SKKN Biện pháp xây dựng hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp để góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT0359 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 353 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường TH &THCS Vĩnh Khang |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường TH &THCS Vĩnh Khang |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Biện pháp xây dựng hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp để góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.
1.1. Sinh hoạt lớp gắn với chủ đề
1.2. Sinh hoạt lớp với trò chơi
1.3. Sinh hoạt lớp với “Tình huống giả định”
1.4. Sinh hoạt lớp với những câu chuyện kể
1.5. Đọc sách trong tiết sinh hoạt lớp
Mô tả sản phẩm
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP
1. Tên báo cáo biện pháp:
Biện pháp xây dựng hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp để góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS
2. Tác giả:
– Họ và tên: ……..Nam (nữ):
– Trình độ chuyên môn:
– Chức vụ, đơn vị công tác:
– Điện thoại: ……Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp.
Trong trường trung học cơ sở, giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người thay mặt Hiệu trưởng, Hội đồng nhà trường quản lý giáo dục toàn diện học sinh ở một lớp. Một giáo viên có thể dễ dàng thực hiện tốt một tiết dạy chuyên môn của mình nhưng lại tự cảm thấy thật khó để hoàn thành tốt một tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp.
Trong thời gian gần đây, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường được quan tâm nhiều hơn. Mặc dù không được bố trí thành một môn học riêng, nhưng cơ hội thực hiện giáo dục kĩ năng sống rất nhiều, rất đa dạng và có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi ngay cả trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần do giáo viên chủ nhiệm đảm nhận. Sinh hoạt lớp là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Chính thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em học sinh có thể bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá, nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. Các học sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên gắn bó với học sinh trong một cộng đồng thu nhỏ để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà trường, lớp học. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong đời sống tập thể. Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em phải được vừa học vừa chơi, được thể hiện khả năng của mình…
Nếu như các bộ môn văn hóa đều có chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo…, thì bộ môn sinh hoạt lại không có một tài liệu hướng dẫn cụ thể nào. Vài năm gần đây, việc thiết kế giáo án sinh hoạt lớp đã được triển khai đến các nhà trường, các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm. Như vậy, nội dung và cách thức cơ bản để tiến hành giờ sinh hoạt lớp đã được thống nhất trong các nhà trường. Tuy nhiên việc thực hiện ở mỗi nơi, mỗi giáo viên…, vẫn có sự khác biệt. Vì nhiều lí do khác nhau, lâu nay trong các nhà trường thường chỉ chú trọng đến các giờ dạy văn hóa mà chưa quan tâm đúng mức đến việc quản lí, tổ chức, dạy và học tiết sinh hoạt. Phần lớn các em học sinh cũng không có nhận thức đúng đắn về vai trò của giờ học này. Chính vì thế thái độ học tập của các em chưa tích cực, đặc biệt không mấy hứng thú.
Qua những năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm nhằm làm tốt công tác của một người giáo viên chủ nhiệm lớp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chủ nhiệm lớp và giúp lớp có những thành tích đáng tự hào, kết quả rèn luyện của lớp được học sinh, phụ huynh và nhà trường ghi nhận. Vì thế tôi mạnh dạn viết đề tài “Biện pháp xây dựng hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp để góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS” để chia sẻ với các đồng nghiệp.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
– Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường THCS…
– Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt lớp.
3. Mục đích nghiên cứu.
- Tăng hiệu quả giáo dục và tạo hứng thú cho học sinh trong giờ sinh hoạt lớp ở trường trung học cơ sở.
- Góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giúp học sinh có thể đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống, hoàn thiện bản thân mình hơn, trở thành những người công dân có ích cho xã hội.
- Góp phần xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
PHẦN NỘI DUNG
1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.
