SKKN Giải pháp giúp học sinh sử dụng điện thoại thông minh có hiệu quả trong học tập qua công tác chủ nhiệm tại trường THPT

Giá:
100.000 đ
Môn: Chủ nhiệm
Lớp:
Bộ sách:
Lượt xem: 657
Lượt tải: 8
Số trang: 24
Tác giả: Bùi Thị Thu Hiền
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Nguyễn Cảnh Chân
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 24
Tác giả: Bùi Thị Thu Hiền
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Nguyễn Cảnh Chân
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Giải pháp giúp học sinh sử dụng điện thoại thông minh có hiệu quả trong học tập qua công tác chủ nhiệm tại trường THPT triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

– Phổ biến những quy định về việc sử dụng điện thoại trong trường học để phụ huynh, học sinh hiểu, nắm rõ để thực hiện đúng
– Tăng cường công tác tuyên truyền cho học sinh cách sử dụng hiệu quả điện thoại
– Khơi dậy niềm đam mê học tập cho học sinh
– Tăng cường các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa cho học sinh
– Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để hạn chế sử dụng điện thoại sai mục đích của học sinh
– Phối hợp với nhà trường và giáo viên bộ môn
– Tăng cường vai trò giám sát của Đoàn, Đội cờ đỏ, đội xung kích đối với nề nếp học sinh trong nhà trường
– Khen thưởng kịp thời và kỷ luật nghiêm khắc đối với học sinh vi phạm nội quy, quy định

 

Mô tả sản phẩm

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh đất nước ngày càng phát triển đòi hỏi mỗi bản thân con người cần phải chuẩn bị cho mình hành trang để tiến kịp thời đại. Trong đó sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ trong thời đại 4.0 đem đến cho con người rất nhiều điều bổ ích. Điện thoại thông minh (ĐTTM) chính là một trong những vật dụng không thể thiếu đối với bất cứ ai. Đặc biệt bắt đầu từ tháng 11/2020, học sinh THCS, THPT được phép sử dụng điện thoại di động trong giờ học để phục vụ mục đích học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Quy định này được ghi nhận trong điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo thông tư 32/2020, có hiệu lực từ ngày 1/11/2020 của Bộ GD&ĐT.
Hiện nay, hầu hết học sinh đều sở hữu một chiếc điện thoại thông minh, nhất là trong giai đoạn dịch Covid – 19 bùng phát, việc học nhiều giai đoạn, nhiều tỉnh thành trên cả nước chuyển từ học trực tiếp sang trực tuyến.
hư vậy, điện thoại thông minh trở thành công cụ để học tập. Học sinh (HS) có thể cập nhật các thông tin mới trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc tài liệu tham khảo mới nhất một cách nhanh chóng, thuận lợi trong từng tiết học. Thầy cô có thể cho học sinh sử dụng điện thoại với mục đích tìm kiếm thông tin tư liệu; bấm giờ khi hoạt động; học tập, cộng tác trên drive; học online, xem clip, điền form nhanh chóng; kiểm tra, đánh giá qua hệ thống công cụ, phần mềm hữu ích; kết nối thầy trò, lớp học xuyên biên giới qua ứng dụng Skype,… Rõ ràng, không phủ nhận những tiện ích mà điện thoại thông minh mang lại cho học sinh.
Tuy nhiên, việc học sinh lạm dụng điện thoại thông minh quá nhiều hay sử dụng điện thoại sai mục đích mang đến cho bố mẹ, thầy cô và cả xã hội nhiều điều phải trăn trở. Vì vậy, vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh là một vấn đề được cả xã hội quan tâm khi nó không những mang lại nhiều lợi ích mà còn có những hệ lụy không nhỏ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, học tập….
Vậy việc tìm ra giải pháp giúp học sinh sử dụng điện thoại thông minh có hiệu quả là một vấn đề đặt ra có tính cần thiết trong các nhà trường hiện nay.
Từ thực tiễn kinh nghiệm qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm cũng như tình hình thực tế hiện nay từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát phải linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học để thích ứng kịp thời đại và căn cứ kết quả đạt được qua công tác chủ nhiệm lớp, chúng tôi chọn đề tài sáng kiến: “Giải pháp giúp học sinh sử dụng điện thoại thông minh có hiệu quả qua công tác chủ nhiệm tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân”

