SKKN Biện pháp quản lí hoạt động học của những học sinh còn khó khăn trong học tập ở lớp 2; 3
- Mã tài liệu: BM0048 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | 2, 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 642 |
Lượt tải: | 10 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Bùi Thị Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Lê Quý Đôn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Bùi Thị Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Lê Quý Đôn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Biện pháp quản lí hoạt động học của những học sinh còn khó khăn trong học tập ở lớp 2; 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Hướng dẫn học sinh thực hiện nội quy, nề nếp học tập
– Thực hiện các phong trào thi đua học tập
– Giúp đỡ học sinh giải quyết những khó khăn trong việc học tập các môn học
– Phối hợp với cha mẹ học sinh cùng quản lý hoạt động học của học sinh
– Thực hiện công tác kiểm tra hoạt động học tập của học sinh còn khó khăn trong học tập thường xuyên
Mô tả sản phẩm
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong trường tiểu học, hoạt động dạy học là hoạt động trọng tâm, chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học. Hoạt động dạy học là nền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường và quyết định kết quả đào tạo của nhà trường. Hoạt động dạy học thể hiện tính hai mặt: hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Đây là hai hoạt động trung tâm của quá trình dạy học, hai hoạt động mang tính chất khác nhau, song thống nhất với nhau trong mối quan hệ qua lại giữa thầy và trò. Quản lý hoạt động học của học sinh, đặc biệt là quản lí hoạt động học của những học sinh còn khó khăn trong học tập, không phải chỉ trên bình diện khoa học giáo dục mà còn đòi hỏi tinh thần trách nhiệm và sự kiên trì nhẫn nại của người giáo viên đối với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ.
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học đã có nhiều chuyển biến song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của thực tế giáo dục ở cấp Tiểu học. Sự phân định trách nhiệm và quy chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia hoạt động giáo dục trong nhà trường chưa chặt chẽ. Công tác phối hợp ba môi trường giáo dục chưa phát huy hết hiệu quả. Nhiều học sinh còn bị hổng kiến thức, thiếu tinh thần vượt khó, chưa hứng thú học tập, lười biếng, chán nản, hay nghỉ học … Thực trạng này diễn ra nhiều hơn ở các trường, lớp thuộc các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Điều đó gây ra nhiều hậu quả cho bản thân học sinh, gia đình, nhà trường, xã hội ở hiện tại và tương lai. Bởi vậy, quản lý hoạt động học tập của học sinh là khâu quan trọng, trực tiếp quyết định chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là đối với học sinh còn khó khăn trong học tập. Nếu quản lý hoạt động học của học sinh tốt thì sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học. Như vậy, việc nghiên cứu công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh, trong đó chú trọng các giải pháp giúp đỡ học sinh còn khó khăn trong học tập là vấn đề cấp thiết để nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện được mục tiêu đổi mới căn bản giáo dục toàn diện, phát triển giáo dục làm cơ sở cho công cuộc đổi mới đất nước. Từ những lí do nêu trên, với trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài Biện pháp quản lí hoạt động học của những học sinh còn khó khăn trong học tập ở lớp 2; 3 trường Tiểu học … . Đề tài này không phải là vấn đề mới, nó đã xuất hiện trong một số đề tài nghiên cứu của bản thân và đồng nghiệp nhưng nội dung bàn về các biện pháp quản lí hoạt động học của học sinh còn khó khăn trong học tập là người dân tộc thiểu số không nhiều và không cụ thể. Vì lẽ đó, tôi hi vọng đề tài đưa ra được những biện pháp hữu hiệu để vận dụng nhằm mang lại kết quả cao cho chất lượng dạy học ở những đơn vị có nhiều học sinh dân tộc thiểu số.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
*Mục tiêu :
– Giáo viên có nhận thức đúng đắn về công tác quản lí hoạt động học của học sinh và thực hiện các biện pháp quản lí hoạt động học của những học sinh còn khó khăn trong học tập đạt hiệu quả.
– Nâng cao chất lượng giáo dục
*Nhiệm vụ:
Xây dựng cơ sở lý luận về việc quản lí hoạt động học của học sinh; nghiên cứu thực trạng của đơn vị và đưa ra một số biện pháp giúp đỡ học sinh còn khó khăn trong học tập thông qua việc nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động học của học sinh lớp 2, lớp 3 ở trường Tiểu học ….
3. Đối tượng nghiên cứu.
Biện pháp giúp đỡ học sinh còn khó khăn trong học tập thông qua việc quản lí hoạt động học của học sinh.
4. Giới hạn của đề tài. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những học sinh còn khó khăn trong học tập ở lớp 2 năm học …, lớp 3 năm học …và lớp 2 năm học … (trường Tiểu học …)
Vấn đề nghiên cứu được thực hiện song song với các biện pháp quản lí hoạt động học của học sinh nói chung đã thực hiện trong năm học trước và đặc biệt chú ý nghiên cứu, thực hiện thêm các biện pháp quản lí hoạt động học của những học sinh còn khó khăn trong học tập nói riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu.
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu
– Phương pháp phân tích, tổng hợp
b. Nhóm nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp trải nghiệm thực tế
– Phương pháp khảo sát, điều tra
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
– Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
– Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Hoạt động học tập có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học. Vì trẻ em ở lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi thực hiện bước chuyển từ hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo sang học tập là hoạt động chủ đạo. Hoạt động học tập đem đến cho trẻ nhiều điều mà trước đây trẻ chưa bao giờ có được hoặc không thể tiếp cận được. Nhà trường và hoạt động học tập đặt ra cho trẻ những vấn đề mới của cuộc sống.Trẻ không chỉ phải tự lập lấy vị trí của mình trong môi trường mới, mà còn phải thích ứng với việc chấp nhận những người lớn ngoài gia đình là thầy, cô giáo sẽ đóng vai trò hàng đầu trong cuộc sống của trẻ.