1.1. Sinh hoạt lớp gắn với chủ đề
Tổ chức cho học sinh sinh hoạt lớp theo một số chủ đề cụ thể như: Tôn trọng sự khác biệt, Sống để yêu thương, Tôi chọn sống trung thực, Trách nhiệm của học sinh đối với bản thân, gia đình và cộng đồng, Hợp tác trong hoạt động tập thể, Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc, Kỹ năng giải quyết xung đột trong cuộc sống, Lớp học hạnh phúc, Kỹ năng thiết lập mục tiêu của bản thân, Kỹ năng quản lý thời gian, Sử dụng mạng xã hội an toàn và hiệu quả…
Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về một số chủ đề hướng đến những ngày lễ lớn, ngày kỉ niệm trong năm học…
Tổ chức sinh hoạt lớp theo chủ đề là hình thức lựa chọn những chủ đề phù hợp cho học sinh thảo luận trong giờ chủ nhiệm. Nội dung chủ đề gắn với hoạt động chủ điểm tháng, gắn với những ngày kỉ niệm lớn, gắn với các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra ở địa phương, trong nước và trên thế giới…Nội dung chủ đề cũng có thể gắn với các hoạt động phong trào của lớp, các vấn đề liên quan đến hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức hay nảy sinh mâu thuẫn…của học sinh trong lớp chủ nhiệm. Nội dung các chủ đề đó gần gũi, thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, phù hợp với hoạt động thực tiễn của nhà trường.
Về hình thức có thể tổ chức đa dạng như cho học sinh đóng hoạt cảnh liên quan đến chủ đề, đưa ra các tình huống liên quan đến vấn đề cho các nhóm, tổ thảo luận. Tổ chức các hình thức cuộc thi tìm hiểu theo chủ đề giữa các tổ: Thi trả lời gói câu hỏi, giải ô chữ, hùng biện…
Qua hình thức này giáo viên rèn luyện cho học sinh kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng hợp tác, chia sẻ …
Ví dụ: Vào đầu năm học khi mới bước vào lớp chủ nhiệm, giáo viên phát hiện có hai em học sinh Nam và Hùng có biểu hiện bức xúc, trong suốt buổi học các em có những lời qua tiếng lại không hay, xử sự không chuẩn mực. giáo viên rất không hài lòng về hai em nhưng vẫn đợi đến cuối buổi học giáo viên gọi một số bạn trong lớp và hỏi về hai em. Qua trao đổi giáo viên biết được giữa hai em xảy ra mâu thuẫn do có sự khác biệt về ngoại hình. Hùng thấy Nam quá gầy, nhỏ so với lứa tuổi lại hơi chậm chạp nên gọi Nam là “Thằng thiểu năng toàn phần”. Nam bức xúc nói lại Hùng là “Loại đột biến” – vì Hùng lại rất cao và tóc lại xoăn. Bị gọi trả như vậy Hùng đã không kiềm chế được cảm xúc lao vào định đánh Nam. Lúc đó may có các bạn trong lớp can ngăn nếu không đã xảy ra xô xát đánh nhau. giáo viên nhận thấy, mâu thuẫn nảy sinh do các em thiếu KN giao tiếp ứng xử, KN điều chỉnh và quản lý cảm xúc, do các em chưa biết tôn trọng sự khác biệt. giáo viên cũng nhận thấy trong lớp chủ nhiệm, có nhiều em có những sự khác biệt về: ngoại hình, hoàn cảnh, tôn giáo…Từ đó giáo viên có kế hoạch sẽ giáo dục những KN giao tiếp ứng xử, KN điều chỉnh và quản lý cảm xúc…cho học sinh thông qua chủ đề “Tôn trọng sự khác biệt”. Đầu tiết sinh hoạt lớp, trong phần nhận xét đánh giá, giáo viên sẽ đề cập đến vấn đề xảy ra và để cho hai học sinh trao đổi về sự việc. Sau đó thông qua chủ đề giáo dục giáo viên sẽ giúp cho học sinh nhận ra sự khác biệt cần được tôn trọng như thế nào. Đến phần thực hành, vận dụng, giáo viên yêu cầu hai học sinh có hành động hoặc cử chỉ, lời nói với nhau để thể hiện việc mình biết tôn trọng sự khác biệt. Nam và Hùng đã lên bảng và thể hiện bằng hành động nắm chặt lấy tay nhau và nhìn về một hướng. Tiết SH vì vậy diễn ra rất thú vị nhưng cũng rất xúc động. Những ngày sau không chỉ Nam và Hùng mà nhiều học sinh trong lớp biết tôn trọng nhau hơn, không để xảy ra những sự việc ảnh hưởng đến hòa khí và tinh thần đoàn kết của lớp.
