SKKN Một số biện pháp dạy Tập đọc nhạc lớp 4 – 5
- Mã tài liệu: BM5006 Copy
Môn: | Âm nhạc |
Lớp: | 4, 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 892 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Đặng Thị Thanh Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Huệ |
Năm viết: | NaN-NaN |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Đặng Thị Thanh Hiền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Huệ |
Năm viết: | NaN-NaN |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp dạy Tập đọc nhạc lớp 4 – 5″ triển khai các biện pháp như sau:
Giải pháp 1: Thường xuyên củng cố và phát triển hứng thú của học sinh trong giờ học âm nhạc
Giải pháp 2: Giáo viên vận dụng phương pháp tích hợp kiến thức, kỹ năng giữa các môn học (đặc biệt là môn mỹ thuật) để các em có điều kiện luyện tập để phát triển toàn diện hơn
Giải pháp 3: Giáo viên phải biết sử dụng phương tiện dạy học như một yếu tố gây xúc cảm
Giải pháp 4: Tăng cường luyện tập đọc nhạc ở trên lớp
Giải pháp 5: Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc
Giải pháp 6: Củng cố, kiểm tra
Giải pháp 7: Đối với việc dạy bài hát
Mô tả sản phẩm
Phần I: Mở đầu
Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm
m nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em được tham gia ca hát, được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng sáng tạo và có tác dụng giáo dục đạo đức rất tốt.
Trong trường tiểu học, học môn âm nhạc là một quá trình liên tục rèn luyện học hát tập thể, phát triển khả năng nghe nhạc. Thông qua việc học âm nhạc ở giai đoạn đầu chủ yếu là học hát, tình cảm và trí tuệ của các em được giáo dục, bồi dưỡng phát triển theo năm tháng. Năng lực cảm thụ âm nhạc của các em được dần dần nâng lên là cơ sở để hình thành một trình độ văn hoá âm nhạc theo mục tiêu của môn học. Vì vậy, giáo viên phải nắm bắt được mục tiêu dạy – học để từ đó lên kế hoạch bài giảng cho phù hợp với yêu cầu môn học.
Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng.Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được.
Mà một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật.Trong đó m nhạc có vị trí rất quan trọng. Đặc biệt trong những năm gần đây, bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc, trong đó có môn m nhạc.
m nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ, đặc biệt là ở bậc tiểu học, thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu về ca hát, về kiến thức m nhạc, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.
Ở lớp 4- 5 ngoài việc học hát các em còn được tập đọc các bài tập đọc nhạc với các hình tiết tấu đơn giản như : Nốt trắng, nốt đen, móc đơn, được ghép lời ca theo nhạc và được làm các bài tập nhạc và vậy việc học âm nhạc ở lớp 4 của học sinh Tiểu học đã bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Các em trực tiếp được tiếp xúc với các nốt nhạc trên khuông nhạc có khoá son đó là một phân môn mới, phân môn Tập đọc nhạc. Bên cạnh đó việc rèn luyện khả năng nghe âm nhạc chuẩn xác, phát triển tai nghe góp phần vào việc giáo dục văn hóa âm nhạc cho các em là điều rất cần thiết .
Qua thực tế giảng dạy từ những năm trước đây. Tôi nhận thấy rằng trước một bài tập đọc nhạc, ghi chép nhạc, để các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt , đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học. Từ đó, tôi đưa ra một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh khối 4- 5 ở bậc Tiểu học cũng là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong những năm giảng dạy tại trường.
Các giải pháp của SKKN so với trước
Giải pháp 1: Thường xuyên củng cố và phát triển hứng thú của học sinh trong giờ học âm nhạc
Giải pháp 2: Giáo viên vận dụng phương pháp tích hợp kiến thức, kỹ năng giữa các môn học (đặc biệt là môn mỹ thuật) để các em có điều kiện luyện tập để phát triển toàn diện hơn.
Giải pháp 3: Giáo viên phải biết sử dụng phương tiện dạy học như một yếu tố gây xúc cảm.
