SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn khoa học Lớp 5
- Mã tài liệu: BM5036 Copy
Môn: | Khoa học |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 803 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Lê Thị Mai Phương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Lê Thị Mai Phương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn khoa học Lớp 5″ triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Tạo sự hứng thú cho học sinh bằng những trò chơi học tập
Trò chơi: “Rung chuông vàng”
Trò chơi: “Tiếp sức đồng đội”
Trò chơi “Thêm lá cho cây”
Trò chơi “Ghép chữ vào hình”
Biện pháp 2: Sử dụng sơ đồ tư duy để giúp học sinh hình thành, củng cố kiến thức
Biện pháp 3: Sử dụng phương pháp thí nghiệm
Mô tả sản phẩm
- Phần mở đầu.
- Lí do chọn đề tài.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển môn Tự nhiên và Xã hội ( ở các lớp 1, 2, 3), môn Khoa học ( ở lớp 4, 5) được xây dựng trên nền tảng cơ bản, ban đầu của khoa học tự nhiên và các lĩnh vực nghiên cứu về giáo dục sức khỏe, giáo dục môi trường. Khoa học là môn học giúp học sinh khơi dậy trí tò mò, tạo cơ hội để học sinh tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên, tri thức khoa học. Cũng là môn học quan trọng trong việc giúp học sinh học tập môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học sơ sở và các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ở cấp trung học phổ thông.
Môn khoa học là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu và thiết thực như là: Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự sinh sản, sự lớn lên của cơ thể người. Cách phòng tránh một số bệnh thông thường, đặc điểm và công dụng của một số chất, một số vật liệu và nguồn năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.
Là môn học giúp học sinh hình thành các kĩ năng như: Kĩ năng ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến vấn đề sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Kĩ năng quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản, gần gũi với đời sống và sản xuất. Biết nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập; biết tìm thông tin để giải đáp; biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ….
Thông qua những kiến thức và kĩ năng đó giúp học sinh hình thành ý thức tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống. Giúp học sinh hình thành tÌnh yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp. Có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh.
Trong thực tế môn khoa học không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về con người, tự nhiên, rèn luyện kĩ năng và thái độ học tập đúng đắn mà còn góp phần phát triển những kĩ năng và phẩm chất của các nhà khoa học tương lai. Bên cạnh đó, môn Khoa học còn giúp học sinh làm quen với cách tư duy chặt chẽ mang tính khoa học, hình thành cho học sinh những năng lực cần thiết để thích ứng với thực tế cuộc sống. Chính vì vậy môn Khoa học là môn học có vai trò quan trọng và có mối liên hệ chặt chẽ với các môn học khác trong nhà trường. Và để thực hiện được mục tiêu đã đề ra đòi hỏi mỗi giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp giáo dục. Quan trọng hơn nữa là giáo viên cần lựa chọn vận dụng những phương và giáo dục phát triển năng lực phẩm chất của học sinh tiểu học.
Trong quá trình giảng dạy môn Khoa học lớp 5, bản thân đã vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo nhiều phương pháp, đặc biệt chú ý đến nhưng phương pháp giáo dục và phát triển năng lực cho học sinh. Sau nhiều năm vận dụng tôi nhận thấy học sinh hứng thú, tích cực, chủ động hơn trong việc tìm tòi và chiếm lĩnh tri thức. Trong phạm vi sáng kiến này tôi xin chia sẻ kinh nghiệm vận dụng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn khoa học lớp 5”.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Giúp giáo viên thấy rõ được vai trò, tầm quan trọng của môn Khoa học trong chương trình Tiểu học. Lựa chọn và áp dụng một số biện pháp, kĩ thuật dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn khoa học. Tạo sự tích cực chủ động khám phá tri thức khoa học của học sinh.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đối tượng học sinh giảng dạy lựa chọn một số biện pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động khám phá tri thức cũng như nâng cao chất lượng của môn Khoa học nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.
Nhiệm vụ của đề tài là lựa chọn, đề xuất một số giải pháp, biện pháp giảng dạy phù hợp trong giảng dạy môn khoa học và phù hợp với đối tượng học sinh lớp 5. Nhằm giúp khơi gợi trí tò mò, đam mê tìm hiểu khoa học của học sinh. Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm hiệu quả của giải pháp mang lại.
- Đối tượng nghiên cứu.
