SKKN Một số biện pháp biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 3 – 4 tuổi
- Mã tài liệu: BC2084 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 573 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Võ Thị Thanh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Hòa Phát |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Võ Thị Thanh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Hòa Phát |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 3 – 4 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
2.2.1: Xây dựng lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc vận động:
2.2.2: Phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ thông qua tiết học thể dục, dạy học lấy trẻ làm trung tâm.
2.2.3: Tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ ( Đối với thể dục sáng)
2.2.4: Sử dụng đồ dùng trực quan phong phú và đa dạng:
2.2.5: Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống , đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ.
2.2.6: Tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi để củng cố và nâng cao khả năng vận động cho trẻ. Lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục và đưa bài tập Erobic vào bài tập phát triển chung.
2.2.7: Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh và cộng đồng.
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
Trẻ em là tương lai của đất nước là hạnh phúc của mọi gia đình, viêc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ không là trách nhiệm của riêng ai mà mọi người trong xã hội cùng với gia đình đều có trách nhiệm, chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu của cuộc đời là một việc làm hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng.
Một đứa trẻ có một trí tuệ tốt, thông minh, nhanh nhẹn thì yếu tố đầu tiên là phải có một thể chất tốt, đó là trẻ khỏe mạnh, có cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi, thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế, có khả năng phối hợp các giác quan, vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian, có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay, đôi chân……
Để giúp trẻ phát triển thể lực được tốt, có cơ thể khỏe mạnh hài hòa, cân đối là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, để phát triển tốt thể chất cho trẻ thì cần hai yếu tố, hai yếu tố này luôn luôn song hành, bổ trợ cho nhau, góp sức cùng nhau để tạo dựng một thân hình, một trí tuệ tốt đó chính là “Phát triển vận động và giáo dục dinh dưỡng sức khỏe”. Đó là hai nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
Trong quá trình giáo dục thể chất (GDTC) cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ GDTC được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức GDTC ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của chúng. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. Ở trường mầm non sử dụng hình thức GDTC qua các tiết học thể dục Thể dục sáng và các tiết thể dục được tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo, nhưng trong các hình thức đó đòi hỏi giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn xuất hiện trong hoạt động của mình. Thực tế hiện nay trong trường mẫu giáo, chúng tôi thấy rằng sự quan tâm đúng mức tới thể dục cho trẻ mẫu giáo thực sự chưa đầy đủ lắm. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 3 – 4 tuổi”
1.2. Phạm vi áp dụng đề tài:
Đề tài này được lựa chọn nghiên cứu trong phạm vi lớp mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi trong trường mầm non
1.3. Điểm mới của đề tài:
Nội dung đề tài sẽ có nhiều người lựa chọn để viết song mỗi độ tuổi, mỗi vùng miền, mỗi trường sẽ có một đặc trưng, giải pháp riêng không ai viết giống ai cả. Với đề tài này tôi đưa ra 7 giải pháp song điểm mới của đề tài mà tôi chú trọng là hoạt động giáo dục thể chất nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ trong các giờ học thể dục. Quan tâm đánh giá trẻ trong hoạt động thể chất để có biện pháp bồi dưỡng đúng đắn; Tổ chức dạy các tiết thể dục cho trẻ đạt hiệu quả, xây dựng góc vận động phù hợp trong lớp học, xây dựng khu vận động phong phú và đa dạng cho trẻ hoạt động. Vì nó có một vai trò hết sức quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non đặc biệt trẻ 3 – 4 tuổi. Vận dụng những kiến thức đã học tổ chức cho trẻ 3- 4 tuổi phát huy tính tích cực vận động trong lĩnh vực phát triển thể chất.
- PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng trước khi nghiên cứu “Mét sè biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ 3 -4 tuổi”
Căn cứ vào công văn số 1700/KH-UBND ngày ……..của UBND tỉnh về thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày ……..của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” trong các cơ sở GDMN. Chỉ đạo nhân rộng kết quả thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường Mầm non”; chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục phát triển thể chất cho trẻ Mầm non theo hướng lồng ghép, tích hợp với các hoạt động giáo dục khác trong chương trình GDMN; tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ giáo viên về giáo dục phát triển thể chất cho trẻ; tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư, tăng tỷ lệ sân chơi có đồ chơi ngoài trời, phòng giáo dục thể chất, khu phát triển vận động, đảm bảo đủ thiết bị, đồ chơi phát triển vận động cho trẻ theo quy định, được sắp xếp khoa học, hợp lý, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được vận động và phát triển.
