SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6
- Mã tài liệu: BM0140 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 6 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 578 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | tiểu học Thị Trấn Nga Sơn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | tiểu học Thị Trấn Nga Sơn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Công việc đầu tiên khi mới nhận lớp chủ nhiệm: Giáo viên phải nắm bắt được rõ tình hình của lớp
– Tiếp xúc với học sinh của lớp mình chủ nhiệm
– Phân luồng và kèm cặp học sinh ngoài giờ chính khóa
– Giải quyết các vấn đề trong lớp và giờ sinh hoạt lớp
– Tổ chức chương trình vui chơi, học tập bổ ích
– Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
– Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh
– Hoạt động kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường
Mô tả sản phẩm
1. Lí do chọn kinh nghiệm:
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”
Để đào tạo “những đứa trẻ ngoan” ấy, ngoài gia đình thì nhà trường xã hội chủ nghĩa là một môi trường quan trọng, quyết định góp phần vào việc hình thành trí tuệ và nhân cách cho mỗi trẻ em – học sinh. Đó là một môi trường đào tạo những con người vừa “hồng” vừa “chuyên” – có đủ tài năng, trí tuệ và những phẩm chất đạo đức cách mạng, để sau này thực sự là người của dân, vì nhân dân mà cống hiến. Người trực tiếp đào tạo những con người như thế không ai khác là giáo viên, giáo viên giảng dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp.
Trường học là nơi xuyên suốt diễn ra hoạt động dạy và học của thầy và trò. Hai nhân tố thầy – trò không thể thiếu trong mối ràng buộc để hình thành một trường học. Thiếu thầy hay thiếu trò thì không có hoạt động dạy học diễn ra. Trong quá trình xuyên suốt diễn ra hai hoạt động này, không chỉ đơn thuần là làm cho người học có tri thức khoa học thuần tuý, mà trong nó còn có một mục tiêu rất quan trọng là: “ hình thành – phát triển – bồi dưỡng” những phẩm chất đạo đức đúng chuẩn mực, cấu thành nhân cách phù hợp với đạo đức dân tộc, với đạo đức con người Xã hội chủ nghĩa. Bởi thế mọi người làm công tác giáo dục ở nhà trường đều phải có trách nhiệm cho mục tiêu lớn lao đó. Và nhân tố then chốt, chủ đạo nhằm đạt được mục tiêu đó không ai khác là thầy – cô chủ nhiệm lớp.
Theo mục tiêu chung của ngành Giáo dục và Đào tạo là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” thì ngoài việc dạy học ở trường học, nhà trường còn phải có nhiệm vụ nâng cao dân trí trong địa bàn mà trường cư trú. Đó là một hoạch định dài hạn mà từ lâu chúng ta đã thực hiện công tác phổ cập giáo dục. Bởi thế, nếu nhân cách học sinh không được rèn luyện, bồi dưỡng thì chắc chắn chiến lược “Nâng cao dân trí” ở địa phương sẽ không thực hiện được. Mặt khác, số lượng học sinh thiếu nhân cách chuẩn mực này theo thời gian sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội. Việc hình thành nhân cách cho học sinh là một việc hết sức khó khăn đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường.
Trường THCS Phan Đình Giót – Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội, nơi mà bản thân tôi đang công tác là một trường ở vị trí trung tâm Quận với 1340 học sinh. Trong năm học ………tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 6A6 , đối tượng học sinh đầu cấp học THCS. Vì vậy qua quá trình làm công
tác chủ nhiệm đề ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập, duy trì sĩ số, rèn nề nếp học sinh là một vấn đề cấp thiết góp phần chung trong công tác giáo dục của nhà trường.
Với những lí do đó tôi xin phép đưa ra “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 6” với mục đích được chia sẻ những giải pháp, những kinh nghiệm phù hợp với tình hình thực tế nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện đạo đức học sinh, từng bước nâng cao dân trí và tạo nguồn nhân lực cho địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra cho ngành Giáo dục – Đào tạo quận Thanh Xuân nói chung, trường THCS Phan Đình Giót nói riêng.
2. Thời gian thực hiện và triển khai kinh nghiệm.
Thời gian thực hiện kinh nghiệm trong năm học ………. Thời gian triển khai kinh nghiệm trong những năm học tiếp theo.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ.
Học sinh bậc trung học cơ sở, đặc biệt là học sinh lớp 6 với đặc điểm tâm sinh lí hết sức điển hình, ở giai đoạn này các em bắt đầu bước vào “thế giới học tập thực sự nghiêm ngặt”: làm bài tập, soạn bài và thuộc bài trước khi đến lớp. Kết quả học tập và rèn luyện được kiểm tra, đánh giá thường xuyên bằng con điểm cụ thể. Thời gian mỗi tiết học thay đổi, số môn học tăng, số buổi học tăng. Phương pháp học tập thay đổi, số lương thầy cô lên lớp tăng so với bậc tiểu học. Hơn nữa bước sang bậc học mới các em phải làm quen với bạn mới, trường mới, thầy cô mới, phuơng pháp học tập mới…Chính vì vậy các em có rất nhiều bỡ ngỡ và thắc mắc, mặt khác trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh các em còn nhiều hạn chế nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến công tác tổ chức ổn định nề nếp cho học sinh lớp 6.
