SKKN Một số giải pháp giáo dục kỉ luật tích cực của giáo viên chủ nhiệm nhằm xây dựng Lớp học hạnh phúc cho học sinh vùng miền núi cao tại trường THPT
- Mã tài liệu: MT0139 Copy
Môn: | Công Đoàn |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1087 |
Lượt tải: | 34 |
Số trang: | 88 |
Tác giả: | Lê Thị Thanh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳ Châu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 88 |
Tác giả: | Lê Thị Thanh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳ Châu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp giáo dục kỉ luật tích cực của giáo viên chủ nhiệm nhằm xây dựng Lớp học hạnh phúc cho học sinh vùng miền núi cao tại trường THPT“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Xây dựng “Nội quy Lớp học hạnh phúc”
2. Giáo viên thay đổi bản thân để xây dựng lớp học hạnh phúc
3. Đổi mới tiết sinh hoạt lớp bằng các hình thức giáo dục kỷ luật tích cực để xây dựng lớp học hạnh phúc
4. Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài trường để xây dựng Lớp học thân thiện, học sinh tích cực – nền tảng của Lớp học hạnh phúc
Mô tả sản phẩm
ĐẶT VẤN ĐỀ
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Ngày Quốc tế Hạnh phúc là ngày 20 tháng 3 hàng năm, kể từ năm 2013, được Đại hội đồng Liên Hiệp quốc quyết định chính thức khi tất cả 193 quốc gia thành viên nhất trí thông qua Nghị quyết A/RES/66/281 ngày 20 tháng
6 năm 2012. Ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2589/QĐTTg ngày 26/12/2013 phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hàng năm”. Điều đó mang ý nghĩa lớn lao nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển an sinh xã hội, xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ và hạnh phúc; nâng cao nhận thức toàn xã hội về ngày Quốc tế Hạnh phúc, để từ đó có hành động cụ thể, thiết thực xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc của người Việt Nam.
Đối với HS để có được hạnh phúc trước hết là được sống trong một gia đình hạnh phúc. Bên cạnh đó các em cần được trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc , ở đó các em được học tập, được vui chơi, được chia sẻ, được thấu hiểu, được yêu thương và tôn trọng. Với GV hạnh phúc là được truyền đạt được kiến thức, đào tạo được các thế hệ học trò vừa ngoan, vừa giỏi. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn đó hàng loạt câu chuyện không vui xuất hiện trong học đường vừa qua: tỉ lệ stress học đường tăng nhanh chóng, bạo lực học đường đáng báo động, mối quan hệ thầy trò căng thẳng,…tất cả những điều đó được phản ánh thường xuyên qua các kênh truyền thông, là một điều nhức nhối trong xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng.
Câu hỏi lớn đặt ra lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày HS đến trường là một ngày vui, GV đến trường mỗi ngày là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là động lực để HS vươn tới tri thức? Xây dựng lớp học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này.
1.2. Trong giáo dục, vai trò của GVCN lớp cùng những biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực là một yếu tố quan trọng đặt nền móng kiến tạo nên lớp học hạnh phúc. Phương tiện giáo dục được coi là quan trọng nhất chính là nhân cách, là tình thương yêu, sự thấu hiểu học trò của người giáo viên.
Tuy nhiên, trên thực tế trong các trường học vẫn tồn tại những phương pháp giáo dục bạo lực khiến các em bị tổn thương. Albert Einstein cho rằng “điều tồi tệ nhất đối với một trường học là làm việc bằng phương pháp cưỡng bức, doạ nạt, quyền uy giả tạo”. Hơn lúc nào hết, trong thời đại hiện nay các GDKL tích cực sẽ là biện pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện nhân cách, lối sống cho HS. Góp phần không nhỏ quyết định tương lai của các em không chỉ là nền tảng kiến thức mà còn là quan niệm, thái độ, cách ứng xử trong cuộc sống mà các em được tiếp nhận và tích lũy trong trường học.
