SKKN Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3
- Mã tài liệu: BM0049 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 862 |
Lượt tải: | 13 |
Số trang: | 41 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Nguyễn Viết Xuân |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 41 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Nguyễn Viết Xuân |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Nhận lớp, gặp giáo viên chủ nhiệm cũ
– Phân loại học sinh
– Kết hợp với phụ huynh
– Trao đổi, gặp gỡ với hội đồng quản lớp
– Nêu gương và khen thưởng
– Thông qua nội quy trường lớp
– Khảo sát tình học sinh đầu năm học, tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình các em
– Lập kế hoạch chủ nhiệm
– Xây dựng nề nếp học tập
– Hoạt động ngoài giờ lên lớp
– Tạo không khí thân thiện trong tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút
– Phối hợp với Lãnh đạo nhà trường, với liên đội và giáo viên bộ môn nhằm thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số học sinh, hạn chế tình trạng đi học không chuyên cần, có nguy cơ bỏ học
– Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
Mô tả sản phẩm
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết trẻ em là những chủ nhân tương lai của Đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển tương lai sau này. Học sinh tiểu học nói chung và các em lớp 3 nói riêng là lứa tuổi đang hình thành nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo kích động. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần làm tốt công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục cho các em rèn luyện hành vi ứng xử, hình thành nhân cách một cách toàn diện ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Hầu hết các trường học ở nước ta hiện nay đều đề cao khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Học sống làm người trước rồi mới học chữ để hành nghề. Chưa bao giờ vấn đề giáo giáo dục cho học sinh lại trở nên cấp thiết như hiện nay. Là giáo viên chủ nhiệm tôi luôn đề cao việc giáo dục cho các em không chỉ học tập mà còn học về đạo đức cách sống cách làm người công dân tốt như thế nào?. Chính vì thế các em phải rèn luyện thói quen, nề nếp, nội quy; phải biết cách áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn từ đó hình thành các thói quen cần thiết cho mình.
Giáo dục là nền tảng của xã hội, nền giáo dục được chú trọng làm tiền đề để quyết định sự phồn vinh của Đất nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại cho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần thiết về khoa học và cuộc sống. Mặt khác giáo dục còn góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho học sinh đặc biệt là Giáo dục Tiểu học, đây là bậc học mang tính chất nền móng để các em học tiếp các bậc học cao hơn.
Vì vậy sự nghiệp đào tạo con người mới XHCN, giáo dục, đào tạo của nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục tỉnh nhà, thị xã nhà nói riêng. Bản thân tôi đã phần nào thấm nhuẫn nguyên lí của Đảng về việc giáo dục, về đào tạo cho thế hệ tương lai của chủ nhân của đất nước. Hiểu rõ mục đích của nhà trường Tiểu học là tạo ra những con người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, phát triển toàn diện về năng lực thẩm mỹ. Muốn đạt được thành công đó. Ngay từ ban đầu phải xây dựng cho các em thành một khối thống nhất, nhân trí, thân ái, đoàn kết, thương yêu nhau, có tác phong đúng đắn, mang bản sắc truyền thống ngàn đời để lại của dân tộc ta.
Tôi nhận thức sâu sắc lời dạy của Bác: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Đó là trách nhiệm, là niềm vinh quang, tự hào của những người làm công tác giáo dục như chúng tôi. Tôi suy nghĩ phải làm gì đây để xây dựng và hình thành cho các em phẩm chất, trình độ tốt ngay từ bây giờ, học tập và ý thức trách nhiệm của các em đối với bản thân, với tập thể lớp, trường và cộng đồng, xã hội.
Học sinh Tiểu học ngây thơ, hồn nhiên trong trắng như tờ giấy trắng. Tôi hết sức tự hào khi mình là người đầu tiên được cầm bút viết lên tờ giấy trắng đó. Niềm tự hào bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm đối với các em, với giáo dục và xã hội. Lương tâm của một giáo viên mách bảo tôi phải uốn nắn kịp dần cho các em hình thành có ý thức nội quy, nề nếp đã được quy định. Quan tâm, động viên, giúp các em từ việc nhỏ đến việc lớn tạo hành trang cho các em mang theo vào cuộc sống sau này. Hiểu rõ được tầm quan trọng tôi chọn đề ‘‘Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3A2 trường Tiểu học Lê Quý Đôn”.
2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài”
Tìm hiểu những biện pháp, phương pháp phù hợp với tâm lý lứa tuổi và đối tượng học sinh tiểu học nhằm giáo dục và đào tạo các em thành con người phát triển toàn diện.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng học sinh lớp 3A2 Trường Tiểu học Lê Qúy Đôn – Phường Bình Tân – Thị xã Buôn Hồ-Tỉnh Đăk Lăk.
4. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi hướng vào công tác chủ nhiệm lớp 3A2 từ tháng ………., với các nội dung cơ bản. Xây dựng nề nếp lớp học. Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp khảo sát, quan sát; phương pháp vấn đáp; đàm thoại; phương pháp thông kê số liệu; phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn; phương pháp thực nghiệm; phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm và một số phương pháp khác.
