SKKN Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp bằng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực

Giá:
100.000 đ
Môn: Chủ nhiệm
Lớp:
Bộ sách:
Lượt xem: 832
Lượt tải: 9
Số trang: 66
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Anh Sơn I
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 66
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Anh Sơn I
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp bằng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực’” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

– Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm học sinh
– Giáo dục học sinh phạm lỗi bằng phương pháp mềm dẻo
– Tăng cường sự tham gia của học sinh trong xây dựng nội quy, tiêu chí thi đua của lớp
– Đưa ra các hình thức khen thưởng và xử phạt phù hợp
– Xây dựng tập thể lớp thân thiện, gắn bó

 

Mô tả sản phẩm

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã dạy “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” hay “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Điều đó cho thấy Người rất coi trọng công tác giáo dục toàn diện đặc biệt là giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước.
Thực hiện lời dạy của Bác, hiện nay các nhà trường đang rất quan tâm đến việc giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh đã mang lại những hiệu quả to lớn. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường và môi trường xã hội, với những tác động tiêu cực đang xâm nhập vào đạo đức lối sống của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ học sinh. Đối với học sinh THPT ở độ tuổi phát triển mạnh về cả thể chất và tinh thần, các em đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Các em thường thích thể hiện bản thân, thích khẳng định mình là người lớn, có tính hiếu động, nông nổi và cảm tính…trong khi đó kiến thức về hiểu biết xã hội, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, do đó các em chưa có trách nhiệm với hành vi của mình nên dễ sa ngã, dẫn đến những hành vi tiêu cực, thiếu tập trung trong học tập, vi phạm nội quy nhà trường, ý chí phấn đấu kém, bướng bỉnh, ham chơi…
Đứng trước hiện tượng học sinh phạm lỗi một số giáo viên đã dùng những hình thức xử phạt chưa tích cực như trừng phạt thân thể (đánh, véo, kéo tai, bắt học sinh quỳ, đuổi học sinh ra khỏi lớp…) hoặc trừng phạt về tinh thần (la mắng, nhiếc móc, quát tháo, phê bình gay gắt trước lớp…). Điều đó gây ra những hậu quả lâu dài về tâm lí, khiến các em dễ nổi nóng dẫn đến những hành vi bạo lực đối với người khác, tạo ra một số hành vi không tốt, các em có khả năng bị trầm cảm, tự ti, thiếu hòa đồng với tập thể, giảm ý thức kỷ luật, giảm động lực trong học tập, không thích đến lớp, để lại những “ vết sẹo’’ trong tâm hồn khiến các em luôn có thái độ chống đối.
Một trong những giải pháp hiệu quả mang tính nhân văn cao hiện nay đang được áp dụng rộng rãi mang lại hiệu quả thiết thực đó là biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.
Là một giáo viên làm công tác giảng dạy và chủ nhiệm gần 20 năm, bản thân tôi luôn đề cao vai trò của biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực và áp dụng vào thực tế công tác nhất là trong công tác chủ nhiệm lớp. Từ nhiều năm nay, tôi được phân công chủ nhiệm lớp có đa số học sinh nữ. Qua tìm hiểu tôi nhận thấy các tập thể có học sinh nữ đông là những tập thể lớp khá phức tạp, giữa các em có sự khác biệt rất lớn về tính cách, về hoàn cảnh gia đình, về năng lực…Một tập thể có số học sinh nữ là chủ yếu nên các em rất hay hờn dận, hay để ý, so bì, tị nạnh, ganh đua

