SKKN Một số kinh nghiệm về Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5
- Mã tài liệu: BM0128 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 839 |
Lượt tải: | 11 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Trần Thị Thanh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Bình Lương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Trần Thị Thanh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Bình Lương |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm về Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Xác định yêu cầu khi thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
– Đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống
– Phát huy vai trò, tác dụng và hiệu quả của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
– Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh
– Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học
– Rèn kĩ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
– Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui chơi
– Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc xây dựng tấm gương sáng, việc động viên khuyến khích học sinh.
– Giáo viên tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiện dạy các em các kĩ năng sống cơ bản
Mô tả sản phẩm
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn sáng kiến:
Mục tiêu giáo dục phổ thông hiện nay là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ở bậc Tiểu học là bậc tạo nền tảng cho học sinh phát triển, vì vậy ngoài việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn phải giáo dục học sinh có kỹ năng sống, kỹ năng làm người để học sinh có thêm kinh nghiệm thích ứng với môi trường, xã hội mới. Từ đó các em biết phân biệt đúng sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu xa. Biết tôn trọng bản thân, hành động bảo đảm an toàn cho mình và những người xung quanh. Từ đó thôi thúc các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức. Vì vậy việc rèn kĩ năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người người làm công tác giáo dục cần quan tâm.
Kĩ năng sống là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời đại ngày nay. Theo tôi, kĩ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có thể thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Kĩ năng sống được hình thành theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có. Có nhiều nhóm kĩ năng sống như: nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng xã hội và nhóm kĩ năng quản lí bản thân…. Dù là kĩ năng nào cũng đều rất quan trọng và cần thiết với mỗi con người. Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là rất quan trọng bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh và phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay, nhằm đào tạo con người với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ” để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Thông tư 30 có nội dung đánh giá học sinh về năng lực và phẩm chất đây chính là hình thức đánh giá hướng đến các kĩ năng sống của học sinh tiểu học.
Thực tế hiện nay, việc rèn kĩ năng sống của các em ở trường tiểu học còn nhiều hạn chế như kĩ năng giao tiếp thiếu tự tin, e dè, nhút nhát, sống khép kín . . . Nhiều vụ tai nạn đuối nước, giao thông… cướp đi tính mạng của nhiều học sinh đều xuất phát từ nguyên nhân các em còn thiếu kĩ năng sống, nhiều học sinh có kết quả học tập cao nhưng thích ứng với cuộc sống không tốt. Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh được các cấp, các ngành, giáo viên quan tâm. Song vẫn chưa có nét chuyển biến một số giáo viên và phụ huynh chú trọng đến việc dạy kiến thức; việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chưa thường xuyên còn chiếu lệ, giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp mình đang dạy chỉ luôn chú trọng đến việc học tốt, làm tính tốt…
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh giúp học sinh tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống hằng ngày như: tự chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và phòng chống các tệ nạn xã hội,… để các em chủ động, tự tin không phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với các thầy cô giáo. Với học sinh tiểu học, đây là giai đoạn đầu tiên hình thành nhân cách cho các em, giúp các em có một kĩ năng sống tốt cho tương lai sau này.
Để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, với cương vị là người giáo viên trực tiếp đứng lớp, bản thân hết sức băn khoăn và trăn trở về vấn đề: Làm thế nào để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh? Làm thế nào để học sinh biết cách vận dụng kĩ năng sống vào trong cuộc sống hằng ngày? Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tôi đã chọn đề tài “Một số kinh nghiệm về Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học”. Vấn đề mà chắc hẳn không chỉ riêng bản thân mà rất nhiều đồng nghiệp khác quan tâm suy nghĩ là làm sao học sinh của mình có những kĩ năng sống tốt cho tương lai sau này, trở thành những con người tốt, có ích cho xã hội. Đây cũng là một vấn đề mà phụ huynh và xã hội hết sức quan tâm.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5” với mong muốn làm sao học sinh của mình có những kĩ năng sống tốt cho tương lai sau này, trở thành những con người tốt, có ích cho xã hội.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu, tổng kết một số kinh nghiệm về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học
4. Phương pháp nghiên cứu:
– Đọc các tài liệu về tâm sinh lý lứa tuổi Tiểu học và tài liệu liên quan tới giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
– Đọc tài liệu giáo dục kĩ năng sống lớp 5
– Phương pháp khảo sát – quan sát thực tế giáo viên và học sinh.
– Thực hiện phỏng vấn, hỏi đáp, điều tra.
– Phương pháp phân tích, tổng hợp.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thể quan niệm là việc tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú nhằm kích thích học sinh tham gia một cách tích cực chủ động vào các quá trình hoạt động, qua đó hình thành hoặc thay đổi hành vi của trẻ theo hướng tích cực nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện; giúp học sinh có thể sống an toàn, khỏe mạnh và tích cực, chủ động trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp.
