SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi
- Mã tài liệu: BC3127 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2072 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Hoàng Thị Mai Linh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Kiêu Kỵ |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1 Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc vận động
2.3.2 Tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ
2.3.3 Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng
2.3.4 Sử dụng đồ dùng trực quan
2.3.5 Làm đồ dùng phục vụ phát triển vận động từ nguyên vật liệu phế thải
2.3.6 Xây dựng bài tập vận đảm bảo tính khoa học và hệ thống đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ
2.3.7. Lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục và đưa bài tập Erobic vào bài tập phát triển chung
2.3.8 Tổ chức cho trẻ giao lưu vận động với các trẻ lớp khác trong khối
2.3.9 Tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi để củng cố và nâng cao khả năng vận động cho trẻ
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TT | NỘI DUNG | Trang |
1 | MỞ ĐẦU | |
2 | NỘI DUNG | |
2.1 | Cơ sở lý luận | |
2.2 | Thực trạng của vấn đề | |
2.2.1 | Thuậnlợi | |
2.2.2 | Khó khăn | |
2.3 | Các giải pháp | |
2.3.1 | Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc vận động | |
2.3.2 | Tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ | |
2.3.3 | Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng | |
2.3.4 | Sử dụng đồ dùng trực quan | |
2.3.5 | Làm đồ dùng phục vụ phát triển vận động từ nguyên vật liệu phế thải. | |
2.3.6 | Xây dựng bài tập vận đảm bảo tính khoa học và hệ thống
đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ |
|
2.3.7. | Lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục và đưa bài tập Erobic vào bài tập phát triển chung | |
2.3.8 | Tổ chức cho trẻ giao lưu vận động với các trẻ lớp khác trong khối. | |
2.3.9 | Tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi để củng cố và nâng cao khả năng vận động cho trẻ | |
2.4 | Hiệu quả. | |
3 | KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. | |
3.1 | Kêt luận | |
3.2 | Kiến nghị |
- Mở đầu
Lý do chọn đề tài.
“ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”
Trẻ em hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai. Việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của gia đình, xã hội và đặc biệt là trách nhiệm của người giáo viên mầm non.
Bởi “ Giáo dục mầm non là tiền đề trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền móng đầu tiên cho sự nghiệp trồng người”.
Ngày nay chúng ta coi trọng giáo dục mầm non, vì mầm non là nền tảng của ngành giáo dục. Cho nên giáo viên mầm non là người có trách nhiệm tìm những biện pháp hữu hiệu để chăm sóc, giáo dục và bảo vệ nhằm tạo ra những con người phát triển toàn diện.
Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thủa lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biêt giáo dục thể chất (GDTC) cho trẻ càng có ý nghĩa quan trong hơn bởi giáo dục thể chất là một trong những lĩnh vực giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ không chỉ đơn thuần dạy múa hay dạy vận động mà mục đích là để phát triển cơ, bắp, xương khớp…toàn thân thông qua các động tác là cơ hội phát huy năng lực vận động tiềm ẩn của đứa trẻ . Hơn nữa GDTC cho trẻ mầm non càng có ý ngĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ đẽ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Trẻ được vận động một cách phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thần kinh, giúp cho quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy phát triển tốt. Đông thời củng cố cho trẻ những kiến thức về sự vật hiện tượng xung quanh như tư thế của động vật, những hiện tượng tự nhiên, xã hội. Ngoài ra thông qua giáo dục phát triển thể chất còn giúp trẻ phát triển tình cảm, xã hội, vì giáo dục thể chất sẽ giúp trẻ nâng cao nhận biết bản thân, phát triển ở trẻ một số thói quen, phẩm chất đạo đức như ý chí, tinh thần tập thể, hứng thú với hoạt động chung, lòng mong muốn giúp đỡ lẫn nhau, tính thẳng thắn, khiêm tốn, tính trung thực, công bằng…
Như vậy việc tìm hiểu cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ để từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ là một việc làm rất quan trọng trong việc chăm sóc , bảo vệ sức khoẻ của trẻ. Là giáo viên ngành học mầm non nhất lại là giáo viên dạy ở trường mầm non nông thôn vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường ra sao?
Xuất phát từ những vấn đề trên , đễ nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong ngành học mầm non tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi” .
Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ từ đó chọn lọc các hình thức giáo dục thể chất phù hợp nhất. Ngoài ra tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm mục đích giúp tôi mạnh dạn sáng tạo hơn trong việc giảng dạy.
Đối tượng nghiên cứu.
“ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi” ở Trường mầm non Hoằng Đạt.
Phương pháp nghiên cứu.
Để tổ chức được tốt hoạt động này tôi dùng các phương pháp sau:
Giải pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc vận động.
Giải pháp 2: Tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ .
Giải pháp 3: Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng:
+ Hình thức cả lớp.
+ Hình thức theo dòng chảy.
+ Hình thức luân phiên thay đổi bài tập.
+ Hình thức tập theo nhóm.
+ Hình thức tập cá nhân.
+ Hình thức trò chơi.
Giải pháp 4: Sử dụng đồ dùng trực quan.
Giải pháp 5: Làm đồ dùng phục vụ phát triển vận động từ nguyên vật liệu phế thải.
Giải pháp 6: Xây dựng bài tập vận đảm bảo tính khoa học và hệ thống đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ..
Giải pháp 7: Lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục và đưa bài tập Erobic vào bài tập phát triển chung.
Giải pháp 8: Tổ chức cho trẻ giao lưu vận động với các trẻ lớp khác trong khối.
Giải pháp 9: Tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi để củng cố và nâng cao khả năng vận động cho trẻ.
- Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận.
Khi nói đến thể chất chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là chất lượng của cơ thể con người có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao…Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy khi lập chương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những cơ sở sau:
+ Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng thú cho trẻ.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]