PHẦN 2. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0, xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, điện thoại di động trở thành vật không thể thiếu đối với con người. Học sinh TrươngTHPT Nguyễn Cảnh Chân cũng  được gia đình trang bị cho những chiếc điện thoại thông minh đắt tiền. Điện thoại thông minh (ĐTTM) hay smartphone là khái niệm để chỉ điện thoại di động tích hợp một nền tảng hệ điều hành di động với nhiều tính năng hỗ trợ tiên tiến về điện toán và có khả năng kết nối với nhiều thiết bị điện tử hiện đại như TV thông minh, máy tính, robot,… Đó vừa là điều kiện thuận lợi giúp các em trong học tập cũng như trao đổi thông tin, liên lạc với người thân, mở rộng tầm hiểu biết ra thế giới bên ngoài. Đặc biệt bắt đầu từ tháng 11/2020, học sinh THCS, THPT được phép sử dụng điện thoại ( ĐT) trong giờ học để phục vụ mục đích học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Quy định này được ghi nhận trong điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo thông tư 32/2020, có hiệu lực từ ngày 1/11/2020 của Bộ GD&ĐT.
2. Cơ sở thực tiễn
Năm học 2018 – 2019, tôi được BGH trường THPT Nguyễn Cảnh Chân giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 10a7 với tổng số HS là 36. Sau khi được nhà trường giao nhiệm vụ, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu về đối tượng học sinh của lớp cũng như hoàn cảnh gia đình của từng em. Chúng tôi nhận thấy: có nhiều học sinh chưa ngoan, có ý thức học tập kém …Có nhiều nguyên nhân như: phần lớn HS đều là con em nông thôn.  Một số HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như mồ côi hoặc bố mẹ đi làm ăn xa, các em ở với ông bà hoặc tự ở một mình, thiếu sự kèm cặp, bảo ban của người lớn. Điện thoại đã trở thành một vật không thể thiếu, ngoài việc sử dụng điện thoại phục vụ cho học tập thỉ ở hầu hết các em còn lạm dụng điện thoại vào các trò chơi vô bổ đã ảnh hưởng khôn nhỏ tới kết quả học tập.
Bài toán đặt ra đối với chúng tôi lúc này là làm sao để HS lớp mình chủ nhiệm, biết sử dụng điện thoại thông minh hữu ích để trở thành những học sinh vừa ngoan, vừa học giỏi, vừa có kĩ năng sống tốt. GVCN cần làm gì để giúp các em vươn lên trong học tập và hoàn thiện nhân cách, phẩm chất. Đứng trước bài toán đó, chúng tôi đã thống nhất lựa chọn rất nhiều giải pháp và một trong những giải pháp chúng tôi đã sử dụng và đã đem lại hiệu quả thiết thực đó là: Giải pháp giúp học sinh sử dụng điện thoại thông minh có hiệu quả trong học tập qua công tác chủ nhiệm tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân.
3. Thực trạng việc sử dụng điện thoại thông minh của học sinh tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân và tại lớp chủ nhiệm.
Hiện nay tiện tượng học sinh lạm dụng điện thoại ngoài mục đích học tập khá phổ biến. Ngoài những giờ học phải sử dụng đến điện thoại theo yêu cầu của tiết học thì các em đã tranh thủ ở mọi lúc mọi nơi, tập trung thời gian cho việc lướt Face, chơi game….
Trước thực tế đó chúng tôi đã tiến hành khảo sát học sinh qua phiếu thăm dò để nắm được thực trạng mà các em đang gặp phải để kịp thời tìm giải pháp khắc phục, giúp các em có định hướng sử dụng đúng vào mục đích học tập. Kết quả thu được qua phiếu thăm dò ý kiến tập trung vào hai thực trạng chủ yếu sau:
3.1. Thực trạng học sinh “nghiện” Facebook và các trang mạng xã hội
Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đam mê sự tự sướng và thích phô ra cho mọi người cùng thấy thì Facebook chính là một công cụ rất đắc lực để làm việc này. Chỉ cần một cái click, một post bài đăng hình ảnh của bạn đã được chia sẻ lên mạng và sẽ có rất nhiều người biết tới. Rồi chờ đợi từng nút like, từng “comment” hay cái “share”. Chỉ như vậy thôi cũng khiến cho bản thân HS đã thấy rất vui rồi.