Có thể thấy rằng kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Về bản chất, đó là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả… Nói cách khác kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi con người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó trước các tình huống của cuộc sống. Kỹ năng sống hướng vào việc giúp con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng.
Kỹ năng sống được hình thành thông qua một quá trình sống, rèn luyện, học tập trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Ở tiểu học, các quan điểm, niềm tin, toàn bộ những hành vi cử chỉ của người thầy thường là những mẫu mực cho hành vi của học sinh nói chung. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ và cách ứng xử của các em trong quan hệ với người khác và với xã hội. Các em thường tin tưởng tuyệt đối ở nơi thầy, cô giáo nên chúng thường bắt chước những cử chỉ tác phong của thầy, cô giáo mình. Ở trường các em còn được tiếp xúc với bạn bè, với tập thể nhóm bạn, tổ, lớp; những hoạt động tập thể cũng ảnh hưởng không ít đến việc hình thành, phát triển nhân cách và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
* Về giáo viên: Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên chưa chịu khó tìm tòi các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động này nên làm mất sự hứng thú của học sinh.
* Về học sinh: Học sinh tập trung học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống kém, tính tự tin ít, tự ti nhiều, thường nóng nảy, gây gổ lẫn nhau. Kỹ năng giao tiếp còn hạn chế.
* Về Phụ huynh: Đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi kiến thức. Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong gia đình. Một số phụ huynh quá nuông chiều con cái, đáp ứng mọi nhu cầu của con em mình, ít quan tâm đến việc con em mình ứng xử trong sinh hoạt và đời sống như thế nào?
* Về tài liệu: Tài liệu giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường còn ít, nội dung và hình thức chưa phong phú, chưa mang tính hệ thống, chưa thực sự phù hợp với cấu trúc, phân phối chương trình tiểu học.
* Về nhà trường: Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường, ngoài việc lồng ghép vào các môn học hàng ngày, hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những con đường giáo dục có hiệu quả trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Chính vì thế ngoài việc xây dựng và hoàn thiện các quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, bằng nhiều hình thức. Nhà trường tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian, trò chơi vận động,… tham gia các hoạt động dọn vệ sinh bảo vệ môi trường, tổ chức các hoạt động quyên góp ủng hộ bạn nghèo, …. Thông qua những hoạt động này, nhà trường muốn rèn luyện cho các em học sinh tính đoàn kết tập thể, khả năng làm việc theo nhóm. Đồng thời xây dựng tinh thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm cho các em.
Sau khi nhận lớp tôi tiến hành khảo sát kĩ năng sống của học sinh trong lớp với các nội dung sau:
Bài tập 1: Ứng xử khi nhà có khách
Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận và ghi những việc nên làm, không nên làm vào bảng sau:Những việc nên làm Những việc không nên làm
Bài tập 2: Đọc các tình huống dưới đây và cho biết:
– Tình huống nào không an toàn? Các bạn trong tình huống đó có thể gặp nguy cơ gì?
– Các bạn gặp tình huống không an toàn như vậy, các bạn đó cần phải làm gì?
Tình huống 1: Hôm qua, trên đường đi học về, dọc đường có một người đàn ông lạ mặt đi xe máy, cứ lẽo đẽo bám theo, gạ gẫm rủ em lên xe để ông ta đèo về.
Tình huống 2: Tuấn bị đau bụng dữ dội. Cả nhà phải đưa Tuấn vào bệnh viện cấp cứu. Khi đến phòng khám, cô bác sĩ yêu cầu tất cả người nhà của Tuấn ra ngoài và khám bệnh cho Tuấn.
Qua khảo sát lần 1 ở lớp 5B (đầu năm học) với chủ đề “ Kĩ năng của em”; kết quả cụ thể như sau:
Tổng số
HS HS có kĩ năng tốt HS có hình thành kĩ năng HS thực hiện kĩ năng chưa tốt
SL TL SL TL SL TL
27 5 18,5% 13 48,2% 9 33,3%Tổng số HS Thực hành thảo luận nhóm
Biết lắng nghe, hợp tác Chưa biết lắng nghe, hay tách ra khỏi nhóm
SL TL SL TL
27 21 77,8% 6 22,2%Tổng số HS Ứng xử tình huống trong các trò chơi, hoạt động tập thể
Biết cách ứng xử hài hòa, phù hợp Chưa biết ứng xử còn hay cãi nhau hoặc xô đẩy bạn
SL TL SL TL
27 19 71,4% 8 29,6%
Qua khảo sát cho thấy, số học sinh thực hiện kĩ năng chưa tốt, chưa biết lắng nghe còn chiếm tỉ lệ cao từ 22% đến 33%. Số học sinh lớp nhiều khi còn rơi vào cả những học sinh học tương đối tốt các môn văn hóa.
Từ những thực trạng trên đây, thì việc ” Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5″ là một việc làm vô cùng cần thiết các em thấy mình mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong việc thể hiện những năng lực của bản thân say mê, hứng thú trong học tập.
3. Các biện pháp thực hiện
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]