SKKN Một số phương pháp toán cho phần điện học Vật lý 9
- Mã tài liệu: BM9299 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 917 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Nguyệt |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thạch Lâm |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Nguyệt |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thạch Lâm |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số phương pháp toán cho phần điện học Vật lý 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.2.1. Một số bài toán liên quan đến giải hệ phương trình.
3.2.2. Một số bài toán liên quan đến giải phương trình bậc hai.
3.2.3. Một số bài toán liên quan đến bất đẳng thức Côsi(Cauchy).
Mô tả sản phẩm
- Phần mở đầu.
- Lí do chọn đề tài:
Trong thực tế dạy học ở các trường trung học cơ sở, việc hướng dẫn HS giải bài tập Vật Lí chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy được hết vai trò của bài tập Vật Lí trong dạy học. Vật lý là một môn khoa học đòi hỏi chúng ta phải nắm chắc bản chất của hiện tượng vật lý để giải quyết vấn đề. Vận dụng tiến trình logic, suy luận toán học để giải quyết các bài tập vật lý một cách căn bản và hiệu quả, hiểu theo nghĩa rộng thì mỗi vấn đề xuất hiện do nghiên cứu tài liệu giáo khoa cũng chính là một bài tập đối với học sinh. Sự tư duy một cách tích cực luôn luôn là việc vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập. Chính vì vậy các kiến thức về bộ môn toán hình và toán đại là rất quan trọng trong quá trình giải bài tập vật lý, nhưng để vận dụng những kiến thức đó một cách phù hợp đối với các dạng bài tập vật lý còn quan trọng hơn, vì nó giúp bài toán được giải quyết một cách khoa học, logic và nhanh nhất.
Các bài tập vật lý có tầm quan trọng đặc biệt, để việc thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa mới và dạy học theo phương pháp đổi mới có hiệu quả thì việc hướng dẫn học sinh biết phân loại, nắm vững phương pháp và làm tốt các bài tập trong chương trình sách giáo khoa đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện thành công công tác dạy học theo phương pháp đổi mới.
Quyết định 404 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình – SGK giáo dục phổ thông cũng nêu rõ, một trong những định hướng xây dựng CT mới, SGK mới là: CT mới, SGK mới được xây dựng, biên soạn theo hướng tích hợp ở các lớp học, cấp học dưới, thực hiện lồng ghép, kết hợp các nội dung liên quan với nhau ở mức độ hợp lý để tạo thành các môn học tích hợp, thực hiện giảm hợp lý số môn học, tránh chồng chéo nội dung và những kiến thức không hoặc chưa cần thiết đối với học sinh…
Phần “Điện học” vật lý 9 là một trong những phần quan trọng của chương trình vật lý lớp 9. Để thực hiện tốt các bài tập vật lý phần này đòi hỏi các em phải có nền tảng kiến thức vật lý – toán học vững vàng, một tư duy logic và biết vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức đã học trong môn toán như: Nguyên lý Cô si, giải phương trình bậc hai một ẩn, giải HPT bằng phương pháp thế – cộng, đồ thị hàm số….vv..v để hoàn thành tốt các bài tập vật lý 9 phần điện học. Chính vì thế tôi đã chọn đề tài“ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TOÁN CHO PHẦN ĐIỆN HỌC VẬT LÝ 9 ” làm đề tài Sáng kiến Kinh Nghiệm để giúp các em học sinh có cái nhìn sâu, rộng hơn về bộ môn vật lý nói chung và phần điện học 9 nói riêng.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Phân tích một cách logic các kiến thức toán học áp dụng cho môn vật lý phần điện học, giúp học sinh liên kết các kiến thức giữa các môn để giải quyết các bài toán điện học.
- Đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài: Hướng dẫn học sinh vận dụng logic, lý luận chạt chẽ để giải bài tập. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 9
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu : phương pháp toán cho vật lý 9 phần điện học. Địa bàn nghiên cứu: Trường THCS Lương thế vinh, thị trấn buôn trấp, huyện Krông ana, tỉnh Đắk Lắk.