Giải pháp 4: Tăng cường luyện tập đọc nhạc ở trên lớp.
Giải pháp 5: Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc:
Giải pháp 6: Củng cố, kiểm tra
Giải pháp 7: Đối với việc dạy bài hát:
3- Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm
Giúp giáo viên có những phương pháp dạy tập đọc nhạc hiệu quả nhất để phát huy tính sáng tạo của HS.
Xuất phát từ mục tiêu chung của bộ môn âm nhạc nói chung và dạy tập đọc nhạc nói riêng ở trường Tiểu học cơ sở, là giáo viên trực tiếp giảng dạy cần phải xác định tốt những nhiệm vụ sau đây:
– Xây dựng và phát triển năng lực học hát của học sinh thông qua việc Học hát; Nhạc lí- Tập đọc nhạc; được thể hiện trong sách giáo khoa (SGK ).
– Qua việc hướng dẫn học hát, học nhạc, giáo dục cho các em có tình cảm, đạo đức trong sáng, lành mạnh, hướng tới những điều thiện và cái đẹp trong cuộc sống, phát huy truyền thống dân tộc
– Xây dựng khả năng tham gia hoạt động ca hát, giúp cho việc phát triển toàn diện cân bằng và hài hoà.
– Phát hiện những học sinh có năng khiếu về âm nhạc, động viên và giúp các em phát triển năng khiếu của mình.
– Giúp học sinh hát đúng, tập hát diễn cảm và bước đầu tập luyện một số kĩ năng đọc nhạc, giúp các em hiểu biết về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu và một vài sinh hoạt âm nhạc trong đời sống xã hội, cung cấp cho các em thêm một số kiến thức mang tính văn hoá dân tộc.
– Với tư cách là người giáo viên dạy môn âm nhạc ở trường Tiểu học, bản thân cố gắng vận dụng các phương pháp tối ưu nhất đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Bên cạnh đó, bản thân luôn bám sát nội dung chương trình, sách giáo khoa ở bộ môn âm nhạc. Chương trình sách giáo khoa về cơ bản là phù hợp với đối tượng học sinh ở từng khối lớp. Nếu giáo viên là người hiểu rõ mục tiêu môn học, biết cách tổ chức tiết dạy và có phương pháp phù hợp với từng tiết dạy thì nội dung bài học sẽ trở nên nhẹ nhàng hấp dẫn. Ngược lại, nếu giáo viên chưa nắm được mục tiêu môn học, coi môn học hoàn toàn là môn năng khiếu thì sẽ dẫn đến tình trạng dạy môn học này như dạy trong các trường năng khiếu (chuyên nghiệp), yêu cầu quá cao về các kĩ năng thực hành, biến nội dung các bài học trở nên quá phức tạp và điều tất yếu là dẫn đến quá tải.
Để khắc phục tình trạng trên, khi thực hiện chương trình về bộ môn âm nhạc cho học sinh, trước hết giáo viên cần nắm vững mục tiêu của môn học, đó là giáo dục thẩm mĩ, để giúp học sinh hiểu biết cái đẹp, cảm nhận cái đẹp và sáng tạo cái đẹp nói chung, chứ không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức và kĩ năng về tập đọc nhạc. Điều mà giáo viên đặc biệt lưu tâm, đặc biệt chú ý đó là giáo dục cho học sinh những tri thức cần thiết về cái hay, cái đẹp, giáo dục thị khiếu thẩm mĩ lành mạnh, rèn luyện cho học sinh có hiểu biết và thể hiện tính thẩm mĩ trong cuộc sống thông qua việc học môn âm nhạc. Như Các-Mác đã nói : “Con người phải biết xây dựng cuộc sống theo qui luật của cái đẹp”
Phần II: Nội dung
I. Cơ sở lý luận
Xuất phát từ thực trạng giảng dạy m nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học. Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phù thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội.
