SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 1
- Mã tài liệu: BM0059 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 874 |
Lượt tải: | 15 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Đặng Thị Thanh Tuyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | TH Lý Tự Trọng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Đặng Thị Thanh Tuyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | TH Lý Tự Trọng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 1” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1: Lựa chọn, xác định rõ các kĩ năng sống phù hợp cần giáo dục cho học sinh lớp 1.
2: Xây dựng mối quan hệ thân thiện, gần gũi giữa giáo viên và học sinh, giữa các em học sinh với nhau.
3: Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các môn học.
4: Rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm của từng tháng.
5: Kết hợp giữa gia đình và nhà trường để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
6: Thực hiện tốt công tác động viên khen thưởng đối với học sinh.
Mô tả sản phẩm
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng. Mục tiêu và yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục được chỉ rõ trong điều 2, Luật Giáo dục năm 2005: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [1]. Vì vậy, bên cạnh việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức, kỹ năng cơ bản trong học tập, lao động thì còn cần phải chú ý đến việc rèn kỹ năng sống cho học sinh, dạy học sinh cách “làm người”, để học sinh có thêm vốn kinh nghiệm thích ứng với môi trường mới, yêu cầu mới. Rèn kỹ năng sống cho học sinh giúp các em thích ứng được với môi trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như vấn đề sức khoẻ, môi trường, tệ nạn xã hội, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người; sống tích cực, an toàn, hài hoà và lành mạnh,…để các em có thể tự tin, chủ động không bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại lợi ích chính đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập phấn đấu vươn lên.Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết phù hợp với mục tiêu giáo dục, nhằm góp phần đào tạo “con người mới” với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ” để học sinh được phát triển toàn diện đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội.
Trong thực tế hiện nay việc rèn kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường đã được chú ý đến, song nhiều trường nhất là các trường tiểu học còn lúng túng trong việc tổ chức, thực hiện các chương trình hoạt động rèn kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học sinh các lớp nhỏ. Chính vì thế học sinh thiếu kỹ năng sống không ít, thể hiện: khi có người khách đến lớp các em không chào hoặc chào rất nhỏ, thiếu tự nhiên; ít khi dùng lời nói “Cảm ơn”, “Xin lỗi”… Nhiều học sinh khi tham gia thảo luận ngại nói ra những khó khăn của bản thân, một số không biết giao tiếp theo những quy tắc tối thiểu trong gia đình và ngoài xã hội; nhiều học sinh thiếu kỹ năng tự phục vụ cho bản thân kể cả vệ sinh cá nhân, kỹ năng làm một số việc đơn giản như dọn dẹp, sắp xếp đồ dùng học tập, phòng học, nhà cửa…Đặc biệt một số em không biết xử lý một số tình huống trong cuộc sống, rất rụt rè, thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu bản lĩnh khi gặp khó khăn.
Đối với học sinh tiểu học, việc hình thành các kỹ năng sống cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp 1, là khối lớp nhỏ nhất trong trường, tôi luôn trăn trở làm thế nào để việc rèn kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao. Từ lý do đó tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu và đưa ra “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 ở Trường Tiểu học Nga Lĩnh, Nga Sơn” nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường và góp phần vào thực hiện mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện về Đức – Trí – Thể – Mỹ.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu, cơ sở lí luận, thực trạng đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 1 đạt hiệu quả.
3. Đối tượng nghiên cứu:
– Học sinh lớp 1 trường Tiểu học Nga Lĩnh – Nga Sơn – Thanh Hóa.
– Các phương pháp cách thức để giúp học sinh lớp 1 rèn kỹ năng sống.
4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu một số tài liệu về rèn kỹ năng sống cho học sinh.
– Phương pháp khảo sát thực tế: Điều tra các tình huống xem kĩ năng sống của các em trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
– Phương pháp điều tra, quan sát: Quan sát các kĩ năng trong mọi sinh hoạt trên trường.
– Phương pháp thực hành: Cho các em được tiếp xúc với các tình huống trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày để các em được va chạm với những tình huống trong cuộc sống và biết cách xử lí các tình huống.
– Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động để đúc rút kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận:
Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống.
Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. Kỹ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của con người. Kỹ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn có thể quan niệm là việc tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú nhằm kích thích học sinh tham gia một cách tích cực chủ động vào các quá trình hoạt động, qua đó hình thành hoặc thay đổi hành vi của trẻ theo hướng tích cực nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện; giúp học sinh có thể sống an toàn, khỏe mạnh và tích cực, chủ động trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp.