Học sinh sử dụng điện thoại trong giờ ra chơi
“Bệnh” nghiện Facebook và các trang mạng xã hội khác như: zalo,TikTok, Instagram… cũng vậy đang và đã để lại rất nhiều hậu quả không đáng có và không nên để xảy ra. Các mối quan hệ thân thiết bắt đầu trở nên giãn ra, không gian và thời gian dành cho gia đình và bạn bè cũng không còn nhiều. Thời gian dành cho học tập cũng bị gián đoạn nhiều và tâm trí của  HS cũng dần mất đi cảm xúc trở nên vô cảm bởi vì những thứ chỉ có trên mạng ảo đó.
Không những thế, hệ lụy từ việc sử dụng facebook nhiều đó là học sinh có hiện tượng viết, nói sai về chuẩn Tiếng Việt: như sử dụng kí hiệu viết tắt nhiều, thêm bớt, thay thế chữ cái, sử dụng tiếng lóng, sử dụng xen kẽ tiếng Việt và tiếng nước ngoài…
3.2. Thực trạng học sinh “nghiện” Game online
Nghiện game là một tình trạng sử dụng quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Cũng như tìm hiểu học sinh nghiện facebook, chúng tôi đã thử thâm nhập vào một số trò chơi game để biết vì sao các em nghiện như thế. Chúng tôi nhận thấy rằng ngoài những trò chơi game mang tính giải trí như: bắn trứng, pikachu, con rắn…thì có một số trò chơi như liên quân, frefi, MU…rất cuốn hút. Người bệnh phải chơi game một cách cưỡng bức và tách rời bản thân khỏi gia đình, bạn bè, những mối quan hệ xã hội khác, lơ là học tập, đặc biệt một trong những nguyên nhân gây ra bạo lực học đường là do tác động từ các trò chơi game bạo lực.

Học sinh chơi game trong giờ giải lao
Có thể khẳng định hậu quả của tình trạng nghiện game ở học sinh trong lớp là vô cùng nghiêm trọng: HS thường xuyên nghỉ học để ở nhà chơi game, ít tham gia vào hoạt động của nhà trường, không giao tiếp với mọi người xung quanh kể cả người thân trong gia đình. Kết quả học tập của những học sinh đó bị giảm sút, bị thi lại nhiều môn học. Đơn cử đầu năm học ở lớp có một số trường hợp học sinh đi học không chuyên cần, đa số trong đó là các học sinh nghiện game, như học sinh Nguyễn Thế Thông đây là một học sinh nghiện game từ năm học lớp cấp 2, em thường xuyên vắng học, ở nhà chơi game bằng ĐTTM và chơi ở quán game.
Sau khi tổng hợp phiếu khảo sát chúng tôi đã thu được những kết quả như sau:
– Số lượng học sinh dùng điện thoại thông minh là rất lớn (bao gồm cả sở hữu và mượn của người thân):100%
– Thời gian sử dụng điện thoại trong ngày phần lớn là để giải trí (80,5%), việc sử dụng điện thoại cho học tập là rất ít (19,5%).
– Đa số học sinh đều thừa nhận điện thoại thông minh đã tiêu tốn quá nhiều thời gian và ảnh hưởng đến nhiều vấn đề trong cuộc sống đặc biệt là kết quả học tập.
– Những HS có thời gian sử dụng điện thoại trong ngày nhiều hơn 3 giờ đa số có kết quả học tập thấp.
– Đa số chưa biết tận dụng những lợi thế của điện thoại để khai thác thác các trang mạng hữu ích phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu.
Lớp Tổng số học sinh được khảo sát Số HS có ĐT Số HS sử dụng ĐTTM Thời gian sử dụng ĐTTM từ 1 đến 3 giờ trong ngày Thời gian sử dụng ĐT TM trên 3 giờ trong ngày Mục đích sử dụng ĐT TM trong ngày
Học tập Mục đích khác
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
10a7 36 36 100 36 100 28 79 8 21 7 19.5 29 80,5

