SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tâm lí cho học sinh trường thpt
- Mã tài liệu: MT0158 Copy
Môn: | Công Đoàn |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2178 |
Lượt tải: | 34 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Phạm Thị Diệp |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT chuyên Phan Bội Châu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Phạm Thị Diệp |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT chuyên Phan Bội Châu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tâm lí cho học sinh trường thpt“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tăng cường công tác quản lý, nâng cao nhận thức về vai trò công tác tư vấn tâm lý
2. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, các sân chơi bổ ích, tạo môi trường sư phạm thân thiện, lành mạnh, an toàn
3. Tăng cường phối hợp giữa gia đình và nhà trường, xã hội để nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tâm lý.
4. Phát huy hiệu quả việc sử dụng mạng xã hội trong công tác tư vấn nhằm nắm bắt tâm tư nguyện vọng đồng thời là phương tiện để tư vấn cho học sinh.
5. Phát huy vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác tư vấn tâm lý học sinh
Mô tả sản phẩm
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi rất lớn trong đời sống kinh tế – xã hội. Sự phát triển với tốc độ nhanh chóng ấy cùng với những yêu cầu cao của nhà trường, những kỳ vọng lớn của cha mẹ, thầy cô đang đặt các em trước những áp lực tâm lý rất lớn. Đối diện với những vấn đề phức tạp đó, rất nhiều em sẽ không biết nhìn nhận, giải quyết vấn đề như thế nào . Vì thế, khi gặp phải những vấn đề tâm lý phức tạp, các em khó có thể vượt qua. Những khúc mắc trong tâm lý, tình cảm bức xúc của lứa tuổi, vướng mắc trong học tập, hướng nghiệp…cần được quan tâm, chia sẻ.
Các em học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu là những học sinh giỏi, đến từ nhiều vùng miền khác nhau trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Bắt đầu tự lập cuộc sống ở tuổi 15, nhiều em thuê phòng ở trọ, tự lo liệu cuộc sống của mình. Sự thay đổi đó khiến nhiều em khó khăn về tâm lý cũng như định hướng nghề nghiệp. Các em có nhu cầu tư vấn, trợ giúp để vượt qua.
Khi các em đang là học sinh THCS ở các trường huyện, là những học sinh giỏi nhất nhì ở đó, Ở môi trường ấy, các em là những ngôi sao. Tuy nhiên, khi các em vào học ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu, có thể có nhiều bạn giỏi hơn. Nhiều em lúc đầu là nghi ngờ chính bản thân mình, về sau có khi thất vọng, khủng hoảng. Khoảng thời gian đó, nhiều em đã không thể vượt qua nếu không có sự động viên, chia sẻ, giúp đỡ của thầy cô giáo. Vượt qua được giai đoạn khó khăn ấy, các em hòa nhập được môi trường, có kế hoạch học tập, tiếp cận cách dạy, cách học mới trong một môi trường nhiều học sinh giỏi để tạo sức bật vươn lên.
Trong những năm qua công tác tư vấn cho học sinh nhà trường đã mang lại hiệu quả nhất định. Song hiệu quả công tác này chưa diễn ra đồng bộ, vẫn còn gặp không ít vấn đề về kỹ năng tư vấn thiếu kĩ năng cũng như sự linh hoạt phù hợp đối tượng, hoàn cảnh học sinh.
Từ thực tế đó, chúng tôi nhận thấy việc tìm ra những biện pháp tư vấn đặc biệt là tư vấn tâm lí học sinh có nhiều căng thẳng, áp lực trong học tập cũng như khó khăn trong định hướng chọn nghề nghiệp phù hợp là điều vô cùng cần thiết. Với tư cách là những thành viên của tổ tư vấn nhà trường, chúng tôi xin đề xuất đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tâm lí cho học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu ”
2. Mục tiêu, ý nghĩa, tính mới của đề tài.
- Mục tiêu
Trên cơ sở tổng hợp các biện pháp đã thực hiện tại trường phổ thông, đề tài đưa ra các giải pháp nhằm:
Phòng ngừa hỗ trợ và can thiệp khi cần thiết đối với học sinh đang gặp những khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xẩy ra, góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường. Từ đó nâng cao hiểu biết của giáo viên , học sinh, phụ huynh về vai trò công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường.
Hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống, tăng cường ý chí, niềm tin, nghị lực vượt khó, sống có bản lĩnh, có thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ, rèn luyện sức khỏe thể chất, tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa to lớn:
Góp phần thay đổi quan niệm và thái độ của thầy, cô giáo đối với việc tư vấn tâm lý cho học sinh.
Trang bị cho giáo viên kiến thức, kỹ năng, phương pháp tư vấn.