Như chúng ta đã biết, m nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học m nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu nhạc, những lời ca, m nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài nhạc, từng câu nhạc.
Vậy làm thế nào để các em đọc đúng được bài tập đọc nhạc ? Trước tiên người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm trạng thoải mái, một hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc và yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác các kiến thức về m nhạc.
Là giáo viên chuyên ngành m nhạc, qua thời gian trực tiếp giảng dạy, bản thân ít nhiều đã đúc kết được những kinh nghiệm trong công tác, tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt là kiến thức đọc và ghi chép nhạc của các em là chưa cao, nhiều em còn rất lúng túng. Trước những hạn chế thực tại, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn các em học tập đọc nhạc khá hiệu quả mà tôi đã tiến hành mấy năm nay.
II. Cơ sở thực tiển
Những năm trước đây, việc đầu tư trang thiết bị cho môn học còn hạn chế. Do đó việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu kiến thức m nhạc là hết sức khó khăn, thậm chí những kiến thức đó đến với các em hết sức trừu tượng. Việc truyền thụ các kiến thức âm nhạc chỉ qua phương pháp truyền khẩu thuần tuý, ít phát triển khả năng tư duy của các em. Do đó không tạo được sự thu hút, ít gây hứng thú học tập cho các em.
Dựa vào cơ sở lý luận đã có, cùng với thời gian giảng dạy tại trường, tôi đã tìm hiểu khả năng học nhạc của học sinh. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức m nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức.
Qua kiểm tra đọc một bài tập đọc nhạc thì số lượng các em đọc tốt còn rất khiêm tốn. Thực tế khi nghe các em thực hiện bài tập, bên cạnh những em trình bày tự nhiên và thoải mái vẫn còn một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chỉ đọc với tính chất thuộc lòng, đọc nhạc thì chỉ đúng tên nốt mà chưa đúng trường độ, ngắt, nghỉ tuỳ tiện không đúng tiết tấu của bài nhạc.
Là một giáo viên chuyên trách về phân môn âm nhạc bậc tiểu học, trong quá trình trực tiếp giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ, tôi cũng đúc rút được những kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, tôi nhận thấy đa phận việc học tập và tiếp thu kiến thức của các em chưa cao. Tính tự giác thấp do đó ảnh hưởng rất nhiều đến bài dạy của cô ở trên lớp. Đứng trước những hạn chế và thực tại đó tôi mạnh giản đưa ra những kinh nghiệm, phương pháp dạy học, hướng dẫn các em học hát, nghe và cảm nhận giai điệu của bài hát mà tôi đã thực hiện tại trường trong năm học vừa qua.
Chương 2 Thực trạng vấn đề SKKN
-1. Thuận lợi:
– Bản thân là giáo viên được đào tạo cơ bản về chuyên nghành âm nhạc và được trực tiếp tham gia giảng dạy âm nhạc Trường tiểu học Nguyễn Lượng Thái.
– Được tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học.
– Học sinh yêu thích học môn âm nhạc.
– m nhạc là một môn học độc lập trong chương trình Tiểu học. Dạy và học nghiêm túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học.
– Nhà trường và BGH quan tâm thường xuyên.
– Nhà trường có kết nối mạng internet thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin phục vụ giảng dạy;
– Giáo viên nắm chắc về chuyên môn, tích cực tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp mới để vận dụng trong quá trình giảng dạy.
Học sinh ngoan, đa số các em rất yêu thích âm nhạc. Học sinh cảm nhận giai điệu các bài hát khá tốt. Thực hiện các bài hát với đàn hoặc đĩa tương đối tốt.
2 Khó khăn:
– Các em lần đầu tiên làm quen với cao độ tiết tấu, vì ở lớp 3 các em chỉ mới làm quen với tên nốt hình nốt mà chưa giải quyết đến phần đọc cao độ. Chính vì thế việc đọc nhạc của các em chưa tốt.
– Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh lớp 4- 5 rất năng động, khi đọc nhạc chưa biết kiềm chế được âm thanh gây ồn ào cho cả lớp.