Hình ảnh: Nam và Hùng thực hành vận dụng tiết SH “Tôn trọng sự khác biệt”
1.2. Sinh hoạt lớp với trò chơi
Những trò chơi như: Nếu tôi là cán bộ lớp, chiếc hộp mơ ước, điều tôi muốn nói, đuổi hình bắt chữ, tam sao thất bản…Qua hình thức này giáo viên rèn luyện cho học sinh : kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng hợp tác, chia sẻ, kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông.
Trò chơi: Nếu tôi là cán bộ lớp
Như đã nói, tiết sinh hoạt lớp là nhằm đánh giá, tổng kết những gì đã thực hiện trong tuần với những ưu điểm cần phát huy, những tồn tại cần khắc phục.
Ví dụ: Em Lớp trưởng sẽ biết phối hợp với các lớp phó để theo dõi, nắm bắt tình hình chung của cả lớp về học tập, nề nếp, các hoạt động khác. Hàng tuần, báo cáo với giáo viên chủ nhiệm. Hay em lớp phó phụ trách các Ban Thư viện, Văn nghệ , Sức khỏe – Vệ sinh sẽ phối hợp với các bạn mình phụ trách theo dõi, giúp đỡ, đánh giá, nhận xét tình hình về kiểm soát, mượn, ủng hộ truyện; tham gia văn nghệ trường, lớp, Đoàn phát động; lao động vệ sinh trường, lớp; vệ sinh cá nhân của các bạn cùng các trưởng ban nhắc nhở vệ sinh, nề nếp lớp, sức khỏe. Cuối tuần, tổng hợp báo cáo với Lớp trưởng. Ngay cả một thành viên trong ban học tập được giao nhiệm vụ kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập cũng phải biết theo dõi việc chuẩn bị đồ dùng học tập của các bạn như thế nào để cùng với Trưởng ban và các bạn trong ban học tập nhận xét việc học tập của lớp trong tuần qua.
Ví dụ: Sau khi đánh giá tình hình chung, thông qua kết quả các mặt thi đua đã đạt được và chưa đạt được trong tuần và đưa ra chương trình hành động trong tuần tới trên tất cả các mặt, Bí thư có thể lấy ý kiến các bạn trong lớp (bằng trò chơi: Nếu tôi là cán bộ lớp! ) với câu hỏi: nếu bạn là cán bộ lớp bạn sẽ đưa ra chương trình hành động hay bổ sung thêm nội dung gì vào chương trình hành động trong tuần tới không? Từ các ý kiến đó, nếu hợp lý và thiết thực sẽ bổ sung vào kế hoạch.
Bên cạnh đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh ghi chép cụ thể, cập nhật kịp thời để phần nhận xét, đánh giá đảm bảo tính chính xác. Mặt khác, giáo viên cũng không được giao phó hoàn toàn cho các em mà cần theo dõi để giúp đỡ kịp thời, giúp các em hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Như vậy, khi mỗi em đều biết việc mình cần làm và thực hiện được nhiệm vụ của mình thì các em sẽ chú ý nhiều hơn trong giờ sinh hoạt lớp và tích cực tham gia trao đổi ý kiến với các bạn. Tuy nhiên việc giao nhiệm vụ cần dựa trên khả năng của mỗi em để nhiệm vụ được giao phù hợp với từng em, phát huy được năng lực của mỗi em. Giáo viên cũng cần linh hoạt cho các em thực hiện luân phiên các nhiệm vụ để các em nắm được toàn diện hơn các mặt hoạt động của lớp. Có như vậy mới không gây nhàm chán và phát huy được tính tích cực của các em khi tham gia hoạt động tập thể cuối tuần này.
Giáo viên chủ nhiệm tổng hợp lại những mong muốn, suy nghĩ, tâm tư và nguyện vọng của các học sinh. Từ đó giáo viên đưa ra lời nhận xét về những điều mà các em đang cần và đang quan tâm, những mơ ước và hoài bão của các em học sinh.
Với trò chơi này, học sinh được mạnh dạn nêu lên những suy nghĩ, mong muốn của mình. giáo viên cũng có cơ hội thấu hiểu học sinh, từ đó đề ra biện pháp dạy học và giáo dục phù hợp.