– Khảo sát thời gian sử dụng ĐTTM/1 ngày của học sinh
Nhận xét: Qua biểu đồ trên, ta thấy được tần suất sử dụng ĐTTM của học sinh khá lớn. Số học sinh sử dụng 3 giờ và nhiều hơn 3 giờ một ngày đến 76%. Đặc biệt sử dụng mục đích học tập rất ít .
Từ thực trạng đáng lo ngại về hiện tượng HS lớp chủ nhiệm sử dụng sai mục đích ĐTTM chúng tôi đã rất lo lắng. Từ những trăn trở đó chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi để tìm ra giải pháp giúp HS lớp chủ nhiệm sử dụng ĐTTM đúng mục đích. Sau một thời gian áp dụng giải pháp, chúng tôi đã thu được nhiều kết quả đáng mừng. Sau đây là nội dung giải pháp.
II. Nội dung giải pháp
1. Phổ biến những quy định về việc sử dụng điện thoại trong trường học để phụ huynh, học sinh hiểu, nắm rõ để thực hiện đúng.
Việc đầu tiên chúng tôi cần làm ngay sau khi nhận lớp chủ nhiệm lớp 10a7 năm học  2018-2019 là xây dựng nội quy sử dụng điện thoại trong trường học của học sinh lớp chủ nhiệm. Nội quy được xây dựng dựa trên ý kiến thảo luận và biểu quyết của cả lớp và GVCN. Trong đó qui định: HS được phép mang điện thoại đi học nhưng không được phép sử dụng trong giờ học. Học sinh nếu vi phạm sẽ bị xử lý như sau:
Vi phạm lần 1: Gặp riêng nhắc nhở, phê bình trước lớp;
Vi phạm lần 2: thông báo tới phụ huynh và yêu cầu HS viết bản kiểm điểm;
Vi phạm lần 3: tạm thu điện thoại đến cuối kỳ học và yêu cầu làm một việc tốt thay vì hạ hạnh kiểm.
Sau khi đã được thống nhất trong lớp học, tôi chia sẻ những quy định về việc sử dụng điện thoại trong trường học để phụ huynh, học sinh hiểu, nắm rõ và cùng nghiêm túc thực hiện.
Thay vì cấm tuyệt đối như trước đây, bắt đầu từ tháng 11/2020, học sinh THCS, THPT được phép sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ cho việc học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Quy định này được ghi nhận trong Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020, có hiệu lực từ ngày 1/11/2020 của Bộ GD & ĐT. Theo đó, điện thoại thông minh trở thành công cụ để học tập. HS có thể cập nhật các thông tin mới, thời sự hoặc tài liệu tham khảo mới nhất một cách nhanh chóng, thuận lợi trong từng tiết học nhưng phải được sự đồng