- Phương pháp nghiên cứu :
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau :
- Phương pháp điều tra giáo dục.
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh.
- Phương pháp vật lý.
II .Phần Nội Dung
1 Cơ Sở Lý Luận
Phương pháp dạy học là một bộ phận hợp thành của quá trình sư phạm nhằm đào tạo thế hệ trẻ có tri thức khoa học, về thế giới quan và nhân sinh quan, thói quen và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế.
Phương pháp dạy học có mối liên hệ biện chứng với các nhân tố khác của quá trình dạy học. Những phương pháp dạy học phải thống nhất biện chứng giữa việc giảng dạy của giáo viên với việc học tập của học sinh. Đồng thời góp phần có hiệu quả vào việc thực hiện tốt các khâu của quá trình dạy học. Xác định kế hoạch giáo dục, giáo dưỡng, phát triển bộ môn một cách nhịp nhàng, cụ thể hoá nhiệm vụ dạy học trên cơ sở đặc điểm của học sinh, điều chỉnh kế hoạch dạy học cho sát với diễn biến thực tế, tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập ở trên lớp cũng như ở nhà phù hợp với dự định sư phạm.
Đối với môn vật lý ở trường phổ thông, bài tập vật lý đóng một vai trò hết sức quan trọng, việc hướng dẫn học sinh làm bài tập vật lý là một hoạt động dạy học, là một công việc khó khăn, ở đó bộc lộ rõ nhất trình độ của người giáo viên vật lý trong việc hướng dẫn hoạt động trí tuệ của học sinh, vì thế đòi hỏi người giáo viên và cả học sinh phải học tập và lao động không ngừng. Bài tập vật lý sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn những qui luật vật lý, những hiện tượng vật lý. Thông qua các bài tập ở các dạng khác nhau tạo điều kiện cho học sinh vận dụng linh hoạt những kiến thức để tự lực giải quyết thành công những tình huống cụ thể khác nhau thì những kiến thức đó mới trở nên sâu sắc hoàn thiện và trở thành vốn riêng của học sinh. Trong quá trình giải quyết các vấn đề, tình huống cụ thể do bài tập đề ra học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy như so sánh phân tích, tổng hợp khái quát hoá….để giải quyết vấn đề, từ đó sẽ giúp giải quyết giúp phát triển tư duy và sáng tạo, óc tưởng tượng, tính độc lập trong suy nghĩ, suy luận…. Nên bài tập vật lý gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Thực Trạng
2.1 Thuận lợi và khó khăn .
Một số thuận lợi:
– Đa phần học sinh trong trường là học sinh từ trung bình trở lên, có nền tảng kiến thức tốt, đặc biệt là các lớp chọn và cận chọn.
– Các kiến thức toán đa phần học sinh đã được học từ lớp 6 đến lớp 9, các giáo viên phần đa đều có kinh nghiệm dạy học lâu năm. Truyền đạt những kiến thức trọng tâm về toán học để học sinh lĩnh hội dễ dàng và logic.
– Đây là dịp phát huy tư duy trừu tượng, tính tích cực, tự lực cho HS rất có hiệu quả, nếu tận dụng được thời gian để cho HS làm các loại bài tập khác nhau.
Một số khó khăn:
GV cần tìm ra qui trình giải bài toán và các cách định hướng giải các bài tập Điện học vì SGK không giới thiệu.
Kiến thức của HS còn thiếu tính hệ thống.
HS chưa phát triển được kỹ năng tư duy bậc cao, khả năng diễn đạt còn yếu.
2.2 Thành công – Hạn chế.
Thành công.
– Rèn luyện các kỹ năng cơ bản, cần thiết trong quá trình giải bài tập.
– Phát huy tư duy trừu tượng, tính tích cực, tự lực cho HS rất có hiệu quả, tận dụng được thời gian để cho HS làm các loại bài tập khác nhau.
– Xây dựng mối quan hệ giữa toán học và vật lý, vận dụng các kiến thức toán học cho vật lý, rèn luyện tư duy và tính logic khi làm bài.
Hạn chế.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]