Như chúng ta đã biết mục tiêu của giáo dục là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy kỹ năng sống rất cần thiết với mỗi cá nhân nhất là hình thành từ lứa tuổi tiểu học.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Về phía giáo viên:
– Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa; nếu có dạy cũng chỉ là dạy qua loa, cho có.
– Giáo viên đã tổ chức được một số hoạt động nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh nhưng còn chung chung, chưa đi sâu, chưa có biện pháp cụ thể thuyết phục, chưa thể hiện thường xuyên rõ nét.
– Giáo viên còn lúng túng cả về nội dung và biện pháp giáo dục; nhận thức còn mơ hồ, chưa rõ, chưa đầy đủ là rèn kỹ năng sống cho học sinh là rèn những gì?
– Giáo viên chưa chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động một cách phong phú và đa dạng nên chưa gây được sự hứng thú của học sinh.
* Về phía học sinh:
– Khó khăn lớn nhất của trẻ khi chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1 là sự thay đổi môi trường hoạt động một cách triệt để. Một bên là vừa học vừa chơi, hoạt động đa dạng; tính tự do, tùy hứng thú cá nhân còn nặng hơn tính chỉ đạo của cô giáo. Bước sang lớp 1, hoạt động chủ đạo của học sinh là hoạt động học. Học sinh phải tập trung học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. Mặt khác, giáo viên lại thường xuyên đánh giá các hoạt động của trẻ. Chính vì vậy, đứng trước giáo viên và các bạn, trẻ thường rụt rè, ngượng nghịu và đôi lúc mất bình tĩnh.
– Học sinh chỉ biết học kiến thức qua sách vở, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều.
– Kỹ năng giao tiếp hạn chế, còn e dè sợ sệt chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động tập thể một cách tích cực.
* Về phía phụ huynh:
– Quan niệm của đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi Toán, Tiếng Việt mà không cần tham gia các hoạt động khác.
– Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm hiểu kiến thức mà chưa nghĩ đến việc rèn kĩ năng sống cho con, hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình.
– Phụ huynh hiện nay có xu hướng bao bọc con quá mức, lo sợ quá mức nên hầu như không cho con tham gia vào các hoạt động thực nghiệm, kể cả những công việc đơn giản tự phục vụ bản thân.
Từ thực tế trên cho thấy: đa số học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng đều thiếu kĩ năng sống dù là những kĩ năng đơn giản nhất như kĩ năng làm việc nhà, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp… Nhiều em không thể tự dọn dẹp phòng ở của chính mình, không giúp đỡ bố mẹ bất kì việc gì ngoài việc học. Suốt ngày chỉ lo học. Nhiều em còn không biết giao tiếp theo những quy tắc tối thiểu nhất trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Hiện tượng trẻ em ngu ngơ khi phải xử lí những tình huống của cuộc sống thực, thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu kĩ năng từ chối trước những dụ dỗ của bạn bè, kẻ xấu, …
Để nắm rõ hơn về kĩ năng sống của học sinh, ngay từ đầu năm ……… khi nhận lớp 1A trường Tiểu học Nga Lĩnh tôi đã tiến hành quan sát trực tiếp học sinh lớp mình tham gia hoạt động học tập, vui chơi, giao tiếp hằng ngày,… kết quả khảo sát 30 học sinh trong lớp vào tháng ………thu được như sau:
Kỹ năng sống
Mức độ đạt được
Tốt Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu
SL % SL % SL % SL %
Kĩ năng quan tâm, chia sẻ 5 16,6 5 16,6 10 33,4 10 33,4
Kĩ năng nói lời cảm ơn, xin lỗi 5 16,6 2 6,6 10 33,4 13 43,4
Kĩ năng nói lời yêu cầu, đề nghị 6 20 4 13,2 10 33,4 10 33,4
Kĩ năng tự phục vụ 5 16,6 3 10 11 36,7 11 36,7
Kĩ năng hợp tác nhóm 6 20 5 16,6 6 20 13 43,4
KN thuyết trình trước đám đông 5 16,6 5 16,6 9 30,1 11 36,7
Kĩ năng tự tin 8 26,6 5 16,6 5 16,6 12 40,2
Kĩ năng sử dụng các vật dụng
lao động: dao, kéo, chổi, liềm… 8 26,6 5 16,6 7 23,4 10 33,4
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]