ý của giáo viên(có thể hiện trong giáo án) và cũng trong thông tư số 32/2020/TT-BGĐT có ban hành quy chế: khi học sinh vi phạm không phê bình trước lớp, trước trường. Quy chế có hiệu lực từ ngày 1/11/2020. Ngay sau khi có thông tư của Bộ và được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, chúng tôi và học sinh của lớp đã cùng thảo luận và điều chỉnh, bổ sung nội quy sử dụng ĐTTM trong trường học cho phù hợp. Nếu học sinh vi phạm ĐTTM sai mục đích trong giờ học thì sẽ xử lý cụ thể như sau: Qui định cũ trong điều 1: Nếu vi phạm lần 1 nhắc nhở, phê bình trước lớp nay sửa lại: Gặp riêng nhắc nhở, giúp đỡ trực tiếp học sinh để không tiếp tục vi phạm.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền cho học sinh cách sử dụng hiệu quả điện thoại.
Ngay từ đầu năm học 2018.-2019, với sự hỗ trợ của Ban chuyên môn nhà trường, chúng tôi đã tổ chức tiết sinh hoạt lớp với chủ đề: “Smartphone và học sinh THPT”
Mục tiêu tiết sinh hoạt:
Giúp học sinh thấy được sự nguy hại từ việc lạm dụng Smartphone đến sức khỏe, việc học tập cũng như đạo đức của học sinh.
Nội dung tiết sinh hoạt:
–  HS xem phóng sự: “Smartphone hủy hoại một đứa trẻ như thế nào” trên kênh ANTV.
– Thảo luận và phân tích nguyên nhân, hậu quả học sinh nghiện ĐTTM từ đó định hướng học sinh tự đưa ra giải pháp “cai nghiện” hiện tượng trên.
– Tổ chức trò chơi: “Nhanh như chớp” với nhiều câu hỏi hay, bổ ích và thú vị xoay quanh các vấn đề học tập, cuộc sống, tạo hào hứng cho các em trong việc tự tìm hiểu, trau dồi kiến thức.
Là GVCN đồng thời dạy bộ môn Ngữ văn tại lớp, sau khi nắm bắt được tình hình trên của lớp tôi chủ nhiệm và giảng dạy. Chúng tôi luôn gần gũi trao đổi và định hướng cho các em để các em biết sử dụng điện thoại đúng mục đích và hiệu quả. Có dịp gần các em là chúng tôi trò chuyện cởi mở, giới thiệu, gợi ý những trang web bổ ích, mang tính học tập cho học sinh cũng như giải trí lành mạnh cho HS.Ví dụ như trang BigThink.com (Đọc các bài báo và xem các video hữu ích), Litlovers.com (Bồi dưỡng cảm xúc văn học), Thư viện đề thi, Học 24.com, Học mãi.vn vào các trang fecebook của các thầy cô dạy học nổi tiếng, các nhóm câu lạc bộ…