nhau từ những điều rất nhỏ. Có những em rất nhạy cảm, dễ xúc động, dễ bị tổn thương. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải thật khéo léo, tinh tế để giáo dục các em.
Từ thực trạng đó, tôi đã vận dụng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong công tác của mình và thu được một số kết quả nhất định. Do vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp bằng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực’’ với hi vọng phần nào giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt hơn công tác giáo dục học sinh.
II-MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích
Giúp giáo viên chủ nhiệm lớp ở bậc phổ thông thấy rõ hơn vai trò, ý nghĩa của công tác chủ nhiệm lớp, trong đó việc sử dụng biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh là yếu tố rất quan trọng.
Qua sáng kiến kinh nghiệm này, tôi muốn nói lên những kinh nghiệm của bản thân khi sử dụng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm để các đồng nghiệp có thể áp dụng vào thực tiễn công tác giáo dục học sinh.
Giúp cho học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hạnh phúc mỗi khi đến trường, từ đó học sinh tích cực học tập và rèn luyện.
Giúp cho mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, tiến tới xây dựng lớp học hạnh phúc thành công, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Đưa ra cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
– Đưa ra các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp.
– Rút ra kết luận và bài học kinh nghiệm sau khi áp dụng đề tài.
III. ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
– Đề tài thực hiện cụ thể trên công tác chủ nhiệm của bản thân tôi trong nhiều năm liên tục ở cương vị một giáo viên giảng dạy và chủ nhiệm.
– Việc vận dụng và khảo sát kết quả cụ thể được thực hiện ở các lớp mà tôi đã chủ nhiệm, các lớp của các thầy cô giáo đồng nghiệp tại trường THPT Anh Sơn I từ năm học 2018 đến năm học 2022.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
– Phương pháp thu thập, xử lí thông tin: Từ các nguồn tài liệu, sách báo, ti vi, truy cập mạng Internet…

– Phương pháp thực nghiệm: trực tiếp vận dụng phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực vào việc giáo dục, cảm hóa học sinh.
– Phương pháp khảo sát: khảo sát việc vận dụng các phương pháp giáo dục học sinh ở một số đồng nghiệp cùng trường.
– Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh, đối chiếu kết quả sự tiến bộ của học sinh ở những tập thể lớp giáo viên chủ nhiệm lớp đã sử dụng phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh và ở những lớp chưa áp dụng phương pháp này.
– Phương pháp điều tra, thống kê: thực hiện điều tra thái độ, cảm nhận và đánh giá của học sinh và của giáo viên về việc giáo viên chủ nhiệm vận dụng các phương pháp giáo dục đối với học sinh ở trường phổ thông. Ngoài ra, tôi còn sử dụng một số thao tác khác: nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp…
V. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI.
Đề tài là sự tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm và chắt lọc về các biện pháp giáo dục học sinh bằng hình thức kỷ luật tích cực từ hoạt động thực tiễn nhằm đúc kết thành một số kinh nghiệm trong giáo dục học sinh mang lại hiệu quả thiết thực nhất. Các giải pháp được đề cập cụ thể, rõ ràng, dễ áp dụng vào thực tế.
Giúp giáo viên thay đổi hình thức xử lý những phạm lỗi của học sinh theo hướng tích cực và kích thích giáo viên luôn tìm tòi, sáng tạo trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm để đạt kết quả cao trong công tác giáo dục học sinh.
Sáng kiến kinh nghiệm thể hiện được tinh thần đổi mới theo Thông tư 32/2020/TT – BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành ngày 15/9/2020 có hiệu lực từ ngày 1/11/2020. ( Điều 38: Khen thưởng và kỷ luật).
Áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong quá trình giáo dục học sinh mang lại nhiều lợi ích cho HS, GV, nhà trường, gia đình và xã hội. Phát triển các năng lực, phẩm chất của người học như:
Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác: Thể hiện rõ trong khi học sinh làm việc theo nhóm, phân công nhiệm vụ phù hợp với từng cá nhân trong nhóm, sự phối hợp giúp đỡ nhau trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Khi học sinh chia sẻ, trò chuyện với GV…
Phát triển năng lực tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề và sáng taọ: Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ mà giáo viên hướng dẫn đã giúp học sinh xác định được vấn đề, tự nghiên cứu các tài liệu tham khảo như mạng internet, thực tiễn cuộc sống…để giải quyết vấn đề. Tự tìm cách thể hiện vấn đề tốt nhất cho nhóm và tự học thông qua việc tìm kiếm thông tin, làm việc nhóm, chủ động trình bày ý kiến, quan điểm của mình và lắng nghe ý kiến, chủ động học hỏi.

Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực tin học: HS biết sử dụng ngôn ngữ để soạn thảo và trình bày kết quả hoạt động nhóm một cách hợp lí và logic, diễn đạt để nói lên tâm tư, nguyện vọng của bản thân. HS tra cứu các trang mạng để tìm hiểu thông tin…
Hình thành và phát triển các phẩm chất cho học sinh như nhân ái (các em biết đồng cảm, chia sẻ với bạn, biết yêu thương gia đinh, thầy cô, bạn bè), trung thực (nêu lên ý kiến, quan điểm của bản thân về các vấn đề xung quanh, về quan điểm của bạn bè, tâm sự, chia sẻ những suy nghĩ, vướng mắc của bản thân với thầy cô), trách nhiệm (có trách nhiệm góp ý cho bạn và hoàn thiện bản thân, thấy rõ vai trò của bản thân đối với các vấn đề đang diễn ra), chăm chỉ (các em tự tìm hiểu, tìm kiếm thông tin về các vấn đề cần giải quyết, lắng nghe ý kiến của thầy cô, bạn bè…).

