SKKN Biện pháp nâng cao sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường THCS
- Mã tài liệu: MT0346 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 648 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Vinh |
Năm viết: | 2023-2024 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Vinh |
Năm viết: | 2023-2024 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp nâng cao sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường THCS“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Biện pháp 1: Thiết lập kênh thông tin giữa GVCN và gia đình học sinh
3.2. Biện pháp 2: Tạo điều kiện để ban đại diện hội cha mẹ học sinh hoạt động hiệu quả
3.3. Biện pháp 3: Phối hợp với các lực lượng xã hội để giáo dục trải nghiệm cho học sinh
Mô tả sản phẩm
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
GVCN là thành viên của tập thể sư phạm, là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lí và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp. GVCN là nhân vật trung tâm để hình thành, phát triển nhân cách học sinh; là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Không chỉ đưa ra những định hướng, mục tiêu giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm, GVCN là người trực tiếp tổ chức phối hợp với các lực lượng xã hội có liên quan nhằm thực hiện mục tiêu hiệu quả. Vì lẽ trên, phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường là trách nhiệm, đồng thời là biện pháp quan trọng trong công tác chủ nhiệm.
Việc phối hợp các lực lượng giáo dục gồm gia đình, nhà trường, xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động giáo dục. Mỗi lực lượng có cách thức và ưu thế riêng mang đến sự phát triển tâm lí, nhân cách cho học sinh nên cần phối hợp chặt chẽ cả ba lực lượng này. Sự phối hợp này càng chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả thì việc tư vấn, hỗ trợ cho học sinh càng đạt kết quả cao. Do đó, trong các văn bản quy phạm pháp luật, yêu cầu cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục và dạy học học sinh luôn được nhấn mạnh. Cụ thể là:
Tại khoản 2, Điều 3 Luật Giáo dục số 43/2019/QH14, ngày 14 tháng 6 năm 2019 đã khẳng định: “Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lí học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Khoản 3 điều 16 quy định: Tổ chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Biện pháp nâng cao sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường THCS ”
2. Mục đích nghiên cứu
– Nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trung học cơ sở.
3. Phạm vi nghiên cứu
– Nghiên cứu sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm trong trường cùng với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường gắn liền với các em học sinh.
4. Đối tượng nghiên cứu
– Giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Theo Điều lệ trường trung học cơ sở, GVCN lớp là nhà giáo được giao trách nhiệm tổ chức, quản lý, giáo dục một lớp HS ngoài những giờ lên lớp của giáo viên bộ môn trong trường. GVCN có vị trí, vai trò như sau:
– GVCN lớp là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường quản lí, giáo dục toàn diện HS một lớp;
– GVCN là người tổ chức, lãnh đạo; kiểm tra mọi hoạt động và các mối quan hệ của HS thuộc lớp mình phụ trách;
– GVCN lớp là cầu nối giữa tập thể HS với các tổ chức xã hội trong và ngoài trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục.
Như chúng ta biết, các lực lượng giáo dục là tất cả các tổ chức, cá nhân có vai trò, trách nhiệm tham gia vào hoạt động giáo dục, trong xã hội ta hiện nay có các lực lượng giáo dục trong nhà trường và các lực lượng trong nhà trường. Các lực lượng giáo dục trong nhà trường thường được nhắc đến là Đoàn thanh niên, Công đoàn, Tổ chuyên môn… Các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường là gia đình, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, các cơ quan, doanh nghiệp… Các tổ chức chính trị xã hội ngoài nhà trường là Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Công an, UBND phường/xã… ; các lực lượng khác có thể kể đến các doanh nghiệp, xí nghiệp…
Mỗi một lực lượng đều đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh, trong đó gia đình chính là yếu tố cần được nhắc đến đầu tiên. Về trách nhiệm của gia đình, cha mẹ học sinh, Điều 91 Luật giáo dục quy định như sau:
- Tiếp nhận thông tin về kết quả học tập, rèn luyện của con hoặc người được giám hộ.
- Tham gia hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường.
- Phối hợp với nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con hoặc người được giám hộ theo quy định.