Tuy nhiên, giáo viên không nên sa đà vào việc tổ chức các trò chơi mang tính giải trí đơn thuần, sẽ làm sai lệch mục đích của việc lồng ghép nội dung giáo dục trong giờ sinh hoạt. giáo viên phải chuẩn bị trước và tham khảo thêm các trò chơi cho phù hợp, thay đổi nội dung và phương thức sinh hoạt.
Việc tổ chức trò chơi cũng khiến lớp ồn ào, gây ảnh hưởng lớp kế bên. Vì vậy Ban giám hiệu cần tổ chức tiến hành sinh hoạt đồng thời tất cả các lớp và hãy chấp nhận sự ồn ào có định hướng chứ không phải ồn ào mất trật tự.
Trò chơi: “Chiếc hộp mơ ước”, “Mong muốn, hi vọng, quan tâm”….
Theo kế hoạch đề ra của lớp, mỗi tháng sẽ tổ chức một trò chơi nhằm phát hiện tài năng, rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin cho học sinh trong lớp
– Ví dụ: Tháng 03 lớp đề ra trò chơi “chiếc hộp mơ ước”:
+ Các bạn trong lớp sẽ ghi mơ ước của mình và bỏ vào hộp
+ Giáo viên chủ nhiệm hoặc 1 bạn trong lớp tổ chức trò chơi sẽ bốc thăm những lá thăm trong hộp
+ Mời những bạn trúng thăm sẽ thực hiện mơ ước của mình trước lớp.
1.3. Sinh hoạt lớp với “Tình huống giả định”
Bước ra xã hội với nhiều mối quan hệ cùng với áp lực cuộc sống, nếu học sinh không có kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc, kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng hợp tác, chia sẻ có thể dẫn đến xảy ra những sự việc đáng tiếc hoặc gặp những khó khăn, thất bại. Để giúp các em rèn luyện những kĩ năng đó, trong giờ Sinh hoạt lớp giáo viên có thể đặt ra một số tình huống giả định, để các em hóa thân vào những nhân vật trong tình huống đó, yêu cầu các em có thể đưa ra cách giải quyết tình huống mà các em cho là hợp lí và tốt đẹp nhất. Sau đó giáo viên và các học sinh trong lớp sẽ cùng trao đổi, chia sẻ và rút ra bài học kinh nghiệm. giáo viên có thể mời phụ huynh học sinh cùng tham gia một số buổi Sinh hoạt lớp và trực tiếp cùng con mình tham gia vào một số tình huống. Kinh nghiệm sống và việc hiểu tâm lí con em mình của phụ huynh sẽ hỗ trợ hiệu quả cho giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Ví dụ: Qua sự việc đau lòng nam sinh cấp 3 ở Hà Nội trèo qua ban công căn hộ ở tầng 28 rồi nhảy xuống tự tử vào rạng sáng ngày 1 tháng 4, giáo viên sẽ mời 1 phụ huynh và 1 học sinh tham gia tình huống: Nếu trong tình huống đó, cả con và bố sẽ lựa chọn cách giải quyết như thế nào để không đi đến kết cục đau lòng như vậy? Hoặc giáo viên cũng có thể đặt ra tình huống nếu con không thể lựa chọn cách nói chuyện trực tiếp với bố mẹ thì con hãy viết thư. giáo viên sẽ mở bài hát “Nhật kí của mẹ”, giáo viên cho học sinh vừa nghe bài hát vừa viết thư cho bố mẹ về điều con muốn giải bày: 1. Những điều con mong muốn ở bố mẹ, 2. Những áp lực của con, 3. Lời cảm ơn, lời hứa với bố mẹ…
Hình ảnh: Về tình huống giả định trong tiết Sinh hoạt lớp
1.4. Sinh hoạt lớp với những câu chuyện kể
Giáo viên chuẩn bị hoặc giao cho học sinh trong nhóm kĩ năng cần giáo dục chuẩn bị trước một câu chuyện có ý nghĩa. Sau khi kể yêu cầu học sinh rút ra những thông điệp, bài học cuộc sống. Qua hình thức này giáo viên rèn luyện cho học sinh kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân, kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp ứng xử…
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]