Ở bậc tiểu học giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc
quản lí và giáo dục tri thức và nhân cách học sinh. Không thể phủ nhận vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường tiểu học nhưng ở mỗi bậc học có những đặc thù riêng, có những cách đánh giá riêng. Khi lên lớp 6 các em cũng rất cần cô giáo chủ nhiệm vì giáo viên chủ nhiệm lớp – người trực tiếp và thường xuyên nhất tiếp xúc với các em học sinh. Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh, người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, người mà các em kính trọng và yêu quý nhất, người mà được các em xem như là cha là mẹ không ai khác chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp.
Bước vào năm học mới, ngôi trường mới các em rất cần có một người thường xuyên hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảo cần được quan tâm, chia sẻ. Do đó giáo viên chủ nhiệm lớp 6 phải thấy được vai trò của mình trong việc rèn nề nếp, ý thức đạo đức của học sinh đồng thời phải luôn gần gũi thương yêu học sinh, giúp các em nhanh chóng hoà đồng ở ngôi trường mới, giúp các em tự tin hơn. Để làm tốt điều này, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục đồng thời giáo dục những phẩm chất đạo đức rèn luyện năng lực cho học sinh để trở thành công dân tốt mai sau. Người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao hơn. Đó là trách nhiệm nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh. Chính vì vậy mà giáo viên chủ nhiệm lớp 6 có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục nề nếp kỉ luật, hình thành nhân cách cho học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm vừa chịu trách nhiệm trực tiếp giảng dạy môn học văn hoá, vừa đảm đương quản lí và giáo dục học sinh lớp mình phụ trách.
Là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường, cha mẹ học sinh quản lí tập thể học sinh, tổ chức điều hành và kiểm tra mọi hoạt động các quan hệ ứng xử, kĩ năng sống của học sinh. Hơn nữa giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối liền giữa nhà trường và đời sống xã hội. Bởi vậy mà mọi việc làm, lời nói của người giáo viên chủ nhiệm đòi hỏi phải hết sức mô phạm và rất cần đến nghệ thuật sư phạm để dẫn dắt học sinh đi vào thế giới quan khoa học và phẩm chất đạo đức con người. Qua đó giúp các em nhận thức và giải thích hiện tượng thế giới xung quanh, giúp các em biết sống và làm việc trong tập thể lớp.
Có thể nói rằng công tác chủ nhiệm lớp đầu bậc THCS rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành phát triển, nhân cách cũng như rèn luyện kĩ năng ứng xử có văn hoá của học sinh với mọi người và môi trường xung quanh.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
Đã nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp, phần nào đã có chút ít kinh nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp, đặc biệt đối với học sinh lớp 6 vừa bước qua giai đoạn tiểu học là rất vất vả và phức tạp. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn nắm vững được chương trình đào và đặc thù chung của bậc tiểu học, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu tâm tư nguyện vọng học sinh. Từ đó hướng dẫn học sinh từng bước bắt nhịp với môi trường mới, phương pháp học mới. Bên cạnh đó GVCN phải gần gũi với học sinh, phải thực sự yêu nghề mến trẻ và phải biết hướng cho học sinh có sự thương yêu đoàn kết với nhau. GVCN phải biết khéo léo xử lí các tình huống rắc rối sao cho tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sống…của học sinh rồi sẽ ra sao? Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo quy định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp.Vì:
1. Về phía giáo viên.
Một số giáo viên khi xử lí các tình huống sư phạm còn lúng túng, bối rối nên thường xuyên phải kéo dài buổi học so với quy định, gây căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh và làm một số phụ huynh bực bội vì phải chờ đợi lâu hay lo
lắng khi con em mình về muộn. Một vài giáo viên dù đã dạy lâu năm nhưng vẫn chưa làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, thường hay than phiền về học sinh, về phụ huynh mà chưa tìm được biện pháp giáo dục học sinh nên nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh chưa cao, ý thức tổ chức kỉ luật chưa tốt, chưa đồng đều làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của toàn trường.
2. Về phía học sinh.
Mặc dù là trường trung tâm quận nhưng các em học sinh lại đến từ nhiều địa bàn khác nhau việc đi lại còn khó khăn do đó ít nhiều ảnh hưởng tới thời gian và chất lượng học tập.