Bên cạnh trách nhiệm của mỗi gia đình, trong mỗi trường, lớp còn có Ban đại diện CMHS. Ban đại diện CMHS có tầm quan trọng đặc biệt, là một trong các giải pháp phát huy vai trò của gia đình trong sự nghiệp giáo dục. Về trách nhiệm của Ban đại diện CMHS, Điều 92 Luật giáo dục quy định “Ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non được tổ chức trong mỗi năm học ở giáo dục phổ thông và giáo dục mầm non, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh, trẻ mầm non từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh, trẻ mầm non và hoạt động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.”
Ngoài ra, với những tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường khác có khả năng, có quyền, có trách nhiệm hỗ trợ, hợp tác để nâng cao chất lượng giáo dục.Cũng theo quy định của Luật Giáo dục, Điều 93 có viết “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
- a) Hỗ trợ, hợp tác với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, hoạt động trải nghiệm, thực tập, nghiên cứu khoa học;
- b) Tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngăn chặn hoạt động có ảnh hưởng xấu đến người học;
- c) Tạo điều kiện để công dân trong độ tuổi quy định thực hiện nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh;
- d) Hỗ trợ các nguồn lực cho phát triển sự nghiệp giáo dục theo khả năng của mình.
2. Cơ sở thực tiễn
Là những người làm công tác giáo dục, tất cả các giáo viên, trong đó có GVCN đều được đào tạo cơ bản về lí luận, trong đó có triết học và tâm lí học. Tất cả đều khẳng định rằng, gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, quá trình giáo dục của một con người trải qua ba yếu tố: giáo dục của gia đình, giáo dục của nhà trường, giáo dục của xã hội… Thực tế cũng cho thấy, tất cả GVCN đều mong muốn nhận được sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả từ gia đình học sinh, các tổ chức đoàn thể ngoài nhà trường, sự quan tâm của chính quyền địa phương trên địa bàn, các doanh nghiệp….
Để khẳng định điều này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trong 42 GVCN ở trường THCS, và kết quả như sau:
Biểu đồ giáo viên đánh giá về tầm quan trọng của công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường
Biểu đồ giáo viên mong muốn nhận được sự phối hợp từ các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong quá trình giáo dục
Qua khảo sát cho thấy, 67% các giáo viên đều nhận thức được rằng, gia đình là việc phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường là rất quan trọng đặc biệt là phối hợp với gia đình học sinh. Chỉ có 4% giáo viên cho rằng công việc chính của họ là dạy học, họ không có trách nhiệm phải xây dựng mối quan hệ với cha mẹ học sinh vì điều đó làm mất nhiều thời gian và công sức. Như vậy, sự phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường có ý nghĩa quan trọng, vừa là một trách nhiệm của nhà trường (giáo viên), đồng thời vừa là một trong những con đường, cách thức hiệu quả, bền vững để giáo dục học sinh.
3. Giải pháp thực hiện
3.1. Biện pháp 1: Thiết lập kênh thông tin giữa GVCN và gia đình học sinh
Nội dung:
Kênh thông tin ở đây được hiểu là cách thức mà giáo viên và CMHS sử dụng những phương tiện, điều kiện phù hợp để kết nối, tương tác, trao đổi các thông tin liên quan đến học sinh và nhà trường trong hoạt động dạy học, giáo dục. Thông tin liên lạc giữa GVCN với gia đình học sinh là một việc làm thiết yếu vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công của công tác giáo dục.
Minh chứng:
Để việc thiết lập kênh thông tin giữa GVCN và gia đình học sinh đạt hiệu quả cao nhất, chúng tôi tiến hành ba biện pháp:
(1) Đa dạng hóa hình thức và nội dung các phiên họp phụ huynh
(2) Giảm áp lực tâm lí cho phụ huynh khi gặp mặt trực tiếp
(3) Linh hoạt sử dụng kênh thông tin gián tiếp
Sau đây là cách thức triển khai cụ thể từng phương pháp:
– Phương pháp thứ nhất: đa dạng hóa hình thức và nội dung phiên họp phụ huynh
- Về hình thức họp phụ huynh
+ Mời họp: thay vì gửi giấy mời qua học sinh, GVCN sẽ gửi thông báo mời họp qua tin nhắn Vnedu.vn hoặc qua các nhóm mạng xã hội của tập thể lớp như: Zalo, facebook…
+ Tổ chức họp: Bình thường, phiên họp được tổ chức trực tiếp tại phòng học của lớp. Một số phiên họp tổ chức online qua ứng dụng Zoom, Google Meeting hoặc ứng dụng khác. Việc tổ chức trực tuyến không khó khăn vì phụ huynh (của chúng tôi) đều có máy tính hoặc điện thoại thông minh kết nối Internet, các HS cũng từng trải qua các giờ học online mùa dịch nên việc kết nối để họp phụ huynh khá thuận lợi.
