SKKN Các hoạt động bổ trợ rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 3
- Mã tài liệu: BM0075 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1038 |
Lượt tải: | 18 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Các hoạt động bổ trợ rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Tạo dấu ấn cho học sinh ngay từ đầu năm học
– Phân loại khả năng ứng xử của học sinh lớp 3
– Rèn kĩ năng giao tiếp thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học và vận dụng tốt Thông tư 30, Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
– Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 3 thông qua các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu, về nguồn và qua các cuộc thi
– Giữ mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh
Mô tả sản phẩm
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chi Minh lúc sinh thời luôn quan tâm, dành tình cảm đặc biệt và nhắc nhở mọi người chăm lo cho thế hệ tương lai, Bác nói “Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là người chủ tương lai của dân tộc, là người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nhà nước, xã hội, gia đình và mọi công dân phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục để các em phát triển toàn diện cả Đức – Trí – Thể – Mỹ.[1]
Song thực tế hiện nay đạo đức của trẻ em đang bị xuống cấp nghiêm trọng; những lễ giáo, lễ nghi, hành vi ứng xử, lối sống tốt đẹp đang bị mai một, những hành vi, đạo đức, lối sống lệch chuẩn ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp, làm đau lòng, nhức nhối gia đình và xã hội như: trẻ em không vâng lời, không kính trọng lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo và người lớn, không biết kính trên nhường dưới; sống vô cảm, ích kỉ; ăn chơi, đòi hưởng thụ, lười biếng lao động; nói tục, chửi bậy, đánh nhau, ý thức tổ chức kỉ luật kém.
Nguyên nhân của tình trạng trên một phần thuộc về gia đình, vì 2/3 thời gian trẻ em ở gia đình, gia đình phải quản lý giáo dục. Gia đình là trường học đầu tiên và cha mẹ là thầy giáo đầu tiên của con cái. Song nhiều gia đình, ông bà, cha mẹ không làm tấm gương tốt cho con trẻ, không quan tâm giáo dục, hướng dẫn những hành vi đạo đức, thói quen tốt, thiếu kiến thức kỹ năng nuôi dạy con. Nhiều gia đình nuông chiều con cháu quá mức hoặc mải mê kiếm tiền mà sao nhãng với con cái. Cha mẹ bất hoà, đánh chửi nhau, ly hôn dẫn đến sự thiếu hụt về tinh thần, tình cảm của con trẻ,…
Về phía nhà trường đôi khi chưa quan tâm hết đến việc dạy người, dạy những hành vi đạo đức, kỹ năng ứng xử, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống tốt đẹp. Nội dung giáo dục đạo đức nặng về lý luận, không cụ thể, thiếu tính thuyết phục. Một số thầy cô chưa thực sự là tấm gương để các em noi theo, công tác quản lý học sinh trong trường, trong giờ học chưa nghiêm túc, chưa có biện pháp giáo dục học sinh cá biệt,… Quá trình toàn cầu hoá mang đến cho học sinh nhiều cơ hội phát triển song cũng không ít thách thức trong việc giáo dục đạo đức, lối sống: lối sống hiện đại, ăn chơi, phim ảnh, văn hoá phẩm đồi truỵ, trò chơi game có nội dung xấu, kích động bạo lực, công tác quản lý, hướng dẫn của gia đình, nhà trường, xã hội về những vấn đề trên còn nhiều hạn chế, bất cập. Sự phối hợp giữa các môi trường giáo dục còn nhiều lúng túng, kém hiệu quả.
Chính vì thế, tôi luôn có suy nghĩ làm thế nào để giúp học sinh có kĩ năng giao tiếp tốt. Từ đó, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Các hoạt động bổ trợ rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 3 trong nhà trường”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm giúp các em học sinh lớp 3 có kĩ năng giao tiếp, ứng xử tốt.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
“Các hoạt động bổ trợ rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 3 trong nhà trường”
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu lí luận, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo
– Điều tra, quan sát, thu thập thông tin
– Kiểm tra và đánh giá
– Thống kê chất lượng, đối chiếu kết quả
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Thứ nhất, thay đổi đối tượng nghiên cứu từ học sinh lớp 1 sang học sinh lớp 3
Thứ hai, các hoạt động ngoại hóa trước đây như Chương trình giao lưu với Sở Điện lực về vấn đề ” Chúng em chung tay tiết kiệm điện” hoặc Chương trình truyền thông “Vì một Việt Nam khỏe mạnh” do Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Cẩm Thủy phối hợp với Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam – Quỹ Unilever Việt Nam và Nhãn hàng Lifebuoy tổ chức, tham gia giờ học tích cực, chuyến tham quan về nguồn không được đưa vào SKKN.