Học sinh sử dụng ĐTTM để khai thác, tìm kiếm thông tin trong học tập
Trong các giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ hay hoạt động ngoại khóa chúng tôi đã hướng dẫn HS cách sử dụng các trang mạng xã hội như thế nào cho hiệu quả, hướng dẫn HS tìm kiếm và chia sẻ các thông tin bổ ích.
Lập nhóm lớp trên trang Zalo, Mesenger để cô và trò trao đổi mọi thông tin, chia sẻ những bài báo của các nhà khoa học nghiên cứu về tác hại của sử dụng ĐTTM quá nhiều. Trong nhóm lớp các em sẽ cùng giúp nhau tiến bộ thông qua những lời tâm sự, khuyên nhủ của những em có nhận thức đúng đắn trong việc sử dụng ĐTTM.
Đặc biệt chúng tôi luôn cố gắng đổi mới và nâng cao hiệu quả của tiết sinh hoạt lớp. Thông qua các tiết sinh hoạt lớp để học sinh có nhận thức đúng đắn hơn về những mặt tích cực và tiêu cực của ĐTTM từ đó có hành động sử dụng phát huy tính tích cực. Tuyên truyền, động viên, giáo dục các em để các em thấy được:
+ Cần đặt nhiệm vụ học tập là quan trọng nhất, luôn tích cực học tập, tích lũy kiến thức các bộ môn, trau dồi những kĩ năng sống cần thiết cho sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của mình.
+ Sử dụng ĐTTM một cách hiệu quả nhất: tư thế khi sử dụng, ánh sáng phù hợp, không sử dụng với thời gian nhiều và cần sử dụng với mục đích tích cực.Ví dụ tham gia các cuộc thi trực tuyến như: An toàn giao thông, Tìm hiểu 90 năm truyền thống Đảng bộ huyện Thanh Chương, An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai…
+ Khi đăng tin bài trên facebook phải đảm bảo: không vi phạm pháp luật nhà nước, có nội dung lành mạnh, phù hợp thuần phong mỹ tục, phù hợp văn hóa học  đường. Chúng tôi luôn dạy các em HS “học ăn học nói học gói học mở” ngay từ việc nhỏ nhất là: ấn nút “like”, “share”, “comment” những điều hay lẽ phải… trên Facebook. Không phải trang Facebook nào các em HS cũng kết bạn, làm quen và chia sẻ… chúng tôi chỉ ra cho các em HS thấy được mặt trái của Facebook và đặc biệt là không kết bạn, theo dõi những trang Facebook vi phạm đạo đức, pháp luật. HS cần chơi Facebook một cách có văn hóa.
+ Có bản lĩnh, không bị bạn bè lôi kéo, dụ giỗ truy cập vào các trò chơi điện tử vô bổ, không tốn tiền của gia đình vào những trò game, trang mạng xã hội tiêu cực, không phù hợp với lứa tuổi.
+ Có lập trường khi tham gia các trang mạng xã hội, các diễn đàn và xây dựng cách giao tiếp, ứng xử có văn hóa…
3. Khơi dậy niềm đam mê học tập cho học sinh
Tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Thông qua những tấm gương người tốt, việc tốt trên báo điện tử mà các em có thể dùng ĐTTM để truy cập sẽ giúp học sinh hình thành tấm gương phản chiếu. Từ đó kích thích các em biết khao khát, nuôi dưỡng ước mơ nghề nghiệp trong tương lai. Đây là một hình thức tác động đã tạo động lực để các em cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện.
Khơi nguồn cảm hứng trong học tập không ai khác mà chính là thầy cô, đặc biệt thầy cô chủ nhiệm là người trực tiếp khơi dậy đam mê học tập cho HS. Bởi chỉ khi nào HS yêu thích, say mê học tập thì mới giúp các em tránh xa sử dụng ĐTTM hoặc sử dụng ĐT không đúng mục đích.
Khuyến khích các em tìm đọc những bài văn hay trong các trang mạng của thầy cô giáo chia sẻ để từ đó bồi dưỡng thêm cho mình tư liệu phong phú phục vụ cho việc học tập.
Ngoài việc thành lập Câu lạc bộ “Em yêu văn học” tại nhà trường dưới các hình thức hoạt động tập trung, trực tiếp thì trong bối cảnh diễn biến của đại dịch Covid -19 hết sực phức tạp như hiện nay, tôi cũng đã khuyến khích các em sử dụng ĐTTM vào việc sinh hoạt trực tuyến để Câu lạc bộ được hoạt động liên thông không bị gián đoạn.
Khuyến khích các em tham gia các cuộc thi trên mạng do các đoàn thể tổ chức đưới hình thức như thi trực tuyến để mở rộng tầm hiểu biết và thử sức, đấu trí trước sự phát triển của nền tri thức mới.