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
1. Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng bổ nhiệm, phân công chịu trách nhiệm về một lớp. Điều lệ trường Trung học ghi rõ: “Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng chỉ định, chọn trong số giáo viên giảng dạy ở lớp đó”. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện lớp học từ giáo dục văn hóa cho đến giáo dục đạo đức nhân cách. Chính vì thế có thể nói giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là linh hồn của lớp học, là người góp phần không nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước. Nói như PGS.TS Đặng Quốc Bảo – Học viện quản lý giáo dục thì giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là “nhà quản lý không có dấu đỏ”. Ngày nay, với sự nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc về giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm như một nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học; Người điều khiển lớp học; Người làm công tác phát triển lớp học; Người làm công tác tổ chức lớp học; Người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học; Người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của HS; Người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp… Một người giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh.
Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường – gia đình và xã hội. Nếu thực hiện thành công công tác chủ nhiệm sẽ góp phần giáo dục học sinh sau này trở thành thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và tài năng.
2. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm
Chính vì có vị trí quan trọng và vai trò to lớn trong công tác giáo dục mà nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm cũng khá nặng nề và vất vả. Xin được nêu một số nhiệm vụ cơ bản của giáo viên chủ nhiệm lớp:
Thứ nhất, giáo viên chủ nhiệm phải là người lãnh đạo, điều khiển lớp học, bao quát toàn bộ các phương diện của lớp học, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá sự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của học sinh.
Thứ hai, giáo viên chủ nhiệm phải là cầu nối giữa BGH nhà trường, các tổ chức trong trường, các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Nói cách khác, giáo viên chủ nhiệm phải là người đại diện cho cả hai phía là đại diện

