SKKN Một số kinh nghiệm phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng
- Mã tài liệu: BC1066 Copy
Môn: | |
Lớp: | 24-36 tháng |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 978 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 36 |
Tác giả: | Lưu Thị Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thiên Thanh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 36 |
Tác giả: | Lưu Thị Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thiên Thanh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng” triển khai các biện pháp như sau:
3.1. Biện pháp 1: Xác định yêu cầu và nhiệm vụ của giáo viên khi tổ chức các hoạt động phát triển vận động
3.2. Biện pháp 2: Sáng tác, sử dụng một số trò chơi vận động
3.3. Biện pháp 3: Nâng cao phát triển vận động cho trẻ trong giờ GDTC
3.4. Biện pháp 4: Xây dựng môi trường tạo hứng thú cho trẻ vận động
3.5. Biện pháp 5: Lồng ghép các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong ngày
3.6. Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh để giúp trẻ phát triển vận động
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
I: ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………2
II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ…………………………………………………………3
- Cơ sở lý luận …………………………………………………………………… 3
- Thực trạng vấn đề ……………………………………………………………. 5
2.1. Thuận lợi ……………………………………………………………….…… 5
2.2. Khó khăn ………………………………………………………………..…. 6
- Các biện pháp tiến hành một số kinh nghiệm phát triển vận động cho trẻ 24 – 36 tháng ………………………………………………………………………6
3.1. Biện pháp 1: Xác định yêu cầu và nhiệm vụ của giáo viên khi tổ chức các hoạt động phát triển vận động ……………………………………………………6
3.2. Biện pháp 2: Sáng tác, sử dụng một số trò chơi vận động………………………..9
3.3. Biện pháp 3: Nâng cao phát triển vận động cho trẻ trong giờ GDTC….…..16
3.4. Biện pháp 4: Xây dựng môi trường tạo hứng thú cho trẻ vận động….…. ..19
3.5. Biện pháp 5: Lồng ghép các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong ngày. .23
3.6. Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh để giúp trẻ phát triển vận động..26
- Hiệu quả SKKN ……………………………………………………………… 27
III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ………………………………………………. 28
1.Kiết luận ……………………………………………………………………….28
- Kiến nghị ……………………………………………………………………. 30
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo các nhà tâm lý học và các nhà nghiên cứu khoa học thì vận động là một trong số những điều kiện quan trọng nhất cho sự phát triển tâm lý và thể chất của trẻ nhỏ. Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là đối với cơ thể đang phát triển của trẻ mầm non.
Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và các chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay bị giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Ngoài ra những trẻ ít vận động còn có khả năng hay mắc các bệnh về đường hô hấp. Những nghiên cứu của nhà khoa học N.M Selovano và M.IU.Kixchiacovxkaia đã chứng minh trẻ càng thực hiện đa dạng các vận động bao nhiêu thì lượng thông tin được chuyển về não bộ càng nhiều bấy nhiêu và chính điều đó đã thúc đẩy trí tuệ một cách mạnh mẽ. Chế độ vận động của trẻ được tổ chức một cách đúng đắn sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách quan trọng như tính tích cực, tự lực, lòng dũng cảm, tính cẩn thận, trung thực… Thực tế hiện nay trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, nhiệm vụ phát triển vận động cho trẻ được tổ chức thông qua nhiều hình thức phong phú như hoạt động thể dục, thể dục sáng, trò chơi vận động, hoạt động ngoài trời…nhưng nhiều giáo viên vẫn chưa thực sự nắm được nhu cầu vận động của trẻ cả về lượng cũng như cường độ vận động cụ thể như việc tổ chức thực hiện phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lứa tuổi, giới tính, mùa trong năm, thời gian trong ngày.
Năm học ……….., được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, tôi được phân công phụ trách lớp nhà trẻ D1, lứa tuổi 24- 36 tháng. Qua việc tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động, tôi thấy kỹ năng vận động của trẻ trong lớp tôi còn hạn chế, các cháu tham gia vận động còn nhút nhát, chưa hứng thú, đặc biệt ở lứa tuổi này nhu cầu vận động như: đi, bò, chạy, nhảy…là rất thiết yếu. Vì nếu không được đáp ứng đầy đủ thì trẻ khó có thể phát triển bình thường. Điều đó làm tôi trăn trở và vấn đề đặt ra với tôi lúc này là cần phải tìm hiểu rõ nhu cầu vận động của trẻ để tìm ra những biện pháp phát triển vận động một cách tích cực và hiệu quả giúp trẻ có cơ thể khoẻ mạnh góp phần hoàn thiện nhân cách. Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài “Một số kinh nghiệm phát triển vận động cho trẻ 24-36 tháng”.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận
Phát triển vận động cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Phát triển vận động cho trẻ chính là việc trẻ tham gia vào các hoạt động trong trường mầm non một cách tích cực nhằm phát triển nhũng kỹ năng vận động sử dụng những phần cơ bắp lớn của cơ thể để thực hiện những chuyển động mạnh của cơ thể như: đi, chạy, nhảy, tung, ném bóng…và những kỹ năng sử dụng những phần cơ của bàn tay, ngón tay để thực hiện những chuyển động nhỏ, chính xác như: vẽ, nặn, xé dán, cài cúc áo…Những kỹ năng vận động này kết hợp chặt chẽ với kỹ năng kết hợp thị giác và vận động, là khả năng sử dụng mắt, tay và ngón tay để thực hiện các động tác.