Là học sinh THCS, đặc biệt là học sinh lớp 6 nên các em còn nhỏ chưa biết tự bảo vệ bản thân trong mọi tình huống dễ bị người khác dụ dỗ lôi cuốn. Một số em tâm lí thay đổi, thích thể hiện mình nên có những hành vi vi phạm nội quy của nhà trường. Đây cũng là một khó khăn không nhỏ đối với giáo viên chủ nhiệm.
Cá biệt một số phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm tới con em của họ dẫn đến các em đi học muộn, một số em thường xuyên quên sách vở, đồ dùng học tập quên đồng phục…Nhiều em vẫn giữ thói quen của năm học trước là đến lớp mới ăn quà sáng, gây mất mĩ quan cho lớp, cho trường. Việc trực nhật, xoá bảng sau mỗi tiết học các em chưa quen thực hiện phải để cô nhắc nhở. Ngoài ra còn việc trêu đùa, tố giác nhau những chuyện lặt vặt của con trẻ…Và rất nhiều chuyện rắc rối, bao nhiêu tình huống khó xử khiến tôi là GVCN phải giải quyết.
Điều tra khảo sát thực tiễn đầu năm.
Qua khảo sát đầu năm tôi đã thu được thông tin cơ bản: Tổng số học sinh: 43; Nam 20; nữ 23
+/ Học lực: – Giỏi: 20.
– Khá: 17.
– Trung bình: 6.
– Yếu: 0.
– Kém: 0.
+/ Hạnh kiểm: Đạt: 43/43
+/ Gia đình có hoàn cảnh khó khăn: 01.
+/ Gia đình bố mẹ li hôn: 04.
+/ Số học sinh đã từng làm cán bộ lớp, phụ trách chi đội: 04
+/ Năng khiếu :
– Hát múa: 8 em
– Dẫn chương trình: 1 em
– Đánh trống nghi thức: 1 em
+/ Số học sinh chưa ý thức học tập còn ham chơi: 8.
Cá biệt có 1 học sinh ham chơi điện tử.
Từ kết quả khảo sát trên tôi đã mạnh dạn tiến hành áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng lớp chủ nhiệm.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Được Ban giám hiệu giao trọng trách chủ nhiệm, tôi phải thấy rằng đó là vinh dự lớn, phải xem lớp chủ nhiệm là những người thân của mình, đó là em, là con trong gia đình. Xuất phát từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm mới để hết tâm trí, tình cảm của mình vào công việc quan trọng này.
Những việc làm cụ thể mà người chủ nhiệm có thể áp dụng để chủ nhiệm một lớp đạt kết quả tốt:
1. Công việc đầu tiên khi mới nhận lớp chủ nhiệm:
Giáo viên phải nắm bắt được rõ tình hình của lớp: Sĩ số, nam, nữ, đối tượng học sinh qua các bước sau đây:
Bước 1: Điều tra lí lịch học sinh qua phiếu Sơ yếu lí lịch vào tuần đầu tiên của năm học mới với các nội dung sau:
SƠ YẾU LÍ LỊCH HỌC SINH
I. Phần tự ghi của học sinh
1. Họ và tên học sinh:… Giới tính: ……
2. Ngày…. tháng…. năm sinh Dân tộc:…..….. Tôn giáo:……….
3. Địa chỉ thường trú: ………. ………..
4.Họ, tên cha: …………………….Nghề nghiệp:………………..……
Số điện thoại:………….
– Họ, tên mẹ: …………………….Nghề nghiệp:…………………….
Số điện thoại:………….
5. Số anh……….. chị……….….. em… trong gia đinh.
6. Điều kiện kinh tế gia đình:………………….
7. – Xếp loại của năm học ………:
– Học lực:…………….Hạnh kiểm:………………
– Chức vụ đã làm ở năm học ………:……………
8. Năng khiếu:…………………… Sở thích……………….………
9. Các bạn thân hiện nay:…………
10. Chỉ tiêu phấn đấu của em trong năm học này: Học lực:………………Hạnh kiểm:…………………
11. Em có ý kiến, đề nghị gì với GVCN và nhà trường:
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
B. Phần ghi của PHHS.
1. Phụ huynh có thường xuyên quan tâm, giáo dục con em mình hay không? Vì sao?…………………………………………………………………………
2. Phụ huynh tạo điều kiện gì cho con em mình học tốt ?
…………………………………………………………………………………………………
Phụ huynh có nhận xét gì về con em mình?
…………………………………………………………………………… PHHS có đề nghị gì với nhà trường và GVCN?
………………………………………………………………………
Bước 2:
Để kiểm tra độ chính xác của các thông tin mà tôi thu thập được qua phiếu điều tra tôi cố gắng tìm hiểu thông qua nhiều kênh khác nhau như từ bạn bè, người quen, chính quyền địa phương, đến thăm gia đình một số học sinh,… Qua đó sẽ hiểu biết cụ thể hơn, chi tiết hơn hoàn cảnh gia đình các em. Từ đó tôi có những hình thức, những biện pháp giáo dục linh hoạt phù hợp với từng em bởi giáo dục không phải là một công thức chung có sẵn.