II. PHẦN NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận
Trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp có vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện đối với học sinh. Ngôi trường tiểu học chính là ngôi nhà chung đầu đời của mỗi con người. Ở nơi ấy mỗi thầy cô là một người mẹ thứ hai dạy cho học sinh những kiến thức đầu tiên, những kĩ năng đầu tiên, trang bị cho các em một hành trang lớn để các em bước đến tương lai. Vậy thầy cô luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Là một người dìu dắt, hướng dẫn trang bị cho học sinh tất cả về kiến thức và kĩ năng sống hằng ngày. Trong giai đoạn hiện nay, công tác giáo dục nói chung công tác chủ nhiệm lớp nói riêng ngày càng đòi hỏi ở giáo viên chủ nhiệm phải không ngừng sáng tạo và phát triển trước xu thế hội nhập của xã hội.
Trong cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Vì thế để làm tốt công tác chủ nhiệm, theo tôi việc đầu tiên của mỗi giáo viên chủ nhiệm là phải nhận thức rõ về vai trò chủ nhiệm của chính mình.
Trước hết người giáo viên chủ nhiệm phải là người quản lí tốt, chặt chẽ, cụ thể, chi tiết và toàn diện mọi hoạt động diễn ra trên lớp, tâm tư tình cảm nguyên vọng của các em khi ở nhà. Giáo viên chủ nhiệm phải có tri thức về mọi mặt kể cả tri thức về tâm lí giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm phải có kĩ năng sư phạm, biết tiếp cận, phán đoán học sinh khéo léo và giải quyết tình huống thấu tình đạt lý. Đúng đắn với học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục hằng ngày.
Giáo viên chủ nhiệm phải là người cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể lớp. Để làm tốt vai trò cố vấn, giáo viên chủ nhiệm cần có năng lực đánh giá và dự báo chính xác của học sinh, có khả năng kích thích sự sáng tạo của các em, lôi cuốn tất cả học sinh tham gia vào các hoạt động của lớp, hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch giáo dục toàn diện, đồng thời theo dõi, giúp đỡ học sinh thực hiện kế hoạch đó có hiệu quả.
Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Đây là một việc không đơn giản, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm cao, say sưa với nghề, yêu thương học sinh mà còn phải có năng lực thuyết phục, có khả năng thiết lập quan hệ tốt với các lực lượng giáo dục, biết xây dựng và giữ uy tín, có ý chí vượt khó, không ngại thử thách. Đặc biệt kinh nghiệm của nghề giáo hơn 23 năm với nghề dạy trẻ từ khi mới bước chân vào nghề cho đến giờ tôi trải qua biết bao thăng trầm với nghề giáo với những trăn trở, băn khoăn cần phải vượt lên để kết quả, thành công của giáo dục năm sau cao hơn năm trước. Năm nào tôi cũng được hội đồng trường đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đạt giáo viên chủ giỏi cấp trường nhiều năm.
Hiệu quả giáo dục học sinh phụ thuộc không nhỏ vào khả năng phối hợp phát huy tiềm năng của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường (gia đình, các đoàn thể xã hội, cộng đồng dân cư,…). Giáo viên chủ nhiệm cần biết phối hợp tốt với gia đình học sinh khi cần thiết vì gia đình là tế bào của xã hội
2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Thực trạng
Là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi có nhiệm vụ lên kế hoạch tìm hiểu và nắm vững đặc điểm tình hình học sinh về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng của từng học sinh, qua đó thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp trong các hoạt động của học sinh mà nhà trường cũng như các đoàn thể đề ra được hiệu quả.
Nhiệm vụ đầu tiên của kế hoạch là điều tra cơ bản về thành phần, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh, điều kiện sức khỏe, tinh thần, về sở thích, sở trường, sở đoản, về năng khiếu, đặc biệt là những khó khăn về quá trình học tập, sinh sống của học sinh.
Đặc điểm tình hình chung của lớp 3A2: Tổng số học sinh là 34 em, nam: 15 em; nữ: 19 em. Với tình hình lớp như trên tôi đã có những thuận lợi và khó khăn như sau:
Chất lượng học tập và hoạt động giáo dục của lớp 2A2 chuyển lên đầu năm lớp 3 năm học ……….lớp 3A2 là: Hoàn thành xuất sắc 5 em, hoàn thành 29 em (trong đó có 1 em hoàn thành chương trình sau khi bồi dưỡng trong hè được lên lớp sau thi lại).
Mặt bằng chung sau khi khảo sát các em tôi thấy hầu hết các em chưa có ý thức học bài, làm bài tập ở nhà. Chưa biết tự chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Ý thức tự giác trong các công việc của trường của lớp chưa cao.
Hầu hết cha mẹ các em vì cuộc sống mưu sinh làm lụng với rẫy nương, đồng áng, thậm chí có những gia đình còn phải bỏ nhà đi làm ăn xa, tình hình kinh tế hết sức khó khăn nhiều cha mẹ để con lại cho ông bà, người thân chăm sóc. Việc dạy con phó thác, phụ thuộc vào nhà trường. Đây là một trăn trở, trách nhiệm nặng nề khi nhận lớp 3A2.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]