SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao việc sử dụng nguyên vật liệu trong tạo hình cho trẻ 3 – 4 tuổi
- Mã tài liệu: BC2050 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1206 |
Lượt tải: | 14 |
Số trang: | 39 |
Tác giả: | Trần Thị Kim |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Tâm Hồn |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 39 |
Tác giả: | Trần Thị Kim |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Tâm Hồn |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao việc sử dụng nguyên vật liệu trong tạo hình cho trẻ 3 – 4 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Huy động các lực lượng tham gia sưu tầm nguyên liệu, phế liệu và các vật liệu thiên nhiên, phân loại và dự trữ để dùng cho các chủ đề trong năm học.
Biện pháp 2: Cho trẻ tiếp xúc khám phá với nguyên vật liệu để biết được đặc điểm, cách sử dụng thao tác phù hợp đặc điểm thuộc từng nguyên vật liệu.
Biện pháp 3: Hướng dẫn trẻ biết thực hiện một số kỹ năng tạo hình cơ bản cho trẻ.
Biện pháp 4: Khuyến khích trẻ nêu ý tưởng và hướng dẫn trẻ biết sử dụng các nguyên phế liệu để tạo ra các sản phẩm tạo hình bằng cách phối hợp đa kỹ năng, đa chất liệu.
Biện pháp 5: Tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động tạo hình.
Biện pháp 6 : Tổ chức cho trẻ sử dụng nguyên vật liệu tạo hình vào các hoạt động trong ngày.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
STT | NỘI DUNG | TRANG |
MỤC LỤC | ||
1. | MỞ ĐẦU | |
1.1. | Lý do chọn đề tài | |
1.2. | Mục đích nghiên cứu | |
1.3. | Đối tượng nghiên cứu | |
1.4. | Phương pháp nghiên cứu | |
2. | NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
2.1. | Cơ sở lí luận cuả sáng kiến kinh nghiệm | |
2.2. | Thực trạng của việc sử dụng nguyên vật liệu trong tạo hình cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm học 2018 – 2019 | |
2.2.1. | Thuận lợi | |
2.2.2. | Khó khăn | |
2.2.3. | Khảo sát chất lượng đầu năm học | |
2.3. | Các biện pháp thực hiện nâng cao sử dụng nguyên vật liệu trong tạo hình cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa | |
2.3.1. | Biện pháp 1: Huy động các lực lượng tham gia sưu tầm nguyên liệu, phế liệu và các vật liệu thiên nhiên, phân loại và dự trữ để dùng cho các chủ đề trong năm học. | |
2.3.2. | Biện pháp 2: Cho trẻ tiếp xúc khám phá với nguyên vật liệu để biết được đặc điểm, cách sử dụng thao tác phù hợp đặc điểm thuộc từng nguyên vật liệu. | |
2.3.3. | Biện pháp 3: Hướng dẫn trẻ biết thực hiện một số kỹ năng tạo hình cơ bản cho trẻ. | |
2.3.4. | Biện pháp 4: Khuyến khích trẻ nêu ý tưởng và hướng dẫn trẻ biết sử dụng các nguyên phế liệu để tạo ra các sản phẩm tạo hình bằng cách phối hợp đa kỹ năng, đa chất liệu. | |
2.3.5. | Biện pháp 5: Tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động tạo hình. | |
2.3.6. | Biện pháp 6 : Tổ chức cho trẻ sử dụng nguyên vật liệu tạo hình vào các hoạt động trong ngày. | |
2.4. | Hiệu quả đạt được | |
3. | KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | |
3.1. | Kết luận | |
3.2. | Kiến nghị | |
TÀI LIỆU THAM KHẢO |
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động tạo hình hay còn gọi là nghệ thuật tạo hình giúp trẻ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng cụ thể, từ đó có thể tự hình dung xây dựng về đối tượng đó. Vai trò chính của hoạt động tạo hình là giúp trẻ phát triển trí tuệ: tư duy, trí tưởng tượng, trí nhớ… tăng vốn kiến thức về thế giới quan cho trẻ {1}
Trong nền giáo dục của nhiều quốc gia, người ta đặc biệt quan tâm đến ảnh hưởng của nghệ thuật với sự hình thành nhân cách và trí tuệ của trẻ. Chính vì thế họ đã đưa ra một số loại hình nghệ thuật vào nhà trường làm một phương tiện để giáo dục vào thế giới tinh thần cho trẻ {2}
Nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non là một phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ hữu hiệu. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lý như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốn tạo ra cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.
