SKKN Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp Luật của tổ chức công đoàn trường THPT

Giá:
100.000 đ
Môn: Công Đoàn
Lớp: THPT
Bộ sách:
Lượt xem: 3776
Lượt tải: 126
Số trang: 18
Tác giả: Trần Thị Bảo
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Đặng Thúc Hứa
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 18
Tác giả: Trần Thị Bảo
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Đặng Thúc Hứa
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp Luật của tổ chức công đoàn trường THPT triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

1. Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật cấp trên và cùng cấp
2. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
3. Gắn việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, nghị quyết của đại hội đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp
4.Xác định rõ trách nhiệm của Công đoàn các cấp trong việc triển khai thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật
5. Tiếp tục tăng cường sự phối hợp giữa công đoàn với chuyên môn trong công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật
6. Cán bộ công đoàn các cấp phải làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền
7. Thường xuyên cung cấp tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, tài liệu pháp luật cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật.
8. Hỗ trợ cán bộ công đoàn và tổ chức công đoàn ở cơ sở từng bước nâng cao hiểu biết về Luật Công đoàn, luật lao động
9. Kết hợp chặt chẽ giữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với việc tổ chức thi hành pháp luật
10. Gắn kết chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án với việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật

Mô tả sản phẩm

Phần I:  ĐẶT VẤN ĐỀ 

  • Lý do chọn đề tài: 

    Trong những năm qua, công đoàn trường THPT Đặng Thúc Hứa luôn bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, của công đoàn cấp trên; sự phối hợp với các tổ chức  trong triển khai và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) tới các đoàn viên công đoàn, CBNGNLĐ. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được xã hội quan tâm ở cả nội dung và hình thức phổ biến, truyền tải pháp luật, thông tin pháp lý để đối tượng được tác động hình thành được thói quen, tình cảm đối với pháp luật và có hành vi xử sự phù hợp, có ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật. Qua đó, đã từng bước nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhà giáo và người lao động trong cơ quan, đơn vị. Kết quả công tác tuyên truyền PBGDPL đã góp phần đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển giáo dục của nhà trường; xây dựng một xã hội trong đó mọi người đều có ý thức tôn trọng pháp luật, tự nguyện tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần bảo vệ pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật .vv.. 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền PBGDPL trong năm học 2020- 2021 vẫn còn những hạn chế nhất định, như: hiệu quả của công tác tuyên truyền PBGDPL chưa cao; sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, nhà giáo và người lao động còn hạn chế nên tình hình vi phạm pháp luật vẫn còn xẩy ra, như: vi phạm về thực hiện chính sách Dân số-KHHGĐ, hút thuốc lá nơi công cộng một số nhà giáo và người lao động còn chưa nẵm vững các các quy định pháp luật, làm xói mòn các giá trị đạo đức xã hội tốt đẹp; độ tuổi vi phạm pháp luật có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa… 

Xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị và sự ảnh hưởng của đại dịch Covid19 đang diễn biến hết sức phức tạp trên toàn cầu cũng như trong cả nước công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay đối với cán bộ nhà giáo, người lao động và trong toàn thể học sinh nhà trường.  

  • Mục đích nghiên cứu của sáng kiến:  

  Để nâng cao kỷ cương và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhà giáo và người lao động trong thời gian tới, đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả công tác tuyên truyền PBGDPL, Kết luận số 04-KL/TW ngày 19.4.2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19.4.2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI; Luật phổ biến giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội khóa XIII và mới đây là Nghị quyết 02/NQ-TW, ngày 12 tháng 6 năm 2021 của Bộ chính trị “Về về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”; Chương trình số 02/CTr-LĐLĐ, ngày 18/10/2021 của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”; Hướng dẫn số 18/HD-LĐLĐ, ngày 30/10/2019 của LĐLĐ tỉnh; Hướng dẫn số 234/HD-CĐN, ngày 29/11/2019 về công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn công nhân, viên chức, lao động trên mạng xã hội facebook; Hướng dẫn số 02/HD-LĐLĐ, ngày 15/01/2020 của Liên đoàn Lao động tỉnh về triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ năm 2020; KH số 10/KHLĐLĐ tỉnh ngày 27/01/2021 triển khai thực hiện Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 trong Công nhân, viên chức, lao động …, đồng thời để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhà giáo và người lao động, chúng ta cần xác định rõ công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật là một nhiệm vụ hết sức quan trọng; là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. 