Một số giải pháp, biện pháp, trò chơi học tập… sử dụng trong quá trình giảng dạy môn Khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn Khoa học nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
Sự hứng thú, chủ động trong học tập và ý thức tự giác của học sinh thay đổi như thế nào sau khi áp dụng những giải pháp, biện pháp, trò chơi …đã lựa chọn và thiết kế.
Khảo sát đối tượng học sinh lớp 5A trường Tiểu học Lê Lợi –thị trấn Quảng Phú – huyện CưMgar- tỉnh Đăk Lăk năm học ……..
- Giới hạn của đề tài
Tập trung nghiên cứu một số biện pháp, giải pháp… nhằm giúp học sinh tích cực, chủ động, ham thích khám phá khoa học. Tạo tiền đề đề học sinh học tập môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở và các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ở cấp trung học phổ thông.
- Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp quan sát
Phương pháp phân tích
Phương pháp tổng hợp
Phương pháp thực nghiệm
- Phần nội dung.
- Cơ sở lí luận.
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã và đang đổi mới một cách mạnh mẽ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó có cả việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy. Chuyển dần từ việc học sinh là người lĩnh hội kiến thức sang học sinh là người tìm tòi, khám phá ra tri thức của bài học. Để phát huy tính sáng tạo của mỗi học sinh thì người giáo viên cần khéo lựa chọn các hình thức dạy học tạo điều kiện để học sinh có cơ hội được trải nghiệm, được tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên. Học sinh được trình bày những hiểu biết riêng của mình về vấn đề trong bài học. Tạo cơ hội cho các em liên hệ, vận dụng phối hợp kiến thức, kỹ năng từ các lĩnh vực khác nhau trong môn học cũng như với các môn học khác vào giải quyết những vấn đề thực tế trong cuộc sống. Một điều quan trọng và hiệu quả hơn nữa là giáo viên biết cách khơi gợi, tạo cho học sinh niềm yêu thích đối với môn học. Có yêu thích môn học thì các em mới chủ động tìm tòi khám phá, vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống thường ngày.
Lứa tuổi học sinh tiểu học các em thường thích điều mới lạ, các em chưa duy trì được sự chú ý trong mội thời gian dài. Vì vậy giáo viên cần sự dụng nhiều phương pháp trong một bài học để thu hút sự tập trung chú ý của các em. Các em có thể ghi nhớ một cách nhanh chóng nhưng lại nhanh quên. Việc tạo cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm sẽ giúp các em tự rút ra được kiến thức có như vậy kiến thức thu được mới bền.
Một nội dung bài học giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đạt được mục tiêu nhưng có những phương pháp chỉ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách tạm thời, không sâu còn có những phương pháp sẽ giúp học sinh khám phá kiến thức một cách tự nhiên và bền vững.
Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với nội dung, mục tiêu giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể, quan tâm đến hứng thú học tập của học sinh đó là vấn đề mỗi giáo viên cần chú ý trong quá trình giảng dạy.
Mỗi môn học đều có những phương pháp dạy học đặc thù, những phương pháp này sẽ phát huy tối đa tính tích cực tự giác của học sinh. Nhiệm vụ của giáo viên là cần biết lựa chọn các phương pháp phù hợp với từng nội dung bài học, với từng đối tượng học sinh để khơi gợi, phát huy khả năng của từng học sinh.
- Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Như chúng ta đã biết môn khoa học ở tiểu học là môn học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh học tập môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở và các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ở cấp trung học phổ thông. Môn học chú trọng khơi dậy trí tò mò khoa học, bước đầu tạo cho học sinh cơ hội tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên, tri thức khoa học….Tuy nhiên thực trạng hiện nay trong quá trình giảng dạy môn học này chưa thật sự được chú trọng.
Về phía giáo viên: Trong một lớp học trình độ học sinh không đồng đều dẫn đến việc giảng dạy môn Toán và các phân môn của môn Tiếng Việt nhiều học sinh chưa thể nắm bắt kịp kiến thức nên giáo viên thường kéo dài thời gian của những tiết học này dẫn đến việc giảng dạy các môn như còn lại thường bị rút ngắn chưa đảm bảo đúng thời gian quy định. Vì thời gian bị rút ngắn nên việc giảng dạy đúng đúng quy trình chưa đảm bảo, giáo viên cũng chưa thật sự đầu tư nhiều thời gian vào việc nghiên cứu đổi mới các phương pháp cũng như làm đồ dùng học tập giảng dạy trong môn Khoa học nhằm kích thích trí tò mò khám phá của học sinh.