Thứ ba, một số hình ảnh minh họa trước đây không còn phù hợp đã được thay thế bằng những hình ảnh mới phù hợp hơn.
Thứ tư, các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề sát thực và chi tiết hơn, có sức thuyết phục và lan tỏa nhiều hơn.
Thứ năm, kết quả vận dụng: Học sinh ngại giao tiếp, trầm lặng, nhút nhát giảm đi rất nhiều, học sinh bạo dạn trong giao tiếp, biết nói năng lễ phép tăng lên đáng kể so với đề tài trước.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Trong lịch sử phát triển của dân tộc, của nhà nước Việt Nam, vấn đề về giao tiếp đã được coi trọng, nó được coi là nền tảng, là một trong những tiêu chuẩn, thước đo đánh giá nhân cách, đạo đức của con người, là biểu hiện của nét đẹp văn hoá. Người Việt xưa ảnh hưởng nhiều văn hóa Trung Quốc qua tác động bởi sự đô hộ gần một nghìn năm của phương Bắc, tác động của Khổng giáo, họ có những biểu hiện giao tiếp hoàn toàn khác với cách giao tiếp của người Việt Nam hiện đại. Trong hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội, con người luôn có nhu cầu giao tiếp với nhau và những hoạt động giao tiếp được mỗi người quan tâm, nó được lưu truyền, gìn giữ, dạy và học,… giữa mọi người với nhau trong xã hội.
Từ trước đến nay, người Việt luôn hướng giao tiếp trong xã hội theo chủ nghĩa duy tình và nó được nâng lên thành một kiểu văn hoá giao tiếp của người Việt nhằm đảm bảo sự đoàn kết, nhất trí trong cuộc sống. Không những thế, vấn đề giao tiếp còn là sự đúc kết kinh nghiệm trong cuộc sống và đấu tranh cho sự sinh tồn của mình. Cho nên, người xưa thường lưu truyền dạy nhau qua các thế hệ “học ăn học nói, học gói, học mở”, “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”… Đó là những kinh nhiệm quý báu đã được người xưa đúc kết, lưu truyền trong xã hội và nó chính là cách giao tiếp, cách giao tiếp ấy cũng phải học, phải dạy. Ca dao, tục ngữ của Việt Nam cũng thể hiện và đề cập nhiều đến vấn đề giao tiếp giữa con người với con người trong xã hội, trong cuộc sống, trong công việc và trong tình cảm lứa đôi. Do thể chế xã hội, ngôn ngữ giao tiếp của con người bị trói buộc trong khuôn khổ của lễ giáo phong kiến với những luật tục khắt khe nên hoạt động giao tiếp bị hạn chế. Ví dụ: Trong tình yêu nam nữ, trai gái không thể tự do đến với nhau được bởi quan niệm “nam nữ thụ thụ bất thân”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy “. Họ không thể vượt qua giới hạn của hành vi giao tiếp cho phép, buộc phải thể hiện qua những lời bóng gió xa xôi, những câu ca dao, tục ngữ,…đây chính là cách thức giao tiếp của tình yêu, được coi là nét đẹp văn hoá giao tiếp thời đại, là nền tảng để giáo dục, giúp con người hình thành nhân cách, sống có chuẩn mực đạo đức. Nhiều nét đẹp văn hóa, giao tiếp của người Việt trong suốt hàng nghìn năm, đến nay vẫn được giữ gìn và có giá trị trong cuộc sống.
Nếu ngày xưa, thời phong kiến, giao tiếp bó hẹp trong phạm vi làng xóm, thôn bản, thì ngày nay giao tiếp đã không còn bó hẹp trong khuôn khổ đó nữa. Nó đã vượt qua khỏi luỹ tre làng, đến mọi miền đất nước và vượt qua biên giới, đến với cộng đồng kiều bào Việt Nam sống ở nước ngoài,..Vấn đề giao tiếp ở nước ta là những kỹ năng cơ bản để con người sống, chiến đấu, sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, một số giao tiếp cũ đã bị phá vỡ cùng tập tục hà khắc, bởi nhiều nội dung mới trong giao tiếp được hình thành trên nền của xã hội mới. Và ngày nay, trong nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, với sự cạnh tranh, những thành tựu khoa học và thông tin bùng nổ thì vấn đề giao tiếp trong xã hội được coi là điều kiện tất yếu để khẳng định sự thành công trong cuộc sống hay nói cách khác, đó là sự “cạnh tranh” để phát triển, là điều kiện tất yếu mở rộng mối quan hệ, khẳng định được thành công trong các lĩnh vực hoạt động của con người.
