quan, thiết bị tương ứng, dự kiến quy trình, kết quả một cách chu đáo.
3.2. Thứ hai tôi cố gắng làm tốt công việc hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho HS trong việc vận dụng kiến thức liên môn để tiếp cận tác phẩm văn học.
3.3. Thứ 3 bản thân tôi đã trực tiếp trao đổi, tích lũy kiến thức từ đồng nghiệp thuộc các môn liên quan đến bài học.
3.4. Và một việc làm vô cùng quan trọng mà tôi đã làm là tổ chức dạy thực nghiệm để đối chiếu so sánh và đúc rút kinh nghiệm.
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Thưa các bạn đồng nghiệp! Có lẽ các bạn đồng nghiệp sẽ đồng ý với tôi về điều này: Trong xu thế đổi mới toàn diện nội dung, chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học hiện nay, cùng với các môn học khác, môn Ngữ văn đã có sự khởi sắc đáng kể. Và góp phần vào thành công ấy phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của phương pháp tích hợp kiến thức liên môn. Chính phương pháp này đã mang lại một cách tiếp cận mới đa chiều, đa kênh để các em bước vào bài học một cách hiệu quả nhất. Dạy học văn theo hướng tích hợp kiến thức liên môn còn giúp giáo viên chủ động hơn trong chuẩn bị thiết kế bài giảng; giúp học sinh có thói quen tìm hiểu, biết vận dụng tổng hợp kiến thức để giải quyết một vấn đề. Từ đó bồi dưỡng cho các em học sinh tinh thần tự học, sáng tạo, bồi dưỡng tư duy, bồi dưỡng tâm hồn.
Là một giáo viên được giao nhiệm vụ giảng dạy môn Ngữ văn 9 trong nhiều năm, bản thân tôi cũng nhận thấy tính ưu việt của phương pháp dạy học này hơn hẳn những phương pháp trước đây được vận dụng, nhất là đối với các tác phẩm văn chương. Tính ưu việt của phương pháp thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của học sinh trong từng bài học. Chính vì vậy tôi mạnh dạn thực hiện một đề tài liên quan đến phương pháp nói trên. Tuy nhiên trong khuôn khổ sáng kiến này tôi chỉ xin trình bày một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc Tích hợp kiến thức liên môn để dạy – học tác phẩm viết về người lính Trường Sơn trong chương trình Ngữ văn 9 tại trường THCS Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc.
- Mục đích nghiên cứu
Với mong muốn tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môn học, làm cho mỗi giờ học văn trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn, gây được hứng thú cho học sinh hơn. Cũng như biết bao người con đất Việt, tôi luôn mang trong mình niềm kính yêu, tự hào, ngưỡng mộ, biết ơn đối với thế hệ cha anh trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, đặc biệt là hình ảnh người lính Trường Sơn năm xưa, những con người đã trở thành huyền thoại, bởi chính họ đã cống hiến tất cả tuổi thanh xuân của mình cho dân tộc, để cho chúng ta có được cuộc sống yên bình như ngày hôm nay. Là một người GV dạy Văn tôi muốn truyền đến tất cả học sinh thân yêu của tôi những tình cảm ấy.
- Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu về nội dung, cách thức, thời điểm có thể tích hợp kiến thức liên môn để dạy các tác phẩm thơ văn viết về người lính Trường Sơn trong chương trình Ngữ văn 9, cụ thể là hai tác phẩm:
– Bài thơ về Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
– Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
- Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Quan điểm tích hợp trong dạy học nói chung.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.
Quan điểm tích hợp và phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đã được giáo viên tiếp nhận nhưng ở mức độ thấp. Phần lớn giáo viên lựa chọn mức độ tích hợp liên môn hoặc tích hợp nội môn. Các bài dạy theo hướng tích hợp sẽ làm cho nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của cộng đồng. Những nội dung dạy học sinh nhỏ tuổi theo các chủ đề “Gia đình”, “Nhà trường”, “Cuộc sống quanh ta”, “Trái đất và hành tinh”…làm cho học sinh có nhu cầu học tập để giải đáp được những thắc mắc, phục vụ cho cuộc sống của mình và cộng đồng. Học theo hướng tích hợp sẽ giúp cho các em quan tâm hơn đến con người và xã hội ở xung quanh mình, việc học gắn liền với cuộc sống đời thường là yếu tố để các em học tập. Những thắc mắc nảy sinh từ thực tế làm nảy sinh nhu cầu giải quyết vấn đề của các em. Chẳng hạn “vì sao có sấm chớp?’, “vì sao không được chặt cây phá rừng?”, “ vì sao….?.”
- Quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn.
Thiết kế bài dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt học sinh từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩ năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tác động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc “nội bộ phân môn”.
Quan điểm dạy học tích hợp hay dạy cách học, dạy tự đọc, tự học không coi nhẹ việc cung cấp tri thức cho học sinh. Vấn đề là phải xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành, phát triển năng lực, tiềm lực cho học sinh. Đây thực chất là biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình học sinh tự ý thức về phương pháp chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng. Muốn vậy, chẳng những cần khắc phục khuynh hướng dạy tri thức hàn lâm thuần tuý đã đành, mà còn cần khắc phục khuynh hướng rèn luyện kĩ năng theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, ít có khả năng sử dụng vào đọc hiểu văn bản, vào những tình huống có ý nghĩa đối với học sinh, coi nhẹ kiến thức, nhất là kiến thức phương pháp.
Tóm lại, quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quán triệt trong toàn bộ môn học: từ Đọc – hiểu văn bản, Tiếng Việt đến Tập làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương trình, tích hợp trong SGK, tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo. Quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm” đòi hỏi thực hiện việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của học sinh, phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng tin cho học sinh thì các em mới tự tin và tự học, mới xem tự học là có ý nghĩa và như vậy đào tạo mới có kết quả.
- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền thống giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng phương diện kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao.
Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Trong vài năm trở lại đây, qua dự giờ thăm lớp đồng nghiệp tôi nhận thấy đã có nhiều giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp, vận dụng quan điểm dạy học liên môn vào giảng dạy các bộ môn để nâng cao hơn nữa
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]