Học sinh dùng ĐTTM tham gia các cuộc thi trực tuyến

Như vậy với việc sử dụng ĐTTM đúng lúc, đúng chỗ sẽ có tác động tích cực, mang lại hiệu quả trong học tập cũng như trong việc tham gia các cuộc thi trực tuyến đạt hiệu quả.
4. Tăng cường các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa cho học sinh
Trong năm học, chúng tôi phối hợp cùng Đoàn trường tổ chức hoạt động các câu lạc bộ đội nhóm của hoc sinh sau mỗi giờ tan học vào buổi chiều, vào các ngày nghỉ như: Câu lạc bộ MC, câu lạc bộ nhảy, câu lạc bộ bóng chuyền, câu lạc bộ cắm hoa…Còn ban đêm học sinh tham gia nhóm lớp trên Messenger để trao đổi bài có sự hướng dẫn của giáo viên.

Giờ hoạt động của Câu lạc bộ Bóng chuyền
Phối hợp cùng các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, phụ huynh học sinh tổ chức các chuyến tham quan, dã ngoại, hoạt động trải nghiệm cho học sinh như tham quan khu di tích Truồng Bồn, Đền Bạch Mã, khu lưu niệm Nguyễn Du…

Học sinh tham gia Hoạt động trải nghiệm khu di tích lịch sử
Với các hoạt động thiết thực cụ thể trên đã giúp gắn kết học sinh trong lớp lại đồng thời tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em, giúp các em giảm bớt thời gian sử dụng ĐTTM sai mục đích.
5. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để hạn chế sử dụng điện thoại sai mục đích của học sinh.
Là GVCN lớp, tôi thường xuyên liên lạc với phụ huynh để gia đình kịp thời nắm bắt việc học tập và rèn luyện của con, để có những điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng HS.
GVCN tích cực trao đổi để phụ huynh thấy được việc “ép” con từ bỏ sử dụng ĐTTM để vào mạng xã hội hay chơi game là điều khó có thể làm được trong “một sớm một chiều”. Điều tốt nhất mà các bậc cha mẹ có thể làm đó là kiểm soát và hạn chế hết mức tối đa việc con “đốt” thời gian vào các trang mạng xã hội, game online. Cha mẹ có thể lập ra quy tắc “mỗi ngày cho con có 1 tiếng cho việc sử dụng mạng xã hội trong 1 khung giờ cố định”. Và không nên cho học sinh tự giữ điện thoại riêng bên mình cả ngày, với những trường hợp cần thiết phải liên lạc với con nhiều trong ngày thì phụ huynh nên chỉ cho học sinh dung điện thoại thường để liên lạc đúng chức năng nghe, gọi và nhắn tin thông thường. Và dần dần khi các em đã giảm bớt được thời gian sử dụng mạng xã hội thì phụ huynh có thể khuyến khích, động viên các con tham gia các lớp học ngoại khóa, cha mẹ cần tìm hiểu xem, con thực sự thích hoạt động nào, để giúp con dành hết tâm trí cho hoạt động đó đồng thời có thể tạo dựng và gắn kết mối liên hệ giữa con với bạn bè cùng lớp. Hiện nay tại địa phương có các lớp học như bóng chuyền, bóng rổ, võ thuật…. đây là các lớp học ngoại khóa vô cùng bổ ích và cần thiết cho lứa tuổi học sinh trong độ tuổi THPT.
Chỉ đơn giản việc khuyến khích con làm những gì con thích và theo đuổi đam mê của mình,  bằng cách này, cha mẹ sẽ khiến con thực sự quên đi việc hao tốn thời gian và năng lượng của bản thân vào các trang mạng xã hội vô bổ, những trò game đốt thời gian. Thay vào đó là tích lũy cho con những kĩ năng mới và phát triển khả năng sáng tạo của con từ các lớp học ngoại khóa.
6. Phối hợp với nhà trường và giáo viên bộ môn
GVCN phối hợp với Ban giám thị nhà trường thường xuyên kiểm tra trong các buổi học, cập nhật nề nếp học tập của học sinh, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời đối với những học sinh còn vi phạm nội quy, sử dụng ĐTTM trong giờ học mà chưa được phép của GVBM.