Thực hiện yêu cầu chuẩn năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên THPT theo Thông tư 20/2018/TT – BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo về qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. Một trong những yêu cầu đó là năng lực tư vấn, hỗ trợ học sinh (tiêu chuẩn 2, tiêu chí 7).Ở một góc độ nhất định, giáo viên thực hiện công việc tư vấn, hỗ trợ học sinh hiệu quả sẽ góp phần hỗ trợ tích cực đến việc giáo dục và dạy học học sinh, mang lại kết quả tốt đẹp cho cả giáo viên và học sinh.
Thực hiện tư vấn tâm lí cho học sinh nhà trường góp phần củng cố và phát triển phong trào nề nếp học tập nói riêng, hướng tới xây dựng môi trường học tập đoàn kết, thân thiện.
4. Tính mới của đề tài
Đề tài đã đề cập đến vấn đề cấp thiết hiện nay trong đời sống học đường, đặc biệt đã đề xuất được một số biện pháp mang tính đặc thù dành riêng cho học sinh trường THPT chuyên.
Đề tài thực hiện được việc đổi mới trong phương pháp quản lí và dạy học, trang bị kiến thức tư vấn tâm lý cho giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp nhằm hướng tới phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục PT năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
Tiến hành thu thập tài liệu qua sách, báo, các tài liệu, bài viết, văn bản liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó để phân tích, tổng hợp và rút ra những vấn đề cần thiết của đề tài.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi trực tiếp trao đổi làm việc với học sinh, giáo viên bộ môn giảng dạy, gia đình học sinh và tiếp cận các hoạt động của đoàn trường THPT chuyên Phan Bội Châu.
Chúng tôi sử dụng các phương pháp như: điều tra, khảo sát, tổng kết kinh nghiệm, trao đổi, lấy ý kiến góp ý của giáo viên chủ nhiệm của một số lớp học, lấy ý kiến điều tra học sinh.…Đó là những cơ sở cho việc triển khai cũng như khả năng ứng dụng của đề tài.
Phần II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
1.1. Tư vấn và tư vấn tâm lí.
“Tư vấn” là khái niệm chỉ một hoạt động chuyên môn hoặc một nghề nghiệp chuyên giúp người khác đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề, nâng cao năng lực của cá nhân bằng những phương pháp, nghiệp vụ chuyên môn. Người chuyên làm nghề này được gọi là “nhà tư vấn”.
Trong lĩnh vực tư vấn tâm lí, khái niệm tư vấn còn được hiểu ở nghĩa rộng hơn không đơn thuần là việc “cho lời khuyên” (như công việc của một chuyên gia, hay cố vấn) mà còn là quá trình nhà tư vấn vận dụng những tri thức, phương pháp và kĩ năng nghề nghiệp nhằm trợ giúp đối tượng được tư vấn nhận ra chính mình, từ đó tự thay đổi hành vi, thái độ, tái lập lại thế cân bằng tâm lí cho bản thân ở mức độ cao hơn.
Tư vấn cho học sinh là phương pháp tác động mang tính định hướng giáo dục tới những học sinh đang có những khó khăn tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi cần được giải đáp, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong hướng nghiệp, trong tìm kiếm việc làm cần được người am hiểu và có trách nhiệm trợ giúp, tham vấn giải quyết để chọn được cách xử lý đúng, góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực hiện được nguyện vọng của mình.
Tư vấn tâm lí học đường bao gồm các hoạt động tư vấn, sẻ chia, hỗ trợ tâm lí cũng như các vấn đề liên quan đến tâm lí, học tập, các mối quan hệ (bạn bè, gia đình…) cho học sinh. Từ đó, giúp cho các em lấy lại cân bằng về mặt cảm xúc, tự định hướng cho tương lai và đồng thời giúp phát hiện sớm hoặc can thiệp những sai lệch trong cảm xúc, hành vi hay nhận thức của các em trong cuộc sống nói chung và nhà trường nói riêng.
Tư vấn tâm lí là quá trình nhà tư vấn vận dụng những tri thức, phương pháp và kỹ thuật tâm lý học nhằm trợ giúp đối tượng được tư vấn nhận ra chính mình, từ đó tự thay đổi hành vi, thái độ, tự tái lập lại thế cân bằng tâm lí của bản thân ở trình độ cao hơn.
Việc tư vấn tâm lí cho học sinh trong trường phổ thông cũng giúp hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.
Theo tinh thần của Thông tư 31/2017/TT – BGDĐT ngày 18/12/2017 về hướng dẫn công tác tư vấn tâm lí trong trường phổ thông, hoạt động tư vấn tâm lí trong nhà trường được hiểu là “sự hỗ trợ tâm lí, giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ xã hội, từ đó tăng cảm xúc tích cực, tự đưa ra quyết định trong tình huống khó khăn học sinh gặp phải khi đang học tại nhà trường”.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]