“Ở nước ta, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề giao tiếp dưới góc độ tâm lý học. Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước, có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Việt Nam như Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thuỷ, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lê,… được công bố, in ấn, xuất bản và áp dụng trong giáo dục, trong cuộc sống. Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên dưới góc độ Tâm lý học, tác giả Hoàng Anh đã đề xuất quy trình rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên các trường Sư phạm. Như vậy, kỹ năng giao tiếp ở đây được khai thác dưới góc độ nghề dạy học. Năm 1995, tác giả Lưu Thu Thủy, đã nghiên cứu quy trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa với bạn cùng lứa tuổi cho học sinh lớp 3 trường tiểu học. Tác giả đã nghiên cứu hành vi giao tiếp có văn hóa của học sinh dưới hai góc độ: Các nét tính cách bộc lộ qua giao tiếp và các kỹ năng giao tiếp của học sinh; thiết kế quy trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh lớp 3 trong phạm vi trường học. Tuy nhiên, những hành vi giao tiếp bên ngoài trường học của học sinh chưa được quan tâm, nghiên cứu. Đây là khoảng trống bởi hành vi của người học không chỉ được thể hiện ở trong nhà trường mà nó còn được thể hiện ở gia đình và ngoài xã hội. Cùng chủ đề nghiên cứu về giao tiếp ở lứa tuổi trẻ em, năm 2003 , tác giả Hoàng Thị Phương nghiên cứu một số biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 đến 6 tuổi, giao tiếp được khai thác dưới góc độ hành vi văn hóa sơ đẳng nhưng là cơ bản, phổ biến, đặc trưng cho lứa tuổi mẫu giáo lớn. Đó là những kỹ năng mang tính nền tảng làm cơ sở để giáo dục và phát triển sau này cho trẻ thơ ở tuổi học tiểu học. Do đó, nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 1 là một yêu cầu khách quan và cần thiết. Vấn đề giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 3 vẫn còn là “khoảng trống” ít được quan tâm nghiên cứu và từ đó khẳng định tính cấp thiết trong việc triển khai nghiên cứu của đề tài.” [1]
2.2. Thực trạng về kỹ năng giao tiếp của học sinh lớp 3
Tôi đã được nhà trường phân công giảng dạy lớp 3C, tổng số học sinh là 32 em, một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, chưa có sự quan tâm chu đáo, chặt chẽ của cha mẹ nên các em ở đây có một thực tế đáng quan tâm là khả năng giao tiếp còn hạn chế. Hơn nữa, một số em ít có điều kiện tiếp xúc nơi đông người nên còn nhút nhát, ngại giao tiếp, ít phát biểu chưa tự tin trong luyện nói, một số em nói năng cộc lốc, không biết diễn đạt hết ý của mình. Nhiều em chưa biết giới thiệu về bản thân, về gia đình, về trường lớp học và bạn bè thầy cô giáo, chưa biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng, chưa biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.
Từ thực trạng nên trên, tôi đã suy nghĩ và xác định cho bản thân mình cần phải có giải pháp rèn học sinh có kĩ năng giao tiếp. Do đó từ đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát kỹ năng giao tiếp của học sinh lớp 3C như sau:
Thời điểm Tổng số
học sinh
lớp 3C Học sinh ngại giao tiếp, trầm lặng, nhút nhát Học sinh bạo dạn trong giao tiếp nhưng nói trống không Học sinh bạo dạn trong giao tiếp, biết nói năng lễ phép
Tháng 9/………
SL TL SL TL SL TL
32 em 15 em 47,2 % 11 em 34 % 6 em 18,8 %
Ý thức được vai trò của việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và thực trạng của lớp, tôi đã đưa ra một số biệp pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Tạo dấu ấn cho học sinh ngay từ đầu năm học
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã ổn định lớp học, tổ chức Lễ khai giảng đúng lịch và trang trọng tạo dấu ấn đẹp đẽ cho học sinh toàn trường. Ngay từ tháng đầu tiên dạy học tôi đã tìm hiểu kĩ thông tin về gia đình, tình hình chất lượng và các mặt hoạt động khác của từng học sinh trong lớp. Từ đó, tôi lập kế hoạch chủ nhiệm, hình thành ban cán sự lớp, biên chế tổ học tập, đôi bạn học tập theo tình hình chất lượng lớp, tạo điều kiện cho các em được học tập lẫn nhau.
Các em học sinh trong ngày khai giảng năm học mới
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]