SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi phần di truyền liên kết và di truyền liên kết với giới tính trong chương trình Sinh học 9
- Mã tài liệu: BM9197 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1176 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Phạm Thị Thanh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Văn Lang |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Phạm Thị Thanh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Văn Lang |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi phần di truyền liên kết và di truyền liên kết với giới tính trong chương trình Sinh học 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Chọn học lọc sinh
Biện pháp 2: Định hướng học tập cho học sinh
Biện pháp 3: Hướng dẫn cách học cho học sinh
Biện pháp 4: Phân chia các loại kiến thức
Biện pháp 5: Sưu tầm tài liệu bồi dưỡng
Biện pháp 6: Khích lệ, động viên kịp thời
Mô tả sản phẩm
- Phần mở đầu
- Lý do chọn đề tài
Nói đến việc chọn lựa và bồi dưỡng học sinh giỏi nhất là học sinh ở các trường phổ thông thuộc vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa… là nói đến một công việc cực kỳ khó khăn. Nhiều trường thậm chí nhiều năm liền bồi dưỡng cũng không có học sinh đạt giải vòng huyện, vòng tỉnh. Trường chúng tôi mặc dù đã có sự quan tâm và đầu tư nhất định cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhưng tỉ lệ thành công còn hạn chế và số học sinh giỏi hằng năm cũng chưa nhiều.
Để có được đội tuyển học sinh giỏi thi đạt kết quả tốt, vấn đề không hoàn toàn đơn giản. Kiến thức môn học, tâm lý, phương pháp giáo dục vốn có của người thầy chưa đủ. Người thầy còn phải dành rất nhiều tâm sức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, sự cố gắng của mình vào việc tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh.
Thực tế cho thấy, những đồng chí giáo viên được phân công phụ trách bồi dưỡng học sinh giỏi rất lo lắng, trăn trở bởi họ đã bỏ ra nhiều công sức, lăn lộn với học sinh mà hiệu quả chưa cao, chất lượng đội tuyển vẫn thấp. Vậy nguyên nhân là vì sao? Theo tôi có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân đó là giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tuyển chọn học sinh, phương pháp bồi dưỡng chưa phù hợp.
Qua quá trình tìm hiểu, trao đổi cùng với đồng nghiệp, các giáo viên ở các trường bạn trong huyện về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tôi nhận thấy rằng: Khi hướng dẫn học sinh học lý thuyết và giải bài tập phần di truyền liên kết và di truyền liên kết với giới tính trong chương trình sinh học 9 học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Vì các em không hiểu được bản chất, kiến thức không sâu.
Từ những lý do trên, tôi thực hiện để tài: “ Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi phần di truyền liên kết và di truyền liên kết với giới tính trong chương trình sinh học 9.” hi vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ này phần nào giúp thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp tháo gỡ những vướng mắc trong việc tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi, đặc biệt là bồi dưỡng học sinh giỏi phần di truyền liên kết và di truyền liên kết với giới tính trong chương trình sinh học 9.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
* Mục tiêu: Sáng kiến kinh nghiệm sẽ là cơ sở để giáo viên định hướng tuyển chọn học sinh; giúp học sinh củng cố, năm vững kiến thức và có phương pháp giải bài tập di truyền liên kết và di truyền liên kết với giới tính hiệu quả.
* Nhiệm vụ: Sáng kiến đưa ra một số biện pháp giúp giáo viên tuyển chọn học sinh giỏi, hướng dẫn học sinh giải bài tập di truyền liên kết và di truyền liên kết với giới tính hiệu quả.
- Đối tượng nghiên cứu
– Một số biện pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi qua môn Sinh học.
– Kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi chuyên đề di truyền liên kết và di truyền liên kết với giới tính trong chương trình sinh học 9.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu
– Bàn về một số biện pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi, cụ thể là bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9, môn Sinh học ở các trường THCS.
– Đối tượng áp dụng là các em học sinh được bồi dưỡng học sinh giỏi từ năm học ………..của trường THCS Tô Hiệu.
- Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp chủ yếu sau:
– Phương pháp quan sát, điều tra, khảo sát: trong quá trình giảng dạy trên lớp thông qua các câu trả lời các vấn dề khó để từ đó phát hiện học sinh có sự yêu thích, say mê đối với bộ môn mình giảng dạy, đồng thời kiểm tra lại chính xác qua bài kiểm tra và bài khảo sát khi chọn đội tuyển.
– Phương pháp thực hành thí nghiệm: trong quá trình bồi dưỡng để truyền thụ tốt kiến thức cho các em, tôi luôn tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp. Hướng dẫn cách học các loại kiến thức, và chỉ ra cách đọc sách, tìm hiểu kiến thức từ tài liệu và sưu tầm tài liệu từ internet.
– Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: lựa chọn kiến thức truyền đạt, sưu tầm các loại tài liệu liên quan đến kiến thức bồi dưỡng bộ môn.
Ngoài các phương pháp chính trên, trong quá trình nghiên cứu tôi còn sử dụng một số biện pháp khác.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]