cho các lực lượng trong nhà trường và đại diện cho tập thể học sinh lớp chủ nhiệm về mọi mặt một cách hợp lí.
Thứ ba, giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ giáo dục học sinh thông qua tập thể giúp các em hiểu và giải quyết mối liên hệ giưa cá nhân với tập thể qua việc phân công, phân nhiệm một cách kịp thời cân đối, giúp học sinh tự giải quyết những vấn đề gắn liền với hoạt động xã hội, hoạt động tập thể như cắm trại, tham quan, sinh hoạt đoàn, chủ điểm hàng tháng qua các tiết hoạt động ngoài giờ giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức các hoạt động tập thể như: Tham quan, thăm hỏi, giúp đỡ công việc gia đình của những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn…giáo viên chủ niệm phải biết cách tổ chức, lôi cuốn học sinh vào hoạt động tập thể để giáo dục dễ dàng, có hiệu quả hơn.
Thứ tư, phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường
Thứ năm, giáo viên chủ nhiệm nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh.
Thứ sáu, báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
Với vị trí vai trò và nhiệm vụ như vậy, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm cần có phẩm chất và năng lực, không ngừng học tập tích lũy kinh nghiệm để làm công tác chủ nhiệm có hiệu quả.
3. Khái niệm giáo dục kỷ luật tích cực.
Giáo dục kỷ luật tích cực là cách giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của HS; không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của HS; có sự thỏa thuận giữa GV- HS và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS.
Cụ thể là:
– Những giải pháp/biện pháp giáo dục phải mang tính dài hạn giúp phát huy tính kỷ luật, tự giác của học sinh.
– Thể hiện rõ ràng những mong đợi, quy tắc và giới hạn học sinh phải tuân
thủ.
– Gây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa giáo viên và học sinh.
– Dạy cho HS những kỹ năng sống mà các em sẽ cần trong suốt cả cuộc đời.
– Phát huy tính tự giác tuân theo các quy định và quy tắc đạo đức ở thời điểm trước mắt cũng như về lâu dài.
– Làm tăng sự tự tin và khả năng/kỹ năng xử lý các tình huống khó khăn trong học tập và cuộc sống của các em.
– Dạy cho HS cách cư xử lịch sự, nhã nhặn, không bạo lực, có sự tôn trọng bản thân, biết cảm thông và tôn trọng quyền của người khác.
– Động viên, khích lệ thực hiện hành vi, xây dựng sự tự tin, lòng tự trọng và tính trách nhiệm, giúp HS phát triển toàn diện nhân cách, không làm cho các em bị tổn thương.
Giáo dục kỷ luật tích cực là việc dạy và rèn luyện cho HS tính tự giác tuân theo các quy định và quy tắc đạo đức ở thời điểm trước mắt và lâu dài.
Mục tiêu của giáo dục kỷ luật tích cực là dạy HS tự hiểu hành vi của mình, có trách nhiệm đối với sự lựa chọn của mình, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác. Nói cách khác giúp HS phát triển tư duy và có các hành vi tích cực có thể ảnh hưởng lâu dài đến cả cuộc đời sau này.
Giáo dục kỷ luật tích cực không phải là
– Sự buông thả, để cho HS muốn làm gì thì làm.
– Không có các quy tắc, giới hạn hay sự mong đợi.
4. Sự cần thiết phải sử dụng các biệp pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong trường phổ thông.
4.1. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh THPT.
Để giáo dục học sinh có hiệu quả, giáo viên cần biết rõ về đối tượng của mình, từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp với từng lứa tuổi và cá nhân học sinh. Học sinh THPT đang ở độ tuổi trưởng thành, ở giai đoạn đầu của tuổi thanh niên. Ở độ tuổi này các em có sự phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần, là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Giọng nói thay đổi, cơ thể lớn nhanh hơn, các bộ phận trên cơ thể phát triển hoàn thiện hơn. Các em có nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lí của mình theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, có khuynh hướng phân tích và đánh giá bản thân mình một cách độc lập mang tính chủ quan. Ý thức làm người lớn khiến các em thích khẳng định mình, muốn thể hiện cá tính của mình một cách độc đáo, muốn người khác quan tâm, chú ý đến mình. Muốn được người lớn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của mình. Các biểu hiện này khiến các em trở nên ngang bướng, thích làm theo ý mình, không muốn người khác can thiệp vào các vấn đề mang tính riêng tư. Khi phải tuân thủ theo một trật tự, nguyên tắc, quy định, nhiều học sinh hiếu động hay quậy phá, quấy rối và trở thành những học sinh “cá biệt”. Khi bị xử phạt, các em thường dễ xúc động, dễ bị tổn thương dẫn đến các hành vi thiếu sự kiểm soát, thường có các biểu hiện liều lĩnh, chán sống…
Có thể nói, tuổi học sinh THPT là thời kì đặc biệt quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Các em đang đứng “trước ngưỡng cửa cuộc đời”. Giai đoạn

này có tính chất quyết định hướng đi của mỗi người “ thành công” hay “thất bại”. GVCN cần quan tâm, tìm các biện pháp giáo dục phù hợp, lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các em, từng bước kiên trì uốn nắn để các em phát triển đúng hướng, góp phần hoàn thiện nhân cách cho các em. Điều này sẽ giúp học sinh, gia đình, nhà trường, cộng đồng tránh được những hậu quả đáng tiếc xảy ra, giúp học sinh trở thành những công dân tốt, khỏe mạnh toàn diện cả về thể chất và tinh thần, xã hội sẽ ít có bạo lực.
4.2. Hiện tượng sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần học sinh – nguyên nhân và hậu quả.
Ngành giáo dục đã có văn bản chỉ đạo: thầy cô không được xúc phạm nhân cách học sinh dưới bất kì hình thức nào nhưng trong thực tế nhiều thầy cô vẫn áp dụng các biện pháp xử phạt gây tổn thương về thể chất và tinh thần của học sinh, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến uy tín nhà giáo.
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do một số giáo viên còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến.(Quan niệm xưa cho rằng, muốn dạy trẻ thì ngay từ nhỏ trẻ phải được giáo dục bằng đòn roi thì mới nên người, thầy cô có quyền đánh mắng, xử phạt…học sinh phải chịu đựng, phải chấp hành, không được cãi lại). Do quan niệm sai lầm về giáo dục học sinh thông qua sử dụng các hình thức kỷ luật, thiếu hiểu biết về tâm sinh lí học sinh, thiếu quan tâm, tình yêu thương đối với học sinh. Thiếu hiểu biết về các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cưc đề giáo dục học sinh.
Hậu quả của trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần học sinh: Biện pháp trừng phạt thân thể không mang lại hiệu quả do không giải quyết được tận gốc vấn đề học sinh đang gặp phải. Khi học sinh phạm lỗi, giáo viên sử dụng biệp pháp trừng phạt thân thể để giáo dục thì không những không giải quyết được vấn đề mà đôi khi còn dẫn đến hậu quả khôn lường vì những vấn đề cốt lõi, nguyên nhân chủ yếu chưa được giải quyết một cách tích cực. Các biện pháp trừng phạt này ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển trí tuệ, nhân cách của học sinh. Ảnh hưởng đến kết quả học tập, đến việc thu hút học sinh đến trường, ảnh hưởng đến mối quan hệ thầy trò, đến cảm xúc, công việc của giáo viên, đến gia đình, cộng đồng và xã hội. Trừng phạt thân thể học sinh vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên, vi phạm luật pháp quốc gia và quốc tế.
4.3. Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực:
Áp dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp mang lại nhiều lợi ích cho học sing, giáo viên, nhà trường, gia đình và xã hội.
4.3.1. Đối với học sinh:
Có nhiều cơ hội chia sẻ và bày tỏ, được mọi người quan tâm, tôn trọng và lắng nghe ý kiến, không mất niềm tin.
Tích cực, chủ động hơn trong học tập.