Bước 3:
Đây là bước tiến hành thường xuyên ở từng giai đoạn. Tôi cung cấp số điện thoại của bản thân, của nhà trường đến từng em và liên hệ với gia đình học sinh qua điện thoại, sổ liên lạc. Đây là sự liên hệ hai chiều qua lại giữa nhà trường với gia đình, giữa GVCN với PHHS. Bằng các hình thức liên hệ đó tôi sẽ nắm được những diễn biến về đạo đức, về học tập của các em từ đó có thể đánh giá hiệu quả những tác động sư phạm đồng thời điều chỉnh phương pháp giáo dục. Vì đạo đức, học lực của từng em luôn biến đổi từng giờ, từng ngày chứ không phải là bất biến.
Ổn định tổ chức lớp càng sớm càng tốt để lớp đi vào nề nếp cũng như học tập.
Bước 4:
Bầu ban cán sự lớp. Việc bầu Ban cán sự lớp hết sức cẩn trọng, nhất là bầu lớp trưởng. Lớp trưởng là học sinh nam hay nữ cũng được, miễn là em đó có bản lĩnh, năng lực. Thường là các em nam hay tự ái khi lớp trưởng là nữ. Trường hợp này, giáo viên chủ nhiệm phải hết sức khéo léo tạo nên việc sớm hòa đồng giữa các em bằng mọi cách, khẳng định khả năng của lớp trưởng. Ngoài lớp trưởng còn có các lớp phó: Lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp
phó văn thể và tổ trưởng các tổ. Giáo viên chủ nhiệm sẽ phân công và giao trách nhiệm cụ thể tương ứng với vai trò được giao của từng học sinh, thường xuyên kiểm tra hiệu quả công việc của các em để có những điều chỉnh kịp thời.
Việc tiếp đến là sắp xếp chỗ ngồi của các em. Chỗ ngồi có tác động tâm lí rất lớn đến các em. Nếu có thể tránh được giáo viên chủ nhiệm nên tránh các trường hợp:
Không nên để các em học sinh yếu, hay nói chuyện ngồi bên nhau. Những em này cũng không nên cho ngồi bên cửa lớn hoặc cửa sổ, cố gắng sắp xếp các em học yếu, hay nói chuyện ngồi cùng với các bạn học tốt, có đạo đức tốt để bạn giúp đỡ.
Không nên xếp những em bị bệnh về mắt, các em thấp, bé ngồi bàn cuối vì như vậy sẽ rất ảnh hưởng tới chất lượng học tập của học sinh.
Xây dựng được đôi bạn học tập ở trường cũng như ở nhà.
Bước 5: Tiến hành làm sổ chủ nhiệm
Sổ chủ nhiệm được xem là nhật kí của lớp. Sổ này ghi lại kết quả học tập, những diễn biến trong lớp trong suốt một năm học vì vậy khi làm sổ chủ nhiệm tôi thật thận trọng, tôi ghi đầy đủ các chi tiết theo mẫu: Trong đó chú ý nhất là:
– Sơ đồ chỗ ngồi.
– Danh sách cán bộ lớp.
– Tên giáo viên bộ môn (Địa chỉ – số điện thoại).
– Nội quy trường lớp.
– Theo dõi kết quả thi đua từng tuần, từng tháng cụ thể.
– Theo dõi học sinh cá biệt.
– Theo dõi mọi mặt từng học sinh theo định kì.
– Kiểm diện phụ huynh đi họp.
2. Tiếp xúc với học sinh của lớp mình chủ nhiệm:
Với học sinh lớp 6 nói riêng, học sinh bậc THCS nói chung thì giáo viên chủ nhiệm phải luôn gần gũi với các em mới biết được các em biết gì, cần gì, các em là người như thế nào. Có tiếp xúc như vậy mới kéo ngắn được khoảng cách giữa cô và trò, các em không còn e ngại, rụt rè, chắc chắn sẽ tự tin hơn và mạnh dạn bộc bạch những việc của lớp, những thiếu sót của bản thân…
Khi tiếp xúc với học sinh, giáo viên phải thật nhẹ nhàng, khéo léo, thực sự quan tâm tới các em như chính mẹ của chúng vậy bởi các em còn nhỏ, vừa bước qua bậc tiểu học. Thường xuyên hỏi thăm về gia đình để biết được đó có phải là điều kiện khó khăn, hoặc thuận lợi ảnh hưởng đến học tập, đạo đức của các em. Đối với học sinh có gia đình quan tâm, giáo viên nên phát huy thế mạnh này.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]