– Mức độ cảm nhận âm nhạc của các em không đồng đều.
– Cơ sở vật chất, phòng đọc, phòng chức năng, phòng thư viện của trường chưa được đầu tư.
– Cơ sở vật chất cho việc dạy và học âm nhạc đặc biệt là tập đọc nhạc của nhà trường chưa đầy đủ, tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy học bộ môn âm nhạc còn thiếu nhiều.
– Sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm. Giáo viên phải tự tìm tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học. Trong khi đó yêu cầu của bộ môn lại cần phải có những trang thiết bị hiện đại (video, đài đĩa,…) để phục vụ cho việc dạy và học.
Đối với HS trường TH Nguyễn Lượng Thái nói riêng và học sinh trên địa bàn huyện Thuận Thành nói chung đa phần các em là con em nông thôn, điều kiện chưa được đầy đủ, việc học thêm các môn văn hoá khác đôi khi còn chưa đủ điều kiện thì làm gì nói đến chuyện học thêm các môn khác như âm nhạc – mỹ thuật… HS ít được quan tâm, vì thế hiểu biết về âm nhạc còn hạn chế, chưa sâu rộng, không kích thích các em học tập. do chưa có giáo viên chuyên về bộ môn Hát nhạc ở bậc Tiểu học nên việc làm quen với việc học tập đọc nhạc là chưa hề có, chỉ lên đến cấp TH mới bắt đầu tiếp xúc dẫn đến việc dạy và học gặp không ít khó khăn. Đa phần HS bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, lo cho thi, lo đánh giá, phần nào sao nhãng việc học môn âm nhạc. Mặt khác, đa số các bậc Phụ huynh học sinh chỉ quan tâm đến các môn học chính như Văn, Toán, … mà chưa quan tâm đến bộ môn m nhạc bởi họ cứ nghĩ rằng đây chỉ là môn học phụ.
Chương 3: Những giải pháp mang tính khả thi
Để có một tiết học nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn m nhạc. Ở lớp 3, các em đã được làm quen với các kí hiệu m nhạc: các hình nốt, khuông nhạc, khóa Son, đọc 8 bài tập đọc nhạc ở lớp 4, sang lớp 5, các kỹ thuật đó được duy trì và nâng cao hơn một bước. Vì vậy, giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong giảng dạy để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã có của các em một cách tốt nhất.
Giải pháp 1: Thường xuyên củng cố và phát triển hứng thú của học sinh trong giờ học âm nhạc
Việc gây hứng thú cho học sinh trong giờ học không chỉ một lần mà phải rèn luyện thường xuyên từ phút đầu đến phút cuối giờ học. Hơn nữa phải làm cho mức độ hứng thú ngày càng tăng đến nổi các em không để ý thời gian trôi đi nhanh chóng và đến khi giờ học kết thúc học sinh còn cảm thấy luyến tiếc.
Giải pháp 2: Giáo viên vận dụng phương pháp tích hợp kiến thức, kỹ năng giữa các môn học (đặc biệt là môn mỹ thuật) để các em có điều kiện luyện tập để phát triển toàn diện hơn.
* Ví dụ. trong giờ ôn bài hát và ôn bài Tập đọc nhạc, giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi như sau: Chọn 2 đội lên bảng bốc thăm, đội A hát độ B vẽ tranh diễn tả hình ảnh có trong bài hát, khi đội A ngừng hát thì đồng thời đội B ngừng vẽ và ngược lại. Học sinh còn lại dưới lớp được chia ra làm cổ động viên tinh thần cho 2 đội chơi.
Giải pháp 3: Giáo viên phải biết sử dụng phương tiện dạy học như một yếu tố gây xúc cảm.
Trong một giờ học sinh động, giáo viên không thể không sử dụng phương tiện dạy học. Đồ dùng dạy học phổ biến đó là sách giáo khoa, nhạc cụ và tranh ảnh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]