Tự tin trước mọi người, phát huy được thế mạnh của bản thân. Nhận ra lỗi của mình, cảm thấy hòa nhập với tập thể.
Được sự quan tâm của giáo viên, tiếp thu bài tốt hơn.
Vui vẻ đến lớp, thích học hơn, gần gũi với bạn bè, thầy cô hơn.
4.3.2. Đối với giáo viên:
Giảm được áp lực quản lí lớp học do học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỷ luật. Từ đó giáo viên tạo được sự tin tưởng nơi học sinh, được học sinh tôn trọng và quý mến.
Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò. Xây dựng được sự đoàn kết, thống nhất cao trong học tập.
Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Được sự đồng tình, ủng hộ từ phía gia đình học sinh và xã hội.
4.3.3. Đối với gia đình, nhà trường và cộng đồng:
Có những công dân tốt, có thể phục vụ và cống hiến cho gia đình, xã hội trong tương lai.
Giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, nạn bạo hành, bạo lực.
Các khoản chi phí để chăm sóc, điều trị và trợ giúp gia đình sẽ được giành để phục vụ, nâng cao đời sống cộng đồng, xã hội.
Gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.Thực trạng công tác giáo dục học sinh phạm lỗi hiện nay của giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT.
Để thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát các giáo viên làm công tác chủ nhiệm tại trường THPT Anh Sơn I huyện Anh Sơn về công tác giáo dục học sinh phạm lỗi.
* Mẫu phiếu
MẪU PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN VỀ CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH PHẠM LỖI.
Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm, đồng thời ghi nhận những ý kiến phản hồi từ phía giáo viên tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các giáo viên chủ nhiệm trong trường đối với các hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm hiện nay.
Ý kiến của các thầy, cô giáo sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đề ra những giải pháp tích cực nhằm giáo dục học sinh nói chung và đặc biệt là giáo dục học sinh phạm lỗi nói riêng của giáo viên chủ nhiệm trong thời gian tới.

1. Thông tin giáo viên:
– Họ tên giáo viên (không nhất thiết phải ghi)………………………….
– Năm học: 20 …… – 20…….
2. Nội dung khảo sát:
– Thầy (cô) có thái độ như thế nào  đối với học sinh phạm lỗi.
A. • Rất quan tâm
B. • It quan tâm
C. • Không quan tâm
– Khi học sinh phạm lỗi, thầy (cô) giáo dục học sinh vì:
A. • trách nhiệm
B. • lương tâm
C. • sự tiến bộ của HS
– Theo thầy (cô) khi học sinh phạm lỗi nên xử lí như thế nào?
A. • Thật nghiêm khắc
B. • Vừa nghiêm khắc vừa mềm dẻo
C. • Tùy vào từng đối tượng
– Thầy (cô) thường áp dụng biện pháp nào khi xử phạt HS phạm lỗi?
A. • Khiển trách, phê bình trước lớp
B. • Phạt lao động
C. • Trò chuyện, nhắc nhở, động viên.
– Hiệu quả của việc giáo dục học sinh phạm lỗi.
A. • Tiến bộ rõ rệt
B. • Tiến bộ chậm
C. • Không tiến bộ
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô.
* Sau khi điều tra kết quả nhận được như sau: Điều tra ngẫu nhiên 20 giáo viên chủ nhiệm.
Nội dung Kết quả
Thầy (cô) có thái độ như thế nào đối với học sinh phạm lỗi. Rất quan tâm Ít quan tâm Không quan tâm
Số lượng 7/20 Tỉ lệ 35% Số lượng 8/20 Tỉ lệ 40% Số lượng 5/20 Tỉ lệ 25%