1.3. Đặc thù đại đa số HS trường THPT Quỳ Châu là HS miền núi đến từ những bản làng xa xôi, điều kiện đi lại, điều kiện sống của các em còn gặp nhiều khó khăn, hầu hết các em đều được nhận hỗ trợ tiền ăn, ở, nhận gạo từ chế độ của nhà nước. Thêm vào đó, xuất phát điểm về nhận thức, trình độ học lực của các em còn thấp, còn yếu nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dạy học của nhà trường. Chính vì vậy, vai trò của người GV trong công tác chủ nhiệm lớp với phương pháp giáo dục tích cực sẽ là những điều kiện quan trọng giúp các em làm quen, thích ứng, hòa nhập và phát huy được năng lực bản thân, trở thành những “người học sinh mới” đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
1.4. Ngày 12 – 11- 2019 CĐGDVN đã có Kế hoạch số 312 – CĐGDVN ngày 12-11- 2019 về việc Hướng dẫn và tổ chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc theo kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Công đoàn ngành GD& ĐT Nghệ An đã triển khai Kế hoạch số 235 ngày 29 -12-2019 về việc Hướng dẫn và Tổ chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc theo kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Hưởng ứng cuộc vận động của CĐGDVN, CĐ ngành GD & ĐT Nghệ An về “Xây dựng Trường học hạnh phúc”, Trường THPT Quỳ Châu đã tích cực chỉ đạo xây dựng thành công mô hình trường học hạnh phúc, trong đó Lớp học hạnh phúc chính là một tế bào quan trọng. Xuất phát từ những lý do kể trên, tôi quyết định thực hiện đề tài: Một số giải pháp giáo dục kỉ luật tích cực của giáo viên chủ nhiệm nhằm xây dựng Lớp học hạnh phúc cho học sinh vùng miền núi cao tại trường THPT Quỳ Châu. Qua đề tài, tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc đổi mới cách thức, phương pháp, nội dung trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Quỳ Châu nói riêng và các trường miền núi lân cận địa bàn huyện Quỳ Châu nói chung.
- TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Lần đầu tiên đề tài Một số giải pháp giáo dục kỉ luật tích cực của giáo viên chủ nhiệm nhằm xây dựng Lớp học hạnh phúc cho học sinh vùng miền núi cao tại trường THPT Quỳ Châu được thực hiện ở Trường THPT Quỳ Châu – là ngôi trường của huyện miền núi cao của Tỉnh Nghệ An.
- Các giải pháp được đề xuất trong đề tài phù hợp với đặc điểm đối tượng giáo viên, học sinh ở Trường THPT Quỳ Châu.
- Các giải pháp mà đề tài đề xuất đáp ứng được quan điểm, yêu cầu xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc phù hợp với thực tiễn và yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục.
- MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích:
Các giải pháp GDKL tích cực góp phần xây dựng Lớp học hạnh phúc nhằm mục đích:
- Giúp cho GV và HS được hạnh phúc mỗi khi đến trường, trong mỗi tiết học. Giáo dục đạo đức, tình cảm…cho học sinh THPT. Học sinh hứng thú, tích cực học tập.
- Giúp cho GV có giải pháp để có thể giải tỏa được những áp lực, sự căng thẳng trong quá trình dạy học và giáo dục của mình. Từ đó trở nên yêu nghề và thành công trong sự nghiệp trồng người của mình.
- Giúp cho mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thành công. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh đặc biệt là giảm tình trạng bỏ học của trường miền núi.
3.2. Phương pháp:
Để thực hiện đề tài chúng tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp:
+ Phương pháp thu thập tài liệu.
+ Phương pháp thực nghiệm.
+ Phương pháp điều tra, xử lí số liệu.
+ Phương pháp tổng hợp.
- PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi: Một số giải pháp giáo dục kỉ luật tích cực của giáo viên chủ nhiệm nhằm xây dựng Lớp học hạnh phúc cho học sinh vùng miền núi cao tại trường THPT Quỳ Châu.
- Cụ thể áp dụng tại các lớp do tôi chủ nhiệm ở các khóa học 2016 – 2019 và 2019 – 2022.
- CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần đặt vấn đề và phần kết luận, đề tài gồm ba phần:
Phần I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Phần II: Một số giải pháp giáo dục kỉ luật tích cực của giáo viên chủ nhiệm nhằm xây dựng Lớp học hạnh phúc cho học sinh vùng miền núi cao tại trường THPT Quỳ Châu.