Bên cạnh đó, tuổi tiểu học là tuổi của sự phát triển hồn nhiên bằng phương thức lĩnh hội. Cùng với việc lĩnh hội, tiếp thu một hệ thống tri thức về các môn học, trẻ em học cách học, học kĩ năng sống trong môi trường trường học và môi trường xã hội. Cùng với sự ảnh hưởng khá lớn của môi trường giáo dục gia đình và quan hệ bạn bè cùng tuổi, cùng lớp và trường học, học sinh tiểu học lĩnh hội các chuẩn mực quy tắc đạo đức của hành vi. Sự lĩnh hội trên tạo ra những biến đổi cơ bản trong sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học. Chúng không chỉ đảm bảo cho các em thích ứng với cuộc sống nhà trường và hoạt động học, mà còn chuẩn bị cho các em những bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống ở tuổi thiếu niên.
Ở trường Tiểu học, học sinh từng ngày, từng giờ tự hình thành cho mình những năng lực của người học ở trình độ sơ đẳng nhưng cơ bản, như sử dụng tiếng Việt, năng lực tính toán, năng lực làm việc trí óc. Học tập là một hoạt động nhận thức, khi có nhu cầu hiểu biết học sinh sẽ tích cực học tập. Nhu cầu hiểu biết đó chính là động cơ nhận thức của học sinh trong học tập. Học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể trong hoạt động dạy học. Không gian hoạt động học tập của học sinh là từ trong lớp, ngoài lớp đến ở nhà. Thời gian hoạt động học của học sinh bao gồm giờ học trên lớp, giờ học ở nhà và thời gian thực hiện các hình thức học tập khác. Trong việc quản lý hoạt động học tập của học sinh, chúng ta cần bao quát được cả không gian, thời gian và các hình thức học tập để điều hòa cân đối chung, điều khiển chúng hoạt động phù hợp với tính chất và quy luật hoạt động dạy học. Tuy nhiên, đối với những học sinh còn khó khăn trong học tập thì người giáo viên phải vận dụng các biện pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của học sinh từng vùng, từng khu vực và từng nhóm học sinh. Sinh thời, Bác Hồ đã từng nói: “Giáo dục phải theo hoàn cảnh, điều kiện”, đây chính là yêu cầu cần quan tâm đến các đối tượng học sinh. Đối tượng học sinh còn khó khăn trong học tập vẫn luôn tồn tại trong giáo dục. Tuy nhiên về số lượng học sinh này nhiều hay ít và mức độ tiến bộ của các em nhanh hay chậm trong quá trình giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của những người làm công tác giáo dục. Tuy cùng hưởng thụ một nội dung chương trình giáo dục giống nhau, nhưng mỗi học sinh có sự phát triển về thể chất và trí tuệ khác nhau, có điều kiện hoàn cảnh sống và sự quan tâm chăm sóc ở gia đình khác nhau, có động cơ và thái độ học tập khác nhau thì năng lực học tập, khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi học sinh cũng khác nhau. Bởi vậy, để nâng cao trình độ cho những học sinh còn khó khăn trong học tập cần tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể từng đối tượng học sinh mà có biện pháp thích hợp.
2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Học sinh trường Tiểu học … hầu hết là con em của đồng bào các dân tộc thiểu số ở …. Trong đó buôn … là hai buôn đặc biệt khó khăn của xã. Nhiều học sinh ở buôn … là con em của các bệnh nhân phong đang diều trị tại khoa điều trị phong Ea Na. Vì vậy có thể nói đa phần học sinh của trường có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Yếu tố khách quan này ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em. Các em ít được sự quan tâm của gia đình, điều kiện học tập thiếu thốn. Vì vậy, khi tiếp cận với các phương pháp học theo hướng đổi mới, đòi hỏi tính chủ động cao có nhiều em chưa theo kịp được các bạn trong các hoạt động học tập. Bên cạnh những học sinh có nhận thức đúng đắn về các hoạt động học tập, cụ thể là thái độ học tập, xây dựng bài trên lớp, tự học, tự chuẩn bị bài ở nhà, tham gia thảo luận nhóm, ý thức tự giác làm bài kiểm tra,… số học sinh chưa tự giác học, thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động học tập còn nhiều. Vì vậy, để hoạt động học của học sinh kể cả những học sinh còn khó khăn trong học tập đạt hiệu quả cần có sự quản lý chặt chẽ, phù hợp với từng đối tượng học sinh của giáo viên, nhà trường và sự nỗ lực hết mình của các em học sinh.
Trong những năm học vừa qua, chất lượng đội ngũ giáo viên của trường có nhiều chuyển biến. Tập thể giáo viên có ý thức trách nhiệm, có kinh nghiệm và tâm huyết với nghề. Giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện các biện pháp giúp đỡ học sinh còn khó khăn trong học tập, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu thường xuyên. Quan tâm xây dựng nề nếp học tập của lớp. Trong giảng dạy, tích cực vận dụng các phương pháp theo hướng đổi mới, điều này cũng thường được lấy làm chủ đề cho các buổi sinh hoạt chuyên môn và đã có những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, do trình độ giáo viên không đồng đều, một số giáo viên là người dân tộc thiểu số, có tuổi đời cao
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]