Về phía phụ huynh và học sinh: Cả phụ huynh và học sinh vẫn có tư tưởng xem môn học này là môn học “ phụ ”, hoặc chỉ cần học thuộc lòng bài học, nội dung cần ghi nhớ trong mỗi bài là học sinh có thể làm bài thi học kì. Đối nhiều phụ huynh vẫn có suy nghĩ môn Khoa học chỉ là môn học nhận xét bằng định tính như môn Tự nhiên Xã hội ở các lớp 1, 2, 3.
Đối với học sinh Tiểu học cũng chưa có sân chơi nào trong lĩnh vực khoa học nên cũng chưa thu hút được sự quan tâm của học sinh và phụ huynh.
Từ những thực trạng trên, qua nhiều năm giảng dạy ở khối lớp 5, bản thân tôi nhận thấy cần phải nâng cao chất lượng giảng dạy môn Khoa học trong trường Tiểu học. Đặc biệt là phải khơi gợi được trí tò mò khám phá tự nhiên, khám phá khoa học của học sinh. Giúp học sinh khám và và khắc sâu được kiến thức, vận dụng những kiến thức đã học nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày, có ý thức giũ gìn sức khỏe, môi trường xung quanh. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí, có ý thức bảo vệ môi trường sống…….
Trong quá trình giảng dạy, đúc rút kinh nghiệm của bản thân sau mỗi năm học và học hỏi từ bạn bè đồng nghiệp, từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ các nguồn tài liệu khác nhau…bản thân mạnh dạn đổi mới và vận dụng nhiều phương pháp khác nhau nhằm thu hút sự tập trung chú ý của học sinh, khơi gợi trí tò mò và đam mê khám phá kiến thức để học sinh tự rút ra được kiến thức sau mỗi bài học. Có như vậy học sinh mới là chủ thể của hoạt động, chủ thể của kiến thức.
Năm học …….tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5A với tổng số học sinh lớp là 32 trong đó có 17 học sinh nữ, 15 học sinh nam, 3 học sinh thuộc hộ nghèo.
Đa số học sinh ngoan, biết vâng lời và lễ phép với thầy cô giáo. Các em được phụ huynh chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập khi đến lớp. Nhưng một thực tế khiến tôi trăn trở là hầu như cả phụ huynh và học sinh đang tập trung nhiều thời gian vào các môn Toán, Tiếng Việt và Anh văn. Việc học và chuẩn bị bài ở nhà những môn học này khá tốt. Trong giờ học các môn này học sinh cũng tích cực xây dựng bài, tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh rất tốt. Nhưng với các môn học còn lại trong đó có môn khoa học học sinh lớp tôi chưa thật sự tích cực, việc tìm hiểu kiến thức chuẩn bị bài ở nhà chưa đảm bảo. Các em thường máy móc rập khuôn đọc nội dung ghi nhớ chứ chưa trình bày diễn đạt được những kiến thức bằng vốn từ, vốn hiểu biết của mình.
Từ thực trạng đó tôi nhận thấy mình cần phải thay đổi phương pháp, vận dụng các hình thức hoạt động linh hoạt để học sinh hứng thú hơn trong môn học này. Giúp các em thu nhận được kiến thức một cách tự nhiên và hiểu được bản chất của vấn đề, có thể trình bày bằng vốn hiểu biết của mình chứ không rập khuôn máy móc.
Trước khi tiến hành vận dụng các biện pháp tôi đã quan sát tìm hiểu về mức độ hứng thú học tập của học sinh với môn khoa học thông qua bảng khảo sát sau:
Nội dung khảo sát
( Biểu hiện của học sinh) |
Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Hiếm khi |
Học sinh vui vẻ hứng thú trong các tiết khoa học | |||
Học sinh nắm được bài học và trình bày được những hiểu biết của mình. | |||
Kĩ năng tương tác,phối hợp tốt giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với giáo viên. | |||
HS tự giác hoàn thành bài trước khi đến lớp. | |||
HS biết tìm kiếm thông tin để hoàn thành nhiệm vụ học tập. |
Dựa vào những phiếu khảo sát tôi thu nhận được kết quả như sau:
BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Thời gian khảo sát | Tổng số | Học sinh hứng thú trong học tập trong môn Khoa học | Học sinh ít hứng thú trong học tập trong môn Khoa học | ||
Đầu năm | 32 | Số lượng | Tỉ lệ | Số lượng | Tỉ lệ |
10 | 31,25 | 22 | 68,75 |
- Nội dung và hình thức của giải pháp.