Phần III: Kết quả đạt được
NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các văn bản chỉ đạo thực hiện
Ngày 12 -11- 2019 CĐGDVN đã có Kế hoạch số 312 – CĐGDVN ngày 12 -11- 2019 Về việc Hướng dẫn và tổ chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc theo kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Kế hoạch số 235 ngày 29 -12 – 2019 của Công đoàn ngành GD & ĐT Nghệ An Về việc Hướng dẫn và tổ chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc theo kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
1.1.2. Các khái niệm liên quan
1.1.2.1. Khái niệm “Lớp học hạnh phúc”
Lớp học hạnh phúc là nơi giúp GV và HS hình thành và duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường học đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp.
Lớp học hạnh phúc là lớp học có sự tương tác chủ động, tích cực với xúc cảm từ hai phía: nhà tổ chức và chủ thể thực hiện. Lớp học hạnh phúc là điểm đến mà mỗi cá nhân cảm thấy muốn đến, khi đến có những hứng thú, có niềm vui, có sự mong chờ, có rung cảm… Lớp học hạnh phúc là nơi có thể cảm nhận được sự an toàn, sự nâng đỡ hay sự thú vị khi có nhiều điều nằm trong nhu cầu được thỏa mãn…
HS đến trường như thế nào là hạnh phúc, có thể quy thành một mệnh đề: mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Cần khẳng định không quá lý tưởng đến mức vui mà không nhớ hay không hiểu nhiệm vụ thay vào đó là thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động, tích cực với sự thoải mái, khao khát, cố gắng tích cực nhất. Bên cạnh đó, người học cảm thấy có niềm tin, có rung động, có động lực khi đến lớp và dễ nhớ nhung nếu không đến lớp…
Kết quả thống kê của Đại học Sư phạm TP.HCM khảo sát trên 181 học sinh THPT, HS mong muốn 10 điều GV sẽ thay đổi để việc học được hạnh phúc hơn cho kết quả khá bất ngờ. Kết quả thống kê như sau:
- 92,8% mong giáo viên cười nhiều hơn.
- 84% mong giáo viên nhẹ nhàng hơn khi học sinh làm sai.
- 82,4% mong giáo viên đừng phê bình trước mặt bạn bè.
- 82,4% được tổ chức học tập xen kẽ vui chơi.
- 75,4% mong giáo viên đừng bắt học thuộc lòng quá nhiều.
- 74% mong giáo viên đừng nhắc lại môn học này là quan trọng.
- 70,2% mong giáo viên khen thưởng nhiều hơn trách móc.
- 66,3% mong giáo viên bớt bài tập về nhà.
- 62,4% mong được tăng cường thực tế, khám phá thực tiễn.
- 60% mong giáo viên khác nhận suy nghĩ và hành vi của các em dù nó khác thường và không được như mong đợi.
1.1.2.2. Khái niệm về “Giáo dục kỷ luật tích cực”
Theo các nhà giáo dục: “GDKL tích cực là cách giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của HS; không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của HS. GDKL tích cực là việc dạy và rèn luyện cho HS tính tự giác tuân theo các quy định và quy tắc đạo đức ở thời điểm trước mắt cũng như về lâu dài”.
Mục tiêu của GDKL tích cực là dạy HS tự hiểu hành vi của mình, có trách nhiệm đối với sự lựa chọn của mình, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác. Nói cách khác giúp HS phát triển tư duy và có các hành vi tích cực có thể ảnh hưởng lâu dài đến cả cuộc đời sau này” (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông về giáo dục kỉ luật tích cực).
Những năm gần đây, khái niệm kỉ luật tích cực được nhắc đến nhiều hơn trong môi trường học đường. Theo đó, GV phải luôn tìm các biện pháp, cách thức xử lý tình huống, các hình thức giáo dục HS mà không la mắng, cáu giận, đánh đập… khi các em phạm phải sai lầm. GV quan tâm, phân tích, giúp các em nhận ra lỗi lầm và biết cách khắc phục. Từ đó HS thêm tin tưởng thầy cô. Giáo dục kỉ luật tích cực cũng là hành động “trao yêu thương để nhận lại tin yêu”.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]