Vận động giúp trẻ nhỏ phát triển toàn diện, vận động không chỉ giúp các kỹ năng vận động thô cần thiết được phát triển và hoàn thiện mà còn thúc đẩy tình trạng cơ thể khỏe mạnh hơn. Đó cũng là yếu tố vô cùng quan trọng liên quan đến sự phát triển căn bệnh béo phì ở trẻ mầm non và các vấn đề khác của sức khỏe. Những hoạt động vận động phát triển phù hợp, mang tính xã hội và cảm xúc sẽ giúp trẻ học các kỹ năng hợp tác, học cách luân phiên, biết cách chờ dợi và chia sẻ không gian cho bạn khác. Một nghiên cứu gần đây cho thấy vận động vô cùng quan trọng cho sự phát triển của não bộ và nhận thức.
Các hoạt động vận động nhằm rèn luyện cơ thể rất hữu ích đối với sự phát triển cơ thể, việc luyện tập giúp củng cố sức khoẻ, phát triển thể lực và tâm lí tốt hơn. Việc rèn luyện thể lực một cách có hệ thống giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, chống lại những biến đổi bất lợi của môi trường và dịch bệnh, giúp duy trì sự cân bằng bền vững trong nội tạng cơ thể. Vận động làm cho xương phát triển và liên kết cơ với xương được bền chắc. Bên cạnh đó hoạt động vận động làm cho trẻ sảng khoái, tinh thần vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tin hơn.
Lứa tuổi 24- 36 tháng, quá trình phát triển của cơ thể trẻ rất mạnh mẽ, chức năng của các tổ chức cơ thể hoàn chỉnh hơn, trẻ đạt được nhiều tiến bộ trong vận động. Lúc này trẻ có thể chạy nhanh, đứng co 1 chân trong khoảng 3 giây, có thể bật nhảy tại chỗ, ném được bóng vào rổ trong khoảng 1m, thực hiện các bài tập thể dục, xếp chồng nhiều khối gỗ lên nhau hoặc xếp theo kiểu bắc cầu; cầm được bút, bắt chước vẽ các đường kẻ dọc trên giấy hay vẽ các vòng xoáy tròn… “khi tôi tổ chức cho trẻ các hoạt động trên lớp các cháu rất thích tham gia hoạt động nhưng các kỹ năng vận động của các cháu rất yếu nên chỉ có một số ít cháu có thể thực hiện yêu cầu đơn giản theo mục đích yêu cầu đề ra. Bản thân tôi luôn muốn học sinh của mình hoạt động một cách thành thạo và thích thú, tham gia tích cực trong các hoạt động cũng như các vận động để cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy tôi tìm ra các biện pháp giúp trẻ phát triển vận động một cách tốt nhất.
Ở lứa tuổi này, quá trình cốt hóa của xương diễn ra nhanh. Các phản xạ có điều kiện được hình thành nhanh song củng cố còn chậm. Vì vậy, những thói quen vận động mới được hình thành không bền vững, dễ sai lệch.
Vận động đi, chạy và cảm giác thăng bằng: Nhịp độ đi bộ của trẻ chưa ổn định, sự phối hợp tay chân chưa nhịp nhàng, khả năng thay đổi hướng trong không gian còn chậm. Kĩ năng chạy của trẻ tốt hơn kĩ năng vận động đi. Trẻ đã biết phối hợp tay chân, khi chạy trẻ đã giữ được thăng bằng nhưng hướng chưa chính xác. Khi đi trên ghế thể dục, trẻ cũng đã tự tin và bình tĩnh hơn. Tuy nhiên trẻ chỉ giữ được thăng bằng phần người, đầu trẻ còn cúi và tay chưa giữ thăng bằng.
Vận động nhảy: Việc thực hiện vận động này của trẻ còn khó khăn. Khả năng phối hợp vận động chưa tốt. Trẻ đã biết nhún chân lấy đà song khi hạ xuống đất
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]