Như chúng ta đã biết tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em Việt Nam là 16,2% (thể nhẹ cân), 26,7% (thể thấp còi) và 6,7% (thể gầy còm). Thống kê trên ước lượng tại Việt Nam hiện nay có khoảng 7,6 triệu trẻ dưới 5 tuổi thì số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân hiện có hơn 1,2 triệu trẻ và suy dinh dưỡng thấp còi vào khoảng trên 2 triệu trẻ. Những năm gần đây, tốc độ giảm suy dinh dưỡng thể thấp còi đã chậm lại so với những năm trước đây ở tất cả các địa phương. Tuy nhiên, hiện nay trên toàn quốc vẫn còn 17 tỉnh/thành phố có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở mức cao, trên 20%; 21 tỉnh/thành phố có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi trên 30% (mức cao). Bên cạnh vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ em, tình trạng trẻ thừa cân béo phì những năm gần đây tiếp tục tăng nhanh, đặc biệt trong 10 năm (từ 2005- 2015), tỉ lệ trẻ béo phì tăng 9 lần.Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chiều cao và thể chất con người phụ thuộc 20% vào di truyền và 80% vào dinh dưỡng, môi trường sống và rèn luyện thể thao. Vì vậy, một chế độ ăn với liều lượng dinh dưỡng hợp lý cùng với sự tập luyên thể dục dục thể thao sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất. Nói như thế để chúng ta biết được thực trạng chung của phát triển thể chất của trẻ em Việt Nam hiện nay rất cần có sự thay đổi về chế độ dinh dưỡng củng như phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ.
Qua quá trình giảng dạy tôi đã tìm hiểu thực trạng tiếp thu môn học thể chất của trẻ như thế nào, tính tích cực hoạt động của trẻ ra sao? Và tôi đã thấy được thực trạng của lớp tôi như sau: Trẻ chưa tập trung chú ý trong giờ học thể dục, chưa hứng thú với các bài tập vận động, trò chơi vận động mà giáo viên trong lớp tổ chức. Về phía giáo viên, nhìn chung đa số giáo viên trong trường đều có trình độ chuyên môn cao, nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục phát triển thể chất cho trẻ ở trường mầm non. Nhưng bên cạnh đó việc tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho trẻ còn có những bất cập sau: Năng khiếu thể dục thể thao của giáo viên còn hạn chế, cơ sở vật chất còn thiếu thốn.
Năm học ……..bản thân tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi. Được sự phân công của nhà trường, bản thân tôi đã tiếp nhận lớp và nghiên cứu hồ sơ của trẻ, nắm bắt tình hình tâm sinh lý của từng trẻ để có kế hoạch giáo dục. Vào đầu năm học, tôi đã tổ chức nhiều trò chơi vận động nhằm khảo sát tình hình của trẻ. Qua đó tôi nhận thấy một số nhược điểm lớn là đa số trẻ chưa hứng thú tham gia tích cực các trò chơi vận động, cho nên dẫn đến trong quá trình tổ chức lớp tôi đã đạt được kết quả khá thấp.
Kết quả đó được thể hiện qua khảo sát như sau:
Số trẻ ( 34) | Số trẻ đạt | Số trẻ không đạt | ||
Số trẻ | % | Số trẻ | % | |
Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham gia vận động. | 19 | 52,8% | 17 | 47,2% |
Trẻ tích cực tự giác trong giờ học | 20 | 55,6% | 16 | 44,4% |
Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt | 21 | 58,3% | 15 | 41,7% |
Trẻ có các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt | 18 | 50% | 18 | 50% |
2.1.1.Thuận lợi
– Trong những năm gần đây trường Mầm Non tôi đang công tác luôn nhận được sự quan tâm tạo điều của Phòng GD&ĐT Lệ Thủy về việc đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học của cô và trò trong nhà trường. Nhà trường đã tiếp nhận được một số trang thiết bị do sở giáo dục đầu tư cho trường, Vì vậy thuận tiện cho việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mầm non.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]