GVBM cần tích cực đổi mới phương pháp bài dạy, tăng cường các hoạt động học cho học sinh. Trong nhiều tiết dạy, nếu cần sự hỗ trợ của ĐTTM thì phải có sự hướng dẫn cho học sinh phương pháp sử dụng, đồng thời quan triệt các quy định về sử dụng ĐTTM trong giờ học nhằm phát huy hiệu quả mà vẫn hạn chế được những tiêu cực khi sử dụng ĐTTM.
7. Tăng cường vai trò giám sát của Đoàn, Đội cờ đỏ, đội xung kích đối với nề nếp học sinh trong nhà trường
Các đội cờ đỏ, đội an ninh xung kích dưới sự chỉ đạo của Đoàn trường tăng cường tuyên truyền, giám sát đoàn viên, thanh niên trong nhà trường thực hiện tốt nội quy nói chung, các quy định về sử dụng ĐTTM nói riêng.
GVCN lớp tích cực phối hợp các tổ chức Đoàn và thanh niên để cùng chia sẻ thông tin và phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc quản lý đoàn viên thanh niên là học sinh.
8. Khen thưởng kịp thời và kỷ luật nghiêm khắc đối với học sinh vi phạm nội quy, quy định
Hàng tuần, GVCN cập nhật tình hình nề nếp học tập của lớp. kịp thời khen thưởng, động viên, tuyên dương những học sinh có ý thức nề nếp học tập tốt, có nhiều đóng góp cho lớp. Bên cạnh đó nghiêm khắc phê bình, kỷ luật đối với những học sinh vi phạm nội quy.
Hàng tháng có sự tổng hợp công tác khen thưởng, kỷ luật để đánh giá và xếp loại một cách chính xác, khách quan.
Hàng kỳ và cuối năm học trên cơ sở mức độ tiến bộ của học sinh, GVCN tiến hành xếp loại hạnh kiểm. Đồng thời có các hình thức khen thưởng chuyên đề kịp thời cho những học sinh có tiến bộ rõ rệt, có nhiều đóng góp trong các phong trào của lớp.
III. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Sự thay đổi về nhận thức và hành vi của học sinh
Sau khi áp dụng giải pháp trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát lại và thu được kết quả đáng mừng, học sinh đã có những nhận thức thay đổi tích cực về việc sử dụng ĐTTM điều đó được thể hiện ở những vấn đề sau:
Đa số các em đã giảm thời gian truy cập vào mạng xã hội cũng như chơi game, nhiều em trong đó đã biết tìm hiểu các trang web hỗ trợ việc học ở trên lớp cũng như ở nhà. Các em đã biết cách truy cập các trang giải trí lành mạnh, bổ ích phục vụ cho mục đích học tập như:
Những tin nhắn trong nhóm lớp cho thấy sự thay đổi về mặt nhận thức của HS
Những tin nhắn qua nhóm Zalo của học sinh về việc thay đổi mục đích sử dụng ĐTTM
– Hình ảnh học sinh truy cập các trang mạng để phục vụ mục đích học tập và giải trí lành mạnh.
Hình ảnh học sinh dùng điện thoại để tìm hiểu các cuộc thi trên mạng.
Học sinh dùng ĐTTM tham gia các cuộc thi trực tuyến bổ ích
– Trong thời gian dịch bệnh bùng phát mạnh, nhà trường phải chuyển sang hình thức học trực tuyến. Những học sinh chưa có điệu kiện sử dụng máy tính để học thì các em đã dùng ĐTTM phục vụ cho mục đích học tập tham gia các môn học đạt 100% tỉ lệ chuyên cần. Hình ảnh học sinh học online và làm bài tập ở nhà được giáo viên chấm và trả bài thông qua ĐTTM trong đại dịch covid19.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Một số giải pháp giáo dục phẩm chất trách nhiệm đối với học sinh khối 6 ở trường THCS Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
6
Chủ nhiệm
4.5/5

4
Chủ nhiệm
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)