+ Họp trù bị trong trường hợp sau: GVCN và ban đại diện hội CMHS gặp gỡ, trao đổi các nội dung chuẩn bị cho phiên họp chính thức.
+ Họp bổ sung trong trường hợp sau: phiên họp chính thức có thể vắng mặt vài ba phụ huynh. Thay vì liên lạc trực tiếp của từng phụ huynh, GVCN có thể tổ chức online cho các phụ huynh vắng mặt để trao đổi các nội dung chính một cách ngắn gọn nhất.
- Về nội dung họp phụ huynh
Chúng tôi vẫn tiến hành các nội dung như một giáo án thông thường, và một số nội dung đổi mới, đa dạng để phong phú hơn. Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi tập trung nhiều vào các điểm mới.
*Phiên họp phụ huynh đầu năm học
Nội dung thứ nhất: Giới thiệu GVCN và làm quen phụ huynh
Đây là nội dung đặc trưng của phiên họp phụ huynh đầu năm. Nhưng theo kinh nghiệm, chúng tôi xây dựng thành nội dung giao lưu giữa GVCN và toàn thể cha mẹ HS cho các phiên họp khác. Nội dung này chúng tôi sẽ nhấn mạnh ở phần sau.
Nội dung thứ hai: Thông báo và trao đổi với phụ huynh về chương trình học, kế hoạch hoạt động của nhà trường và của lớp trong năm học, về cách đánh giá học sinh.
GVCN giới thiệu cho CMHS về mục tiêu giáo dục của khối lớp, đặc điểm của chương trình học và các yêu cầu học tập cơ bản đối với học sinh trong năm học để giúp CMHS hình dung được những điều con em họ sẽ phải thực hiện trong năm học, trong học kì tới. Đồng thời GVCN trình bày kế hoạch hoạt động của lớp chủ nhiệm.
Sau phần trình bày của giáo viên, nên tổ chức trao đổi về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của năm học, kế hoạch hoạt động của lớp và cách CMHS tham gia hợp tác với nhà trường, GVCN; tổ chức, quản lí, giúp đỡ con em học ở nhà. Nội dung này là phần chính của buổi họp nên cần dành một khoảng thời gian ưu tiên, GVCN có thể chuẩn bị trước một số câu hỏi để định hướng sự bàn luận của CMHS. GVCN cần hướng thảo luận của CMHS về đặc điểm của HS và những phương pháp tác động phù hợp với các em.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính này, GVCN cần đổi mới cách tổ chức triển khai và thảo luận. Chúng tôi đã áp dụng những đổi mới của bản thân và thu được kết quả mong đợi. Đó là thu hút sự đóng góp của học sinh vào nội dung buổi họp theo các cách sau:
– Cho học sinh trang trí phòng họp theo định hướng của giáo viên và mong muốn của các em.
– Cho học sinh chia sẻ với hội nghị về những mong đợi của các em với cha mẹ, thầy cô. Cách chia sẻ có thể là gửi những thông điệp ngắn gọn trên bảng lớp. Một cách khác là học sinh tự xây dựng video clip, các em có thể có nhiều hình thức giới bộc lộ bản thân cho bố mẹ hiểu.
Những lời chia sẻ của con |
Nhưng ấn tượng và gây xúc động với toàn thể CMHS là khi họ nhận được những bức thư của con gửi cho bố mẹ từ tay cô giáo. Những bức thư gửi gắm suy nghĩ, nguyện vọng về mục tiêu cần đạt được trong học kì, trong năm học và mong muốn của HS được bố mẹ thấu hiểu, chia sẻ, giúp đỡ. Rất nhiều phụ huynh đã khóc khi đọc thư con trong phiên họp đầu năm.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]