Giáo dục thẩm mĩ đóng vai trò quan trọng trong giáo dục trẻ mầm non. Hoạt động tạo hình có vai trò rất lớn đối với nhận thức cho trẻ: là phương tiện để phát triển tư duy, trí nhớ, tưởng tượng; là con đường để giáo dục tình cảm – xã hội; giúp phát triển thể chất, ngôn ngữ cho trẻ; là một trong những hoạt động nghệ thuật, đóng vai trò quan trọng đói với sự phát triển thẩm mĩ cho trẻ; là môi trường kích thích tính tò mò, ham hiểu biết giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ {2}
Trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi là lứa tuổi đầu tiên của giai đoạn mẫu giáo, là bước đặt nền móng cho bắt đầu “Thời kỳ hoàng kim” của giáo dục thẩm mỹ. Ở lứa tuổi này tâm hồn của trẻ rất dễ nhạy cảm, dễ xúc động với thế giới xung quanh, trí tưởng tượng của trẻ bay bổng, phong phú. Trẻ thường nhạy cảm với những thay đổi và tác động của môi trường, cảnh vật xung quanh như nhiều màu sắc, nhiều đồ chơi ngộ nghĩnh, những bức tranh sinh động .. Năng khiếu nghệ thuật và khả năng thẩm mỹ cũng được xuất hiện ở lứa tuổi này. Do đó giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo 3 – 4 tuổi để định hướng ươm mầm cho trẻ phát triển năng khiếu thẩm mỹ nghệ thuật trong tương lai..
Hoạt động tạo hình đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị những kỹ năng, kỹ xảo để trẻ thực hiện các hoạt động khác bởi vì thông qua hoạt động tạo hình trẻ rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, rèn thói quen làm việc có mục đích.
Hoạt động tạo hình còn là phương tiện để trẻ thể hiện những ấn tượng hiểu biết và ý muốn của mình về thế giới xung quanh. Kết quả của hoạt động tạo hình phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích lũy được trong nhiều hoạt động khác nhau. Việc tham gia vào các hoạt động sẽ tạo nguồn cảm hứng và làm nảy sinh ý tưởng sáng tạo của trẻ. Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình? Theo tôi, môi trường hoạt động thuận lợi, phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình của giáo viên, quá trình hình thành và thực hiện kỹ năng tạo hình của trẻ có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình. Tuy nhiên hoạt động tạo hình không thể thực hiện được nếu không có nguyên liệu tạo hình. Để hoạt động tạo hình có hiệu quả thì việc lựa chọn và sử dụng nguyên vật liệu tạo hình là rất quan trọng. Nguyên vật liệu càng phong phú bao nhiêu thì khả năng sáng tạo của trẻ càng được phát huy bấy nhiêu. Xuất phát từ những lý do trên, là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao việc sử dụng nguyên vật liệu trong tạo hình cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường mầm non Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với mục đích tìm ra các giải pháp để giải quyết những hạn chế trong sáng kiến nhằm phát triển kỹ năng tạo hình cho trẻ trong trường mầm non đáp ứng được mục tiêu yêu cầu của giáo dục mầm non và nhu cầu phát triển nhân cách của trẻ, giúp nhà trường hoàn thành mục tiêu Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao việc sử dụng nguyên vật liệu trong tạo hình cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết của mình tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận về chất lượng giáo dục; các văn kiện Đại hội Đảng các cấp; các văn bản pháp quy về giáo dục và các tài liệu khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Sử dụng biện pháp quan sát để thu thập các thông tin có liên quan đến công tác nâng cao sử dụng nguyên vật liệu trong tạo hình cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa để có cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện.
- Phương pháp thảo luận: Thảo luận về thực trạng việc sử dụng nguyên vật liệu trong nhà trường nhằm làm căn cứ đề xuất các giải pháp một cách hiệu quả.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Theo nghiên cứu của tâm lý lứa tuổi – tâm sinh lý của trẻ 3 tuổi giai đoạn đầu của tuổi mẫu giáo, vận động của trẻ ở mức độ thấp các kỹ năng ban đầu còn hạn chế, vụng về các thao tác cắt dán, cầm bút…{3} các hoạt động tạo hình liên quan đến màu sắc, biểu tượng tô, vẽ, nặn còn yếu. Vì vậy, bước đầu cần phải khuyến khích trẻ tự thể hiện và rèn cho trẻ các kỹ năng cơ bản của tạo hình. Thông
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]