SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
- Mã tài liệu: BC2077 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1572 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 33 |
Tác giả: | Đặng Thị Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Phong Cách |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 33 |
Tác giả: | Đặng Thị Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Phong Cách |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Giải pháp 1. Xây dựng lập kế hoạch chương trình giáo dục phát triển thể chất cho trẻ.
Giải pháp 2. Làm các dụng cụ, đồ dùng phục vụ giáo dục phát triển thể chất.
Giải pháp 3. Giáo dục phát triển thể chất thông qua thể dục sáng.
Giải pháp 4. Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời.
Giải pháp 5. Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ thông qua hoạt động học thể dục vận động trong ngày.
Giải pháp 6. Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ thông qua tổ chức trò chơi vận động trong các hoạt động khác.
Giải pháp 7. Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ thông qua các hội thi cấp trường.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
CÁC ĐỀ MỤC | TRANG |
1. MỞ ĐẦU | |
1.1. Lí do chọn đề tài | |
1.2. Mục đích nghiên cứu | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu | |
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
2.1. Cơ sở lý luận | |
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. | |
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. | |
Giải pháp 1. Xây dựng lập kế hoạch chương trình giáo dục phát triển thể chất cho trẻ. | |
Giải pháp 2. Làm các dụng cụ, đồ dùng phục vụ giáo dục phát triển thể chất. | |
Giải pháp 3. Giáo dục phát triển thể chất thông qua thể dục sáng. | |
Giải pháp 4. Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời. | |
Giải pháp 5. Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ thông qua hoạt động học thể dục vận động trong ngày. |
|
Giải pháp 6. Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ thông qua tổ chức trò chơi vận động trong các hoạt động khác. | |
Giải pháp 7. Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ thông qua các hội thi cấp trường. | |
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. | |
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
3.1. Kết luận | |
3.2. Kiến nghị | |
Tài liệu tham khảo |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Lúc sinh thời, Bác Hồ đặc biệt quan tâm tới việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, nâng cao thể lực, trí lực của nhân dân. Bác nói: “…mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt; mỗi người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe…”; “…luyện tập bồi dưỡng sức khỏe đó là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Sức khỏe không chỉ là tài sản cá nhân mà còn là tài sản chung. Tạo nguồn sức khỏe, không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng”. [1]
Và đặc biệt hơn là sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ Mầm non. Vì trẻ em không chỉ là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Do vậy, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình, của mọi người mà còn là của toàn xã hội.
Để trẻ có một tương lai tươi sáng ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải có một cơ thể khỏe mạnh, khi trẻ khỏe mạnh trẻ sẽ có khả năng vận động tốt, vận động giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Giáo dục phát triển thể chất là bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ tích cực và tự giác trong các hoạt động, trẻ vận động giúp cơ thể trẻ phát triển hài hòa, cân đối. Chính vì vậy, việc tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục phát triển thể chất là rất quan trọng giúp hệ thần kinh và các giác quan của trẻ nhanh nhạy hơn, giúp phát triển các nhóm cơ, có các kỹ năng kỹ xảo, rèn luyện các kĩ năng vận động, phát triển các tố chất cần thiết cho trẻ và có tác dụng tốt để nâng cao năng lực nhận thức của trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện.
Nhưng trên thực tế giáo dục phát triển thể chất cho trẻ chưa thực sự được chú trọng đến, đang còn xem nhẹ việc nâng cao thể lực để mang lại một sức khỏe tốt cho trẻ, các bậc phụ huynh chưa nhận ra tầm quan trọng của việc giáo dục phát triển thể chất cho trẻ. Còn khi tổ chức giáo dục phát triển thể chất với hoạt động thể dục vận động tôi thường thấy khô khan, cứng nhắc, trẻ dễ chán, khó thu hút trẻ tham gia, đặc biệt là trẻ 3 – 4 tuổi chưa có kĩ năng vận động, trẻ thiếu tự tin, rụt rè khi tham gia hoạt động…nên kết quả đạt được trên trẻ chưa cao.
Trước tình trạng trên, tôi luôn băn khoăn trăn trở để tìm ra nhiều biện pháp sáng tạo trong việc giúp trẻ nâng cao ý thức tập luyện để cơ thể trẻ khỏe mạnh, phát triển hài hòa, cân đối, trẻ tự tin, tích cực, hào hứng khi tham gia các bài tập, có kĩ năng vận động trong các hoạt động hàng ngày, phát triển các nhóm cơ cho trẻ, phát triển kĩ năng vận động…Ngoài ra, còn giúp cho trẻ có ý thức tốt, trẻ có kĩ năng sống cần thiết với lứa tuổi, hình thành nhân cách tích cực ban đầu ở trẻ, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn giúp trẻ phát triển về mọi mặt có đủ đức – đủ tài trở thành những con người mới có một tương lai tươi sáng trong xã hội XHCN.
Từ những lý do trên tôi dạn mạnh lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất thông qua phát triển vận động cho trẻ 3 – 4 tuổi tại trường Mầm non Nga Hưng” làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Dựa vào đề tài đã chọn qua đó tiến hành phân tích, đánh giá những mặt đạt được và hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp tốt nhất để áp dụng vào thực tế phát triển vận động cho trẻ trong thời gian sắp tới. Nhằm: Hình thành cho trẻ sự mạnh dạn, khéo léo, có kỹ năng vận động, qua đó rèn luyện phát triển các tố chất, phát triển các nhóm cơ và phát triển tốt về thể lực cho trẻ, trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối. Kích thích sự tích cực, hứng thú của trẻ tham gia vào các hoạt động như: thể dục sáng, trò chơi vận động, hoạt động học thể dục, các hoạt động khác…nhằm giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc cho trẻ 3 – 4 tuổi phát triển thể chất thông qua phát triển vận động. Đồng thời đã đề xuất được 7
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]