Khi học sinh phạm lỗi, thầy
(cô) giáo dục học sinh vì:
GD vì trách nhiệm
GD vì lương tâm GD vì sự tiến bộ của HS
Số lượng 9/20 Tỉ lệ 45% Số lượng 7/20 Tỉ lệ 35% Số lượng 4/20 Tỉ lệ 20%

Theo thầy (cô) khi học sinh phạm lỗi nên xử lí như thế nào?
Thật nghiêm khắc Vừa nghiêm khắc vừa mềm dẻo Tùy vào từng đối tượng

Số lượng 12/20
Tỉ lệ 60%
Số lượng 5/20
Tỉ lệ 25%
Số lượng 3/20
Tỉ lệ 15%
Thầy (cô) thường áp dụng biện pháp nào khi xử phạt HS phạm lỗi?Khiển trách, phê bình trước lớp
Phạt lao động Trò chuyện, nhắc nhở, động viên

Số lượng 13/20
Tỉ lệ 65%
Số lượng 4/20
Tỉ lệ 20%
Số lượng 3/20
Tỉ lệ 15%
Hiệu quả của việc giáo dục học sinh phạm lỗi. Tiến bộ rõ rệt Tiến bộ chậm Không tiến bộ

Số lượng 5/20
Tỉ lệ 25%
Số lượng 7/20
Tỉ lệ 35%
Số lượng 8/20
Tỉ lệ 40%
2. Quan điểm, thái độ của học sinh về cách xử phạt học sinh phạm lỗi của giáo viên chủ nhiệm.
Với tiêu chí khách quan trong nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành điều tra 60 học sinh được chọn ngẫu nhiên ở trường THPT Anh Sơn I
*Mẫu phiếu
MẪU PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA HỌC SINH VỀ CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH PHẠM LỖI.
Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm, đồng thời ghi nhận những ý kiến phản hồi từ phía học sinh tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của tất cả các bạn học sinh trong trường đối với các hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm hiện nay.

Ý kiến của các bạn sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đề ra những giải pháp tích cực nhằm giáo dục học sinh nói chung và đặc biệt là giáo dục học sinh phạm lỗi nói riêng của giáo viên chủ nhiệm trong thời gian tới.
1. Thông tin học sinh:
– Họ tên học sinh (không nhất thiết phải ghi)………………………….
– Đang học lớp…………; Năm học: 20 …… – 20…….
2. Nội dung khảo sát:
– Khi HS phạm lỗi GVCN thường:
A. • Rất quan tâm
B. • It quan tâm
C. • Không quan tâm
– GVCN thường sử dụng biện pháp nào để giáo dục khi học sinh phạm lỗi?
A. • Khiển trách, phê bình trước lớp
B. • Phạt lao động
C. • Trò chuyên, nhắc nhở, động viên
– Em có đồng tình với biện pháp xử phạt học sinh phạm lỗi hiện nay của GVCN không?
A. • Rất đồng tình
B. • Đồng tình
C. • Không đồng tình
– Các em mong muốn GVCN sử dụng biện pháp nào để giáo dục khi mình phạm lỗi?
A. • Khiển trách, phê bình trước lớp
B. • Phạt lao động
C. • Trò chuyên, nhắc nhở, động viên
– Hiệu quả về sự tiến bộ của các em?
A. • Tiến bộ rõ rệt
B. • Tiến bộ chậm
C. • Không tiến bộ
Xin chân thành cản ơn các em

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Một số giải pháp giáo dục phẩm chất trách nhiệm đối với học sinh khối 6 ở trường THCS Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
6
Chủ nhiệm
4.5/5

4
Chủ nhiệm
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)