SKKN Một số giải pháp giảm căng thẳng, nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh trường trung học phổ thông
- Mã tài liệu: MP1227 Copy
Môn: | Kỹ năng sống |
Lớp: | 10.11,12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 498 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 74 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nghi Lộc 2 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 74 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nghi Lộc 2 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp giảm căng thẳng, nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh trường trung học phổ thông”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3 . Một số giải pháp từ phía giáo viên chủ nhiệm
2.3.1. Đổi mới giờ sinh hoạt lớp
2.3.2. Tổ chức các trò chơi trong các giờ giải lao
2.3.3. Tạo không gian lớp học thân thiện
2.3.4. Sử dụng các hình thức kỉ luật tích cực
2.3.5. Trợ giúp tâm lý cho học sinh bị căng thẳng
2.3.6. Khuyến khích, động viên học sinh tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể thao do nhà trường, đoàn trường tổ chức
2.3.7. Phối hợp với phụ huynh trong vấn đề giáo dục kỹ năng ứng phó căng thẳng cho học sinh
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, con người bị cuốn theo nhịp sống hối hả, sôi động. Trong nhịp sống ấy, không ít người cảm thấy mình đang phải chịu nhiều áp lực tâm lý và tinh thần nặng nề. Những áp lực này đóng góp không nhỏ vào trạng thái căng thẳng ở con người trong xã hội hiện đại. Căng thẳng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng với các mức độ khác nhau và có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Ở mỗi độ tuổi sẽ chịu những nguyên nhân gây căng thẳng khác nhau và bởi vậy cũng cần những giải pháp giảm thiểu căng thẳng khác nhau.
HS THPT là những người ở độ tuổi mới lớn nhưng các em đã phải đối mặt với không ít những khó khăn, một mặt do những thay đổi lớn về tâm sinh lí lứa tuổi, và mặt khác, do phải đáp ứng với những nhiệm vụ, yêu cầu của sự phát triển (áp lực học tập, thi cử, mở rộng quan hệ bạn bè cùng giới, khác giới, định hướng nghề nghiệp…). Đây là một trong những giai đoạn phát triển có nguy cơ bị căng thẳng rất cao. Bên cạnh đó, xã hội hiện đại ngày nay với tốc độ phát triển như vũ bão đòi hỏi con người phải toàn diện và năng động hơn. HS sống trong thời kỳ này cũng phải gánh chịu rất nhiều căng thẳng gây ảnh hưởng không nhỏ đến học tập và cuộc sống.
Việc phối kết hợp giữa BGH nhà trường, Đoàn thanh niên và GVCN là một yêu cầu không thể thiếu trong việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho HS nhất là HS THPT. Việc phối kết hợp này cũng góp phần quan trọng vào việc giảm căng thẳng, nâng cao chất lượng học tập cho HS của nhà trường. Công tác phối kết hợp giữa BGH, Đoàn thanh niên và GVCN càng chặt chẽ, nhuần nhuyễn thì càng mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục HS.
Vấn đề căng thẳng đã được nhiều các tác giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu với các cách tiếp cận khác nhau trên những đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về căng thẳng trên HS THPT chưa nhiều. Đặc biệt, việc tìm những giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm giảm căng thẳng, nâng cao hiệu quả học tập cho HS THPT chưa được chú ý nghiên cứu một cách bài bản. Việc nghiên cứu đưa ra những giải pháp ứng phó với căng thẳng ở HS THPT chắc chắn sẽ mang lại ý nghĩa về mặt lí luận cũng như thực tiễn.
Vì lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp giảm căng thẳng, nâng cao hiệu quả học tập cho HS THPT Trường THPT Nghi Lộc 2”, nhằm phát hiện các nguyên nhân gây căng thẳng, mô tả những biểu hiện căng thẳng ở các em lứa tuổi này, chỉ ra ảnh hưởng của tình trạng căng thẳng học sinh THPT từ đó đưa ra một số giải pháp giảm căng thẳng cho cho các em với mong muốn hình thành, phát triển cho các em những kỹ năng cần thiết nhằm biết cách giữ được sự cân bằng, bình tĩnh đối mặt cũng như vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Đảm bảo cho các em khỏe cả về thể chất lẫn tâm lý, từ đó nâng cao chất lượng sống và học tập, góp phần phát triển phẩm chất năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về căng thẳng trên HS THPT từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm giảm căng thẳng, nâng cao hiệu quả học tập cho HS THPT
- Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lí luận về căng thẳng của học sinh THPT
3.2. Tiến hành khảo sát, điều tra, phân tích tình trạng căng thẳng của học sinh THPT thông qua đánh giá chủ quan của các em về: các tác nhân gây căng thẳng, các biểu hiện của căng thẳng, mức độ căng thẳng và sử dụng các cách ứng phó với căng thẳng của học sinh THPT hiện nay.
3.3. Tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau có liên quan đến mức độ căng thẳng của học sinh THPT
3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm các giải pháp đưa ra để kiểm nghiệm tính hiệu quả và tính khả thi của những vấn đề mà đề tài đưa ra.
- Đối tượng, phạm vi và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu, đánh giá căng thẳng của học sinh THPT ở các khía cạnh: Biểu hiện, mức độ, trường độ, các tác nhân gây căng thẳng, các giải pháp từ phía BGH, Đoàn trường và GVCN nhằm giúp HS ứng phó với căng thẳng, nâng cao hiệu quả học tập.
4.2 Khách thể nghiên cứu: Học sinh Trường THPT Nghi Lộc 2.
- Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến căng thẳng nói chung và căng thẳng của HS THPT nói riêng.
Nghiên cứu các giải pháp nhằm giúp HS THPT ứng phó với căng thẳng, nâng cao hiệu quả học tập.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp điều tra, khảo sát
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm
5.3. Phương pháp thống kê toán học
Phân tích, tính toán, thống kê kết quả khảo sát và thực nghiệm qua phiếu điều tra từ đó rút ra kết luận và đưa ra ý kiến đề xuất.
- Những tính mới, đóng góp mới của đề tài
– Qua khảo sát, có một số công trình nghiên cứu đề cập đến căng thẳng của HS THPT nhưng chưa và cần có những giải pháp đồng bộ các bộ phận, tổ chức trong nhà trường của BGH, Đoàn trường và GVCN nhằm giảm căng thẳng, nâng cao hiệu quả học tập cho HS THPT.
– Đề tài đã nghiên cứu về thực trạng căng thẳng và ứng phó với căng thẳng của HS ở trường THPT 2, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Từ đó, đưa ra các giải pháp từ phía BGH, Đoàn trường và GVCN nhằm giúp các em giảm căng thẳng, nâng cao hiệu quả học tập.
– Đề tài là nguồn tư liệu để các GV có thể tham khảo, đưa vào áp dụng trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và thông qua kết quả thực nghiệm có đối chứng để kiểm chứng tính khả thi của đề tài.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]