 Phần II: NỘI DUNG  

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đều đã thể hiện nhất quán chủ trương và nhấn mạnh vai trò của phổ biến giáo dục pháp luật trong quá trình xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trung ương đã ban hành rất nhiều văn bản để triển khai thực hiện công tác PBGDPL, như: Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; Phổ biến các văn bản pháp luật phục vụ cho Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-

2026; 

Chương trình số 33/CTr-LĐLĐ, ngày 04/6/2019 của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh về tuyên truyền, vận động, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động cho đoàn viên và người lao động giai đoạn (2018-2023); Hướng dẫn số 31/HD-LĐLĐ, ngày 03/3/2020 của Liên đoàn Lao động tỉnh về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong công nhân, viên chức, lao động năm 2020. 

Năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch số 159/KHBGDĐT, ngày 01/3/2021 về “Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2021 của ngành giáo dục”, trong đó nội dung cần bám sát vào nhiệm vụ trọng tâm của ngành; tập trung tuyên truyền, phổ biến các luật và quy định pháp luật mới ban hành liên quan đến quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm nói chung, dịch bệnh Covid-19 nói riêng.       

2. Cở sở thực tiễn 

2.1. Vị trí, vai trò của công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật 

Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Vai trò này bắt nguồn từ vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Một trong những vai trò cơ bản của pháp luật trong đời sống nhà nước, đời sống xã hội là: pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước. Một nguyên lý đã được khẳng định là nhà nước không thể tồn tại thiếu pháp luật và pháp luật không thể phát huy hiệu lực của mình nếu không có sức mạnh của bộ máy nhà nước. Thông qua quyền lực nhà nước, pháp luật mới có thể phát huy tác dụng trong đời sống xã hội, phát huy vai trò quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Hệ thống pháp luật là “con đường”, là cái “khung pháp lý” do Nhà nước vạch ra để mọi tổ chức, mọi cán bộ, công chức, viên chức lao động dựa vào đó mà tổ chức, hoạt động và phát triển. Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần đem lại cho mọi người có trí thức pháp luật, xây dựng tình cảm pháp luật đúng đắn và có hành vi hợp pháp, biết sử dụng pháp luật làm phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. 

Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải được tiến hành thường xuyên với nhiều hình thức thiết thực, linh hoạt phù hợp với từng đối tượng. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tổ chức công đoàn cần chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về pháp luật lao động để mọi công nhân, viên chức, lao động hiểu được quyền, nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động đã được pháp luật quy định, từ đó mọi người tự giác thực hiện tốt nghĩa vụ của mình và tự bảo vệ mình trước pháp luật. 

Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý của mọi thành viên trong xã hội trong đó có học sinh, sinh viên và nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề củng cố, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang là một vấn đề cấp thiết. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, thực hiện Nhà nước quản lý bằng pháp luật, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, Đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định: “điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức lao động và nhân dân”. Để củng cố và tăng cường pháp chế đòi hỏi phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ trong đó có việc nâng cao trình độ văn hoá pháp lý, xây dựng ý thức pháp luật ở mỗi người. Chỉ khi nào trong xã hội mọi công dân đều có ý thức pháp luật, luôn tuân thủ pháp luật và có hành vi phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của hệ thống pháp luật, mới có thể thực hiện quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật và điều này chỉ có thể hình thành và thực hiện được trên cơ sở tiến hành giáo dục pháp luật.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

12
Lịch
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)