- Mục tiêu của giải pháp.
Dựa vào đặc điểm, tâm sinh lí của học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 5 các em đang ở giai đoạn chuyển giao từ lứa tuổi nhi đồng lên lứa tuổi thiếu niên. Ở lứa tuổi này các con bước vào giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, các con có những nhận thức mới về bản thân, gia đình, bạn bè và môi trường xung quanh. Các con bắt đầu nhận thức được cái tôi từ lứa tuổi này, các con dễ bị lôi cuốn bởi ấn tượng bên ngoài, dễ bị hấp dẫn bởi cái mới, cái lạ.
Dựa trên những đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học và đặc thù của môn học giáo viên lựa chọn những phương pháp, những hoạt động mà trong đó học sinh có cơ hội để trình bày hiểu biết ( theo diễn đạt của riêng mình) để giải quyết nhiệm vụ của bài học. Từ đó giải thích được sự vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh. Tạo cơ hội cho học sinh liên hệ, vận dụng kiến thức, kỹ năng từ các lĩnh vực khác nhau trong các môn học khác vào để giải quyết vấn đề.
Chú trọng tạo cơ hội cho học sinh học qua trải nghiệm, học qua tìm tòi khám phá thế giới xung quanh, qua quan sát thí nghiệm, thực hành, qua hợp tác, trao đổi với bạn.
- Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Biện pháp 1: Tạo sự hứng thú cho học sinh bằng những trò chơi học tập.
Không có một phương pháp giảng dạy nào là vạn năng, mỗi phương pháp đều có những mặt mạnh và mặt hạn chế. Sự khéo léo của mỗi giáo viên là biết khác thác tối đa những ưu điểm của các phương pháp đó và mạnh dạn ứng dụng những phương pháp mới, mạnh dạn đổi mới và sáng tạo đáp ứng, thích ứng với nhu cầu của từng đối tượng học sinh nhằm tạo nên những đổi mới, những tiến bộ vượt bậc trong giáo dục. Tuy nhiên cũng có những phương pháp thể rõ ưu thế của mình trong quá trình giảng dạy. Trong những phương pháp đó có phương pháp trò chơi học tập. Trò chơi học tập phù với học sinh tiểu học vì có tác dụng giúp học sinh khám phá được kiến thức vừa đáp ứng nhu cầu vui chơi của trẻ. Trò chơi học tập vừa giúp trẻ giải tỏa được những “căng thẳng” trong quá trình học tập vừa giúp trẻ được vận động để phục hồi sức khỏe.
Trong quá trình giảng dạy tôi đã mạnh dạn đầu tư thời gian thiết kế các trò chơi học tập trong môn Toán và phân môn Luyện từ và câu nó đã đem lại những hiệu quả nhất định. Vì vậy tôi tiếp tục mạnh dạn thiết kế những trò chơi học tập trong môn Khoa học nhằm giúp học sinh hứng thú, khắc sâu kiến thức hơn trong mỗi tiết học. Thông qua trò chơi học tập học học sinh hình thành khám phá được tri thức và còn tạo cơ hội hội cho giao lưu, hợp tác với bạn trong tổ, nhóm.
Khi lựa chọn thiết kế các trò chơi học tập giáo viên cần lưu ý tên trò chơi phải gây sự chú ý tò mò đối với học sinh. Luật chơi đơn giản, dễ thực hiện đảm bảo tất cả học sinh đều có thể tham gia.
Giáo viên cần khéo tổ chức để học sinh cả lớp cùng được tham gia, các em không được chơi trực tiếp thì sẽ là những cổ động viên, là ban giám khảo…. Các học sinh dưới lớp ngoài việc cổ vũ tinh thần mà còn phải suy nghĩ để tìm đáp án những vấn đề mà các bạn trong đội đang thực hiện.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 173
- 1
- [product_views]
- 0
- 104
- 2
- [product_views]
- 1
- 186
- 3
- [product_views]
- 1
- 188
- 4
- [product_views]
- 6
- 129
- 5
- [product_views]
- 1
- 174
- 6
- [product_views]
- 5
- 189
- 7
- [product_views]
- 2
- 114
- 8
- [product_views]
- 4
- 117